10 nguyên tắc lớn cho cuộc nói chuyện nhỏ (1)
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 143.50 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bất kỳ ai từng đi dự tiệc hay liên hoan đều biết rằng việc nói chuyện trong những buổi đó không dễ vì những âm thanh xung quanh. Mặt khác, việc trò chuyện với người lạ có thể gây lúng túng, không tự nhiên, thậm chí còn phiền hà. Tuy nhiên, chúng ta có thể điều khiển được nó với một nguyên tắc "vàng" - bạn không cần quá thông minh, chỉ cần thú vị và tinh tế. Nếu bạn bắt đầu bằng một vấn đề đơn giản, kể cả là những lời bình luận rõ ràng, nó cũng giúp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 nguyên tắc lớn cho cuộc nói chuyện nhỏ (1) 10 nguyên tắc lớn cho cuộc nói chuyện nhỏ (1) Bất kỳ ai từng đi dự tiệc hay liên hoan đều biết rằng việc nói chuyện trong những buổi đó không dễ vì những âm thanh xung quanh. Mặt khác, việc trò chuyện với người lạ có thể gây lúng túng, không tự nhiên, thậm chí còn phiền hà. Tuy nhiên, chúng ta có thể điều khiển được nó với một nguyên tắc vàng - bạn không cần quá thông minh, chỉ cần thú vị và tinh tế. Nếu bạn bắt đầu bằng một vấn đề đơn giản, kể cả là những lời bình luận rõ ràng, nó cũng giúp người nghe cảm thấy dễ chịu hơn. 10 nguyên tắc lớn sau bạn nên tham khảo: Chuẩn bị một chút ở nhà Nếu kỹ năng chuyện trò của bạn không được khá lắm thì bạn nên chuẩn bị trước từ nhà một số chủ đề để nói chuyện trước khi tới bữa tiệc. Nếu đã gặp chủ nhà trước đó, bạn nên nhớ những thứ liên quan tới cô ấy/anh ấy như niềm đam mê tennis hay một chuyến đi chơi nào đó có sự tham gia của cả hai người. Hoặc đơn giản với những người khách lạ khác, bạn có thể nói chuyện về những tin tức mới và nóng hổi trong ngày, phim ảnh hay sách truyện... Chào hỏi thích hợp Ôm hôn hay không? Thông thường một cái bắt tay chặt là an toàn và thích hợp trong mọi tình huống. Đối với các bữa tiệc mà đa số mọi người đều quen biết thì các nguyên tắc mềm dẻo hơn. Nói chung, cách tiếp đón, chào hỏi trong 1 buổi tiệc nên hợp người, hợp cảnh. Nhớ tên Những lời giới thiệu sẽ qua ngay vì tên tuổi chỉ được nhắc tới nhanh chóng trong màn chào hỏi nên bạn rất khó nhớ tên mọi người. Giải pháp ở đây là nói chậm và nhắc lại tên khách sau khi họ giới thiệu xong. Nếu người nào có tên hơi lạ một chút bạn nên dành thời gian để nhớ. Bạn có thể nói khéo: Xin lỗi anh. Để tôi đọc thử lại tên anh nhé. Tôi đọc như vậy đã đúng chưa nhỉ? Tương tự, nếu ai đó nói quá nhỏ bạn không nghe rõ, bạn có thể nhờ họ nhắc lại tên và sau đó giới thiệu tên mình một cách rõ ràng. Nếu bạn quên tên một ai đó, bạn nên kín đáo nhờ một người khác giúp đỡ hoặc lắng nghe trong cuộc nói chuyện để xem mọi người gọi anh ấy/cô ấy là gì. Nếu không ai nhớ rõ, bạn có thể tự làm điều đó. Đừng sợ và không nên cảm thấy kinh hãi. bạn có thể nói: Xin lỗi, thật không thể tin nổi mình lại đãng trí không nhớ tên bạn. Bạn có thể giới thiệu lại tên cho mình không?. Chuyện này là bình thường và bạn không phải lo ngại họ sẽ đánh giá bạn này nọ. Không nên ngăn cản làm mất hứng nói chuyện Hãy nên bắt đầu cuộc trò chuyện bằng việc giao cho người khác việc gì đó để làm nhưng đừng đặt ngay vào công việc nặng và khó. Ví dụ, nếu được hỏi bạn làm nghề gì, đừng đưa ra câu trả lời cụt lủn vì nó làm người hỏi buộc phải hỏi thêm nhiều câu hỏi nữa. Bạn nên thêm thắt vào câu trả lời của mình để dẫn dắt câu chuyện. Mở rộng đề tài nói chuyện Mọi người thích nói về bản thân nên hãy trở thành người lắng nghe tuyệt vời. Nếu bạn đang ở trong buổi triển lãm tranh, bạn có thể hỏi người kia xem họ thích bức tranh nào nhất. Sau đó, nếu bạn chưa từng gặp những người khách đó, bạn có thể hỏi về nghề nghiệp, sở thích... Nhưng bạn nên nhớ không nhất thiết khi tới triển lãm tranh thì những câu hỏi cũng phải liên quan tới hội hoạ. Bạn có thể nói chuyện về đôi giày hay món trang sức họ đang mang. Đôi khi, bạn hỏi về ý nghĩa mặt dây chuyền cô ấy đang đeo là thế nào hay chiếc vòng tay lạ anh này đeo cũng mở ra cho bạn vô số chủ đề để tiếp tục chuyện trò. (Theo Realsimple // VTV Đài truyền hình Việt Nam)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 nguyên tắc lớn cho cuộc nói chuyện nhỏ (1) 10 nguyên tắc lớn cho cuộc nói chuyện nhỏ (1) Bất kỳ ai từng đi dự tiệc hay liên hoan đều biết rằng việc nói chuyện trong những buổi đó không dễ vì những âm thanh xung quanh. Mặt khác, việc trò chuyện với người lạ có thể gây lúng túng, không tự nhiên, thậm chí còn phiền hà. Tuy nhiên, chúng ta có thể điều khiển được nó với một nguyên tắc vàng - bạn không cần quá thông minh, chỉ cần thú vị và tinh tế. Nếu bạn bắt đầu bằng một vấn đề đơn giản, kể cả là những lời bình luận rõ ràng, nó cũng giúp người nghe cảm thấy dễ chịu hơn. 10 nguyên tắc lớn sau bạn nên tham khảo: Chuẩn bị một chút ở nhà Nếu kỹ năng chuyện trò của bạn không được khá lắm thì bạn nên chuẩn bị trước từ nhà một số chủ đề để nói chuyện trước khi tới bữa tiệc. Nếu đã gặp chủ nhà trước đó, bạn nên nhớ những thứ liên quan tới cô ấy/anh ấy như niềm đam mê tennis hay một chuyến đi chơi nào đó có sự tham gia của cả hai người. Hoặc đơn giản với những người khách lạ khác, bạn có thể nói chuyện về những tin tức mới và nóng hổi trong ngày, phim ảnh hay sách truyện... Chào hỏi thích hợp Ôm hôn hay không? Thông thường một cái bắt tay chặt là an toàn và thích hợp trong mọi tình huống. Đối với các bữa tiệc mà đa số mọi người đều quen biết thì các nguyên tắc mềm dẻo hơn. Nói chung, cách tiếp đón, chào hỏi trong 1 buổi tiệc nên hợp người, hợp cảnh. Nhớ tên Những lời giới thiệu sẽ qua ngay vì tên tuổi chỉ được nhắc tới nhanh chóng trong màn chào hỏi nên bạn rất khó nhớ tên mọi người. Giải pháp ở đây là nói chậm và nhắc lại tên khách sau khi họ giới thiệu xong. Nếu người nào có tên hơi lạ một chút bạn nên dành thời gian để nhớ. Bạn có thể nói khéo: Xin lỗi anh. Để tôi đọc thử lại tên anh nhé. Tôi đọc như vậy đã đúng chưa nhỉ? Tương tự, nếu ai đó nói quá nhỏ bạn không nghe rõ, bạn có thể nhờ họ nhắc lại tên và sau đó giới thiệu tên mình một cách rõ ràng. Nếu bạn quên tên một ai đó, bạn nên kín đáo nhờ một người khác giúp đỡ hoặc lắng nghe trong cuộc nói chuyện để xem mọi người gọi anh ấy/cô ấy là gì. Nếu không ai nhớ rõ, bạn có thể tự làm điều đó. Đừng sợ và không nên cảm thấy kinh hãi. bạn có thể nói: Xin lỗi, thật không thể tin nổi mình lại đãng trí không nhớ tên bạn. Bạn có thể giới thiệu lại tên cho mình không?. Chuyện này là bình thường và bạn không phải lo ngại họ sẽ đánh giá bạn này nọ. Không nên ngăn cản làm mất hứng nói chuyện Hãy nên bắt đầu cuộc trò chuyện bằng việc giao cho người khác việc gì đó để làm nhưng đừng đặt ngay vào công việc nặng và khó. Ví dụ, nếu được hỏi bạn làm nghề gì, đừng đưa ra câu trả lời cụt lủn vì nó làm người hỏi buộc phải hỏi thêm nhiều câu hỏi nữa. Bạn nên thêm thắt vào câu trả lời của mình để dẫn dắt câu chuyện. Mở rộng đề tài nói chuyện Mọi người thích nói về bản thân nên hãy trở thành người lắng nghe tuyệt vời. Nếu bạn đang ở trong buổi triển lãm tranh, bạn có thể hỏi người kia xem họ thích bức tranh nào nhất. Sau đó, nếu bạn chưa từng gặp những người khách đó, bạn có thể hỏi về nghề nghiệp, sở thích... Nhưng bạn nên nhớ không nhất thiết khi tới triển lãm tranh thì những câu hỏi cũng phải liên quan tới hội hoạ. Bạn có thể nói chuyện về đôi giày hay món trang sức họ đang mang. Đôi khi, bạn hỏi về ý nghĩa mặt dây chuyền cô ấy đang đeo là thế nào hay chiếc vòng tay lạ anh này đeo cũng mở ra cho bạn vô số chủ đề để tiếp tục chuyện trò. (Theo Realsimple // VTV Đài truyền hình Việt Nam)
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bí quyết sống hạnh phúc gia đình giữ tình bạn tâm lý bạn trai tâm lý trẻ thơ tâm lý sống nghệ thuât sống tâm lý bạn gái văn hóa văn phòngTài liệu cùng danh mục:
-
3 trang 685 13 0
-
2 trang 388 9 0
-
7 quyết định làm nên thành công - nxb tri thức
68 trang 265 0 0 -
Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Thanh Bình
109 trang 244 3 0 -
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT
15 trang 234 0 0 -
Phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ: Phần 2
41 trang 207 0 0 -
Dạy con, có nên cầm tay chỉ việc?
3 trang 194 0 0 -
Tìm hiểu Thuật Xử Thế Của Người Xưa
15 trang 189 0 0 -
Những điều cần phải biết trên hành trang đời người
5 trang 188 0 0 -
Môi trường làm việc cho nhân viên - đôi điều cần nói!
6 trang 187 0 0
Tài liệu mới:
-
12 trang 0 0 0
-
7 trang 0 0 0
-
8 trang 0 0 0
-
91 trang 0 0 0
-
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối
76 trang 1 0 0 -
26 trang 0 0 0
-
238 trang 0 0 0
-
77 trang 0 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Những biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non
22 trang 0 0 0 -
66 trang 0 0 0