Danh mục

24 Nc 915 khảo sát việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong điều trị xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 300.48 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết khảo sát tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton, xác định hiệu quả, tính an toàn của thuốc và các yếu tố có liên quan đến nguy cơ xuất huyết tái phát trong vòng 72 giờ trên trên bệnh nhân XHTH trên do loét DDTT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
24 Nc 915 khảo sát việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong điều trị xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 24 Nc 915 KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Liên*, Đặng Nguyễn Đoan Trang* TÓM TẮT Mở đầu: Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) trên do loét dạ dày tá tràng (DDTT) là một bệnh cấp cứu thường gặp. Nội soi cầm máu là một biện pháp hiệu quả giúp cầm máu nhanh chóng. Tuy nhiên, sau nội soi cầm máu thành công vẫn còn khoảng 15% đến 20% bệnh nhân xuất huyết tái phát. Việc duy trì pH dịch vị trên 6 là điều kiện cần thiết để ổn định cục máu đông ở đáy ổ loét tránh nguy cơ tái phát. Nhóm thuốc ức chế bài tiết acid được khuyến cáo hàng đầu trong các hướng dẫn điều trị XHTH trên là nhóm ức chế bơm proton (PPI). Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton, xác định hiệu quả, tính an toàn của thuốc và các yếu tố có liên quan đến nguy cơ xuất huyết tái phát trong vòng 72 giờ trên trên bệnh nhân XHTH trên do loét DDTT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 101 bệnh nhân XHTH do loét DDTT từ 18 tuổi trở lên tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 1/10/2015 đến 31/7/2016. Các thông tin về bệnh nhân được thu thập từ hồ sơ bệnh án và từ bảng câu hỏi về tiền sử bệnh liên quan, tiền sử dùng thuốc kèm theo, đặc điểm bệnh lý. Kết quả: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 59,11 ± 17,97, tỷ lệ nam giới là 59,4%. Đa số bệnh nhân xuất huyết mức độ trung bình. Có 2 phác đồ được chỉ định, phác đồ liều thấp và phác đồ liều cao (53,5% và 46,5%). Esomeprazol được chỉ định nhiều nhất (84,1%) trong số 4 PPI (omeprazol, esomeprazol, pantoprazole và rabeprazol). Thời gian sử dụng PPI tiêm truyền trung bình của phác đồ liều thấp là 2,93 ngày, của phác đồ liều cao là 4,81 ngày. Số ngày nằm viện trung bình là 6,25. Tỉ lệ xuất huyết tái phát là 5,9%. Các biến cố bất lợi liên quan đến thuốc được ghi nhận thường nhẹ, không làm gián đoạn liệu trình điều trị. Có mối liên quan giữa nguy cơ xuất huyết tái phát với kích thước ổ loét khi phân tích hồi quy logistic đa biến (p = 0,016). Kết luận: Cần cân nhắc những trường hợp được chỉ định liều PPI cao hơn liều khuyến cáo trên thực hành lâm sàng và đánh giá các yếu tố liên quan với nguy cơ xuất huyết tái phát trên cỡ mẫu lớn hơn với các bệnh lý và thuốc dùng kèm được ghi nhận đầy đủ. Từ khóa: xuất huyết tiêu hóa trên, loét dạ dày tá tràng, thuốc ức chế bơm proton. ABSTRACT INVESTIGATION ON THE USE OF PROTON PUMP INHIBITORS IN UPPER GASTROINTESTINAL BLEEDING DUE TO PEPTIC ULCER AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER HOCHIMINH CITY Nguyen Thi Lien, Dang Nguyen Doan Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017: 100 - 105 Background: Upper gastrointestinal bleeding (UGIB) due to peptic ulcer is a common medical emergency. Endoscopic hemostasis is effective in controlling bleeding. However, rebleeding after successful endoscopic hemostasis still occurs in 15% to 20% of cases. Maintaining intragastric pH above 6 is necessary to stabilize the clot at the ulcer base to avoid the risk of recurrent hemorrhage. The most widely recommended acid secretion inhibitors for the treatment of UGIB are proton pump inhibitors (PPIs). * Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS Đặng Nguyễn Đoan Trang ĐT: 0909907976 Email: dtrangpharm@yahoo.com 208 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học Objectives: To investigate the use of PPIs, to assess effectiveness and safety of treatment with PPIs and to identify factors associated with the risk of recurrent bleeding among patients with UGIB due to peptic ulcer. Materials and methods: A descriptive cross-sectional study was conducted on 101 inpatients with UGIB due to peptic ulcer aged 18 or over admitted to the University Medical Center between October 01, 2015 and July 01, 2016. Data were collected from medical records and from a questionnaire on relevant medical history and pathological characteristics. Results: The mean age of the study population was 59.11 ± 17.97; 59,4% was male. The majority of patients experienced morerate bleeding based on Smetanikov classification. Two dosing regimens were applied including low-dose PPIs (53.3%) and high-dose PPIs (46.5%). Esomeprazole was the most common among 4 PPIs indicated (omeprazole, esomeprazole, pantoprazole and rabeprazole). The mean duration of treatment with low-dose and high-dose PPI infusion was 2.93 days and 4.81 days, respectively. The mean length of hospital stay was 6.25 days. The rate of recurrent ...

Tài liệu được xem nhiều: