Danh mục

10 cách để phòng bệnh tiểu đường

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.09 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, với những biện pháp duy trì lối sống lành mạnh, bạn có thể hoàn toàn tránh xa nguy cơ mắc phải nó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 cách để phòng bệnh tiểu đường 10 cách để phòng bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, với những biện pháp duy trì lối sống lành mạnh, bạn có thể hoàn toàn tránh xa nguy cơ mắc phải nó.1. Quản lý trọng lượngBéo phì là một trong các yếu tố nguy cơ cao nhất đối với bệnh tiểuđường loại 2. Vì vậy, bạn nên cố gắng duy trì một trọng lượngkhỏe mạnh. Theo ước tính, mỗi 20% trọng lượng tăng lên vượtmức lành mạnh, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường sẽ tăng gấpđôi. Các chuyên gia cho biết giảm 5% trọng lượng sẽ giúp phòngtránh nguy cơ bệnh tiểu đường tốt hơn. Do đó, bạn nên cố gắngduy trì trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh và ổn định.2. Thường xuyên vận độngLối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vậnđộng giúp cơ thể tăng cường sử dụng hormone insulin một cáchhiệu quả hiệu quả. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạngiảm cân, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.3. Tập thể dụcMột nghiên cứu ở Phần Lan phát hiện ra rằng những người tập thểdục khoảng 35 phút mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểuđường ít hơn 80% so với người không tập thể dục. Nguyên nhân làdo tập thể dục giúp tăng cường tiêu thụ insulin trong các tế bào vàgiúp di chuyển đường trong máu vào trong các tế bào. Theo mộtnghiên cứu khác cho phụ nữ tập thể dục nhiều hơn một lần mộttuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 30%.4. Ăn ít carbohydrateNhững người mắc bệnh tiểu đường vốn được chỉ định hạn chế ănnhiều carbohydrate. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng lượngcarbohydrate cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Đểngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển, bạn nên kiểm soát lượngthực phẩm chức carbohydrate một cách hợp lý.5. Hạn chế thức ăn nhanhThức ăn nhanh có chứa tinh bột tinh chế, đường, muối và nhiềuchất béo. Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoahọc Minnesota (Mỹ), 3.000 người cân nặng bình thường, trongnhóm tuổi từ 18 đến 30 đã được theo dõi chặt chẽ. Những người ănthức ăn nhanh nhiều hơn hai lần một tuần đã phát triển gấp đôi tỷlệ kháng insulin và tăng thêm 4,5kg trọng lượng so với nhữngngười ăn thức ăn nhanh ít hơn một lần một tuần. Do đó, thay vìthức ăn nhanh, bạn nên chọn các loại hạt hoặc trái cây cho cơnthèm ăn.6. Ăn nhiều chất xơNên làm phong phú chế độ ăn uống của bạn với các loại thực phẩmchứa nhiều chất xơ. Tránh hoặc giảm thiểu những thức ăn có tinhbột tinh chế. Lượng chất xơ cao và các sản phẩm ngũ cốc nguyênhạt giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Raucủ quả là thực phẩm nên có mặt hàng ngày trong thực đơn ăn uốngcủa gia đình bạn.7. Tránh thịt đỏ và thịt chế biếnThịt đỏ như thịt bò chứa cholesterol khá cao,có thể đặt bạn vàonguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn. Do đó, không nên quálạm dụng thịt đỏ. Một nghiên cứu cho biết phụ nữ ăn thịt đỏ hàngngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn 29% so vớiphụ nữ ăn ít hơn một lần một tuần. Tương tự như vậy, ăn thựcphẩm chế biến như hotdog làm tăng nguy cơ tiểu đường lên 43%.8. Dùng bột quếCác nhà khoa học tin rằng các hợp chất có trong bột quế có thểkích hoạt các enzyme kích thích hấp thụ insulin. Quế cũng giúplàm giảm cholesterol, triglyceride và các chất béo hiện diện trongmáu, do đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.9. Uống cà phêUống khoảng 4 đến 5 tách cà phê thực sự giúp giảm nguy cơ củabệnh tiểu đường đến 29 %. Các nhà nghiên cứu tại Harvard chobiết con số này sau khi nghiên cứu 126.210 phụ nữ uống cà phê.Các nhà khoa học cho rằng caffeine có thể giúp thúc đẩy quá trìnhtrao đổi chất. Ngoài ra, cà phê có chứa chất chống oxy hóa , kali vàmagiê giúp hấp thụ đường của các tế bào.10. Tránh căng thẳngStress cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu do nó làm tăngnhịp tim và tỷ lệ hô hấp của cơ thể. Vì thế, bạn nên thư giãn suốtcả ngày trong mọi hoạt động mà bạn tham gia. Bạn có thể áp dụngmột số kỹ thuật quản lý căng thẳng như yoga hay thiền định để bắtđầu ngày mới. Hít thở sâu bất cứ khi nào bạn bắt đầu thấy căngthẳng. Khi điều này trở thành thói quen, bạn có thể ngăn chặn sựxuất hiện của bệnh tiểu đường.Tất cả những người trên 45 tuổi, người trẻ có tiền sử gia đình vềbệnh tiểu đường cần kiểm tra lượng đường trong máu mỗi 2 năm 1lần. Bằng cách này, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừatích cực nếu có nguy cơ mắc các loại tiền tiểu đường.

Tài liệu được xem nhiều: