Đánh cắp ý tưởng là tập hợp những bí quyết độc đáo và hay nhất, là kinh nghiệm 30 năm về lĩnh vực marketing của Steve Cone - Giám đốc điều hành Quản lý thương hiệu và marketing của Ngân hàng Đầu tư và quản lý tài sản của Citigroup.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 bí mật marketing nên “đánh cắp” ngay
10 bí mật marketing nên “đánh cắp” ngay
Đánh cắp ý tưởng là tập hợp những bí quyết độc đáo và hay nhất, là kinh
nghiệm 30 năm về lĩnh vực marketing của Steve Cone - Giám đốc điều hành
Quản lý thương hiệu và marketing của Ngân hàng Đầu tư và quản lý tài sản
của Citigroup.
Steve Cone đã từng làm việc cho Key Corp, CitiBank, American Express. Hiện
ông là Giám đốc điều hành quản lý thương hiệu và marketing cho Ngân hàng Đầu
tư và quản lý tài sản của Citigroup.
Hơn 30 năm kinh nghiệm, Steve Cone đã tạo một chỗ đứng uy tín trong lĩnh vực
quản lý marketing. Những bí quyết độc đáo và hay nhất về lĩnh vực marketing của
ông được tập hợp trong cuốn 'Steal These Ideas' - Đánh cắp ý tưởng.
Đánh cắp ý tưởng - Nguyên tác: Steal These Ideas! - Tác giả: Steve Cone - Dịch
giả: Vũ Hương, Lan Nguyên, Nguyễn Nam Trung - Nhà xuất bản Trẻ 2006
Bản nghe dành cho thiết bị di động
1. Ba bí mật quyết định sự thành công của một chiến dịch marketing
Một chiến dịch marketing thành công hội đủ ba yếu tố quan trọng: sức lôi cuốn,
nội dung mới lạ, động lực thúc đẩy khách hàng hành động.
Một mẫu quảng cáo thành công phải đạt được các mục tiêu: Thứ nhất, tạo động lực
thúc đẩy cho đội quân của bạn, nghĩa là tạo sự phấn khích trong nội bộ nhân viên.
Thứ hai, nhắn nhủ với khách hàng hiện tại về tầm quan trọng của họ và tạo thêm
khách hàng mới. Thứ ba, thu hút nhân tài từ đối thủ cạnh tranh. Và thứ tư, tăng
cường hình ảnh quảng bá tích cực cho công ty và xây dựng thương hiệu.
2. Thế nào là thương hiệu? Điều gì tạo nên sự thành công cho thương hiệu?
Quản lý thương hiệu ra sao?
Thương hiệu là một cá nhân, một nơi chốn, hay một vật thể có thể nhận biết được.
Vấn đề chủ yếu trong việc xây dựng thương hiệu là tính đặc thù và sự khác biệt.
Các thương hiệu nổi tiếng thường chỉ được miêu tả bằng một hoặc hai từ, kết hợp
logo của công ty hoặc khẩu hiệu đơn giản. Nếu biểu tượng của bạn độc đáo đến nỗi
không cần phải giải thích gì thêm thì bạn đã thành công trong hoạt động marketing.
Quản lý thương hiệu chỉ bao gồm bốn yếu tố: 1/ Ưu thế sản phẩm độc đáo có tính
thuyết phục; 2/ Hình tượng thương hiệu thu hút sự chú ý; 3/ Sản phẩm có độ tin
cậy cao và mang tính mới lạ; 4/ Hoạt động quảng cáo tổng hợp và dễ nhớ.
3. Cách tạo nên một ưu thế sản phẩm độc đáo (USP)
Bất kỳ công ty nào cũng cần có một ưu thế sản phẩm độc đáo (USP: Unique
Selling Proposition) thể hiện dưới dạng một tôn chỉ kinh doanh ngắn gọn hay một
khẩu hiệu gây ấn tượng, cũng có thể là phần trình bày trực quan về sản phẩm hay
dịch vụ.
Thông thường, mọi vấn đề chỉ xoay quanh một ý tưởng to tát nào đó, đôi khi có
những ý tưởng rõ ràng đến nỗi bạn khó nhận biết được sức mạnh tiềm năng của nó.
Nhưng USP hay nhất thường được tạo ra một cách tình cờ, có những lúc quan sát
cách đối thủ cạnh tranh định vị sản phẩm của họ, bạn nảy ra một ý tưởng mới hoàn
toàn khác biệt, điều quan trọng là bạn phải nắm bắt những ý tưởng xuất hiện bất
chợt ấy. Quảng cáo rượu Rum của công ty Meyer’s là: “Old and Not improved”
(Cũ và chưa từng được cải tiến). Hoàn toàn khác biệt và thật sự độc đáo!
4. Ba cách xây dựng một nhân vật đại diện nổi bật và dễ nhớ cho doanh
nghiệp
Một nhân vật đặc biệt sẽ có tác động đáng kể trong chiến lược quảng cáo. Nhân vật
đại diện này có thể là người của công ty hoặc thuê những người nổi tiếng. Người
đó thật sự yêu thích và hiểu rõ sản phẩm hay dịch vụ mà họ sẽ quảng bá, họ cảm
thấy thoải mái trong mọi tình huống giao tiếp, kể cả những buổi phỏng vấn với báo
chí và những buổi họp mặt nhân viên, có giọng nói hay và truyền cảm, lôi cuốn
mọi người ở tất cả các lứa tuổi, và chấp nhận quảng bá trên phương tiện truyền
thông.
Có thể dùng nhân vật tưởng tượng do diễn viên đóng vai, có thể dùng nhân vật
hoạt hình, đương nhiên phải phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
Những nhân vật đã qua đời vẫn có thể làm hình ảnh đại diện. IBM đã sử dụng hình
ảnh Charlie Chaplin để quảng cáo dòng sản phẩm máy tính cá nhân trong thập niên
1980.
5. Phải thấy được mới có thể đọc được
Bạn phải làm sao để mẫu quảng cáo của công ty được mọi người đọc và phản hồi.
Muốn thế, bạn phải chú ý đến phông chữ, cách trình bày, cách in ấn và thiết kế.
Màu sắc của mẫu quảng cáo cũng rất quan trọng. Phải tránh bất kỳ màu sắc nào mà
bạn thấy trong phòng tắm như màu be, xanh lá cây nhạt hoặc xanh dương. Sự phối
hợp màu tương phản hiệu quả nhất giúp khách hàng dễ đọc, như Công ty Western
Union đã kết hợp khéo léo chữ đen trên nền vàng.
6. Sự quan trọng và hiệu quả của cuốn brochure
Trên trang bìa của cuốn brochure có thể in hình ảnh của một nhân vật nào đó như
người đại diện, sếp, hay một khách hàng, một chuyên gia sẽ được thể hiện nổi bật
trong cuốn brochure, cùng với những điểm tạo ấn tượng. Ở bìa trong tóm tắt những
nội dung chính một cách dễ đọc. Các trang bên trong, bạn hướng dẫn độc giả cần
phải làm gì với đường dây nóng, địa chỉ website… Nội dung được thể hiện dưới
hình thức hỏi đáp gây cảm giác tò mò và hứng thú. Bạn phải suy nghĩ và trình bày
như một tờ tạp chí, nghĩa là sử dụng hình ảnh người thật, việc thật, luôn có ghi chú
dưới những bức ảnh, viết ngắn gọn, khúc chiết. Ở bìa sau ghi tên người liên hệ và
địa chỉ công ty thật rõ ràng.
7. Những câu slogan quảng cáo sống mãi với thời gian
Câu slogan thành công luôn mang tính đặc thù, phản ánh đặc điểm, hình ảnh
thương hiệu, ngành nghề của công ty. Yếu tố khác của slogan là phải ấn tượng, tạo
sự phấn khích, có âm điệu dễ nhớ để nó sống mãi với thời gian. Việc quyết định
thay đổi slogan cần phải xem xét kỹ và nghiêm túc.
Khi công ty có nhiều ngành nghề khác nhau, ta có thể sử dụng chung một câu
slogan và hãy giả định tầm hoạt động của công ty vượt khỏi biên giới quốc gia (dù
thực thế chưa phải vậy). Nếu bạn giới thiệu slogan trên truyền hình, để sinh động
hơn, hãy chạy 3 lần trên màn hình và nhấp nháy chữ theo thứ tự sau đó tan ra và
biến thành logo của công ty, sẽ để lại trong lòng khán giả một ấn tượng ...