Danh mục

25 sai lầm cổ điển hay gặp trong kinh doanh

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.59 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các nhà doanh nghiệp thường gặp phải rất nhiều loại rủi ro. Thất bại đau đớn nhất là những thất bại từ những rủi ro có thể đoán trước và hoàn toàn có thể tránh được. Tuy nhiên, cũng có những cái bẫy chết người không phải ai cũng có thể biết mà tránh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
25 sai lầm cổ điển hay gặp trong kinh doanh25 sai lầm cổ điển thường gặp trongkinh doanh. Các nhà doanh nghiệpthường gặp phải rất nhiều loại rủi ro. Thất bại đau đớn nhất là những thấtbại từ những rủi ro có thể đoán trước và hoàn toàn có thể tránh được.Tuy nhiên, cũng có những cái bẫy chết người không phải ai cũng có thểbiết mà tránh. Đó là những sai lầm theo kiểu lối mòn mà dù có tư duylôgic, sự nhạy cảm, và kinh nghiệm bạn vẫn cứ mắc phải.Dưới đây xin được nêu tên một số sai lầm điển hình mà các doanhnghiệp có quy mô nhỏ dễ gặp phải.1. Quá phụ thuộc vào một hoặc hai khách hàng.Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên xây dựng mối quan hệ tốt đẹp vớinhiều bạn hàng và đối tác để giảm thiểu sự lệ thuộc vào một số ít nhữngbạn hàng lớn.2. Có nhiều hơn hai người chịu trách nhiệm điều hành chính.Sai lầm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là thường có 2 hoặc 3 ngườicùng góp vốn kinh doanh và cùng điều hành công ty, không có sự phânchia quyền lực và trách nhiệm rõ ràng, mọi việc được quyết định trênnguyên tắc đồng thuận. Nhược điểm của cách tổ chức này là: công tykhông có người lãnh đạo duy nhất và cũng là người chịu trách nhiệm saucùng về mọi vấn đề, do đó mọi quyết định đưa ra không có hiệu quả, nếukhông nói đến những bất đồng nảy sinh từ những người đống sở hữu vàđiều hành công ty. Vì thế, các doanh nghiệp nhỏ cần lựa chọn một ngườiduy nhất có trách nhiệm điều hành chung cho cả công ty đồng thời chịutrách nhiệm chung về hoạt động của công ty. Người tổng giám đốc phảilà người có cổ phần lớn nhất và hưởng mức lương cao nhất.3. Nguyên tắc phân quyền 50-50.Quyền lực được phân chia đều cũng sẽ dẫn đến sự bế tắc trong công việcđiều hành.4. Quá chú trọng đến việc nghiên cứu sáng tạo ra sản phẩm mới.Nếu doanh nghiệp quá chú tâm đến việc nghiên cứu thì họ đã thất bạimất một nửa. Việc tạo ra sản phẩm mới là rất quan trọng, tuy nhiên việcquảng cáo và bán hàng mới là công việc phức tạp và cần thiết hơn nhiều.Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải biết đầu tư chocông việc xúc tiến bán hàng.5. Định giá quá thấp cho sản phẩm.Nếu doanh nghiệp định giá sản phẩm quá thấp hơn giá của đối thủ cạnhtranh thì sẽ gặp rắc rối về mặt luật pháp bởi bạn sẽ bị buộc tội làm xáotrộn thị trường và cạnh tranh không lành mạnh. Hơn nữa, bán sản phẩmvới giá quá thấp sẽ làm mất đi lòng tin tưởng của khách hàng về mặtchất lượng.6. Không huy động đủ vốn ban đầu để tiến hành kinh doanh.Cho dù bạn có rót thêm các nguồn vốn vay bên ngoài vào thì doanh thuvà lãi ròng vẫn không thể được như bạn mong đợi. Đừng bao giờ thànhlập doanh nghiệp khi bạn không thể huy động đủ số vốn bạn cần.7. Không dự được giai đoạn suy thoái của công tyCó ba nhân tố rất quan trọng quyết định tới nhu cầu về vốn của công tylà thời gian phát triển sản phầm, doanh thu và lãi ròng. Hầu hết các nhàdoanh nghiệp đều tỏ ra quá lạc quan về cả ba nhân tố trên. Hãy chú ý dựđoán thời kỳ suy thoái của công ty. Để tránh sai lầm trong việc dự đoán,hãy lập các kế hoạch chi tiết cho các hoạt động của công ty.8. Không theo sát tình hình thực tế của nền kinh tế.Nhiều nhà doanh nghiệp khi gặp thất bại thường đổ lỗi cho việc khôngcó đủ vốn. Tuy nhiên, sự lạc quan quá mức mới là nguyên nhân chính.Đừng bao giờ dự đoán mức lợi nhuận ròng 30% trong khi xét trên tìnhhình thực tế của nền kinh tế, mức lợi nhuận 10% đã được coi là thànhcông.9. Thiếu sự tập trungMột trong những tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp mới đượcthành lập là tài năng của người quản lý. Làm sao để có thể làm tốt ngaytừ đầu quả là một thử thách to lớn. Hãy vạch ra các cơ hội trước khi bạnquyết định được khu vực thị trường tốt nhất và loại sản phẩm công ty sẽkinh doanh.10. Tạo cơ hội cho kẻ trục lợiNếu không cẩn thận thì đối tác liên doanh của bạn, người cùng đầu tưvào công ty sẽ là những kẻ trục lợi, chỉ thường xuyên gây khó khăn chocông ty chứ không chú tâm làm việc cho công ty. Vì thế, trước khi lựachọn đối tác làm ăn, hãy tham khảo ý kiến của luật sư, các chuyên gia tưvấn tài chính và các ngân hàng. Bạn cũng có thể xin lời khuyên từ cácgiám đốc hàng đầu của các công ty nổi tiếng khác.11. Trang bị đồ đạc xịn ngay từ khi mới thành lập.Nếu ngay từ khi mới bắt tay vào kinh doanh, công ty của bạn đã đượcđặt ở những trụ sở có mức giá thuê đắt đỏ, được trang bị đồ đạc chấtlượng cao, trả lương cho nhân viên hậu hĩnh và có chi phí hành chínhcao ngất ngưởng thì khả năng thất bại của công ty đã khá rõ ràng.12. Đa dạng hoá kinh doanh trong những lĩnh vực chưa thật sự nắmrõ.Có rất nhiều lý do khiến các doanh nghiệp làm như vậy: sự thất bại khimới đầu tư vào một lĩnh vực, sự ảo tưởng về cơ hội kiếm tiền dẽ dànghơn, v…v…. Nếu bạn chưa biết thông tin gì về thị trường và môi trườngcạnh tranh ở đó thì bạn sẽ gặp rắc rối lớn nếu cứ tiếp tục đầu tư.13. ...

Tài liệu được xem nhiều: