3 nghịch lý trong cổ phần hóa
Số trang: 3
Loại file: doc
Dung lượng: 41.50 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam dù đang được tiến hành mạnh nhưng vẫn đang có ba nghịch lý tồn tại!”. Bài viết của PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng.
Cổ phần hóa có ba mục tiêu cơ bản: huy động vốn, thay đổi cơ chế quản lý, và quan trọng hơn: tìm được những ông chủ có trách nhiệm, đủ năng lực để Nhà nước giao doanh nghiệp cho họ cải tổ, phát triển. Hiểu được mặt tốt của cổ phần hóa, đặt ra mục tiêu rất đúng, nhưng mặt......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
3 nghịch lý trong cổ phần hóa 3 nghịch lý trong cổ phần hóa “Quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam dù đang được tiến hành mạnh nhưng vẫn đang có ba nghịch lý tồn tại!”. Bài viết của PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng. Cổ phần hóa có ba mục tiêu cơ bản: huy động vốn, thay đổi cơ chế quản lý, và quan trọng hơn: tìm được những ông chủ có trách nhiệm, đủ năng lực để Nhà nước giao doanh nghiệp cho họ cải tổ, phát triển. Hiểu được mặt tốt của cổ phần hóa, đặt ra mục tiêu rất đúng, nhưng mặt khác cách làm của chúng ta hiện nay lại lộ ra ba nghịch lý ngay trong chính nguyên tắc cổ phần hóa. Nghịch lý thứ nhất Nghịch lý thứ nhất là nghịch lý trong tư duy. Ta đã phải công nhận những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thường làm ăn không hiệu quả, muốn nó tốt lên, muốn tài sản nhà nước không mất đi, không còn cách nào khác là phải cải cách. Cải cách bao nhiêu kiểu rồi, hiệu quả đều không như mong muốn. Cuối cùng nhận ra chỉ còn con đường cổ phần hóa mới cứu được doanh nghiệp, cứu được nguồn vốn nhà nước, tăng được nội lực, sự năng động cho nền kinh tế. Nhưng dù cổ phần của nhà nước đang được bán cho những cá nhân, những tổ chức của một nhóm cá nhân nhưng chúng ta lại đang cho rằng cổ phần hóa không phải tư nhân hóa. Vậy cổ phần hóa là chuyển quyền sở hữu của nhà nước sang ai? Điều này chưa rõ. Tôi nghĩ nên thừa nhận trong cổ phần hóa có một phần là tư nhân hóa. Không chấp nhận điều này nên quá trình cổ phần hóa vẫn còn gượng gạo, nhiều nơi không thống nhất cách làm, dẫn đến tình trạng có địa phương hô hào về chủ trương nhưng khi tiến hành cổ phần hóa thì lại hạn chế. Nhiều hàng rào đã được lập ra: ai được cổ phần, có thời điểm ta chỉ cho những doanh nghiệp làm ăn yếu kém cổ phần hóa, còn những công ty có lãi thì không cho. Đến nay nhiều nơi vẫn bị ảnh hưởng tâm lý này. Nghịch lý này khiến tính toàn dân trong cổ phần hóa không đảm bảo vì không phải ai muốn mua cổ phần của Nhà nước cũng được trong khi tài sản nhà nước chính là tài sản của toàn dân. Nếu ta cứ giữ cổ phần chi phối để rồi cái cổ phần ấy nó không tăng lên thì đó là thất thoát khổng lồ tiếp theo. Có một ví dụ rất rõ về khả năng gom cổ phiếu để biến tài sản nhà nước thành tài sản của cá nhân trong cổ phần hóa. Đó là trường hợp ở một công ty xây dựng quận Ba Đình, Hà Nội. Ông giám đốc mới được chỉ định đến để tiến hành cổ phần hóa, sau khi tiến hành xong, buổi họp hội đồng quản trị đầu tiên ông đã... khóc khi người nhà của ông giám đốc cũ đến thông báo: anh sẽ được cho nghỉ việc. Lý do rất đơn giản, ông giám đốc cũ đã âm thầm tập hợp lực lượng gom cổ phiếu và đến thời điểm quyết định, ông gom được lượng cổ phần áp đảo: trên 35%. Sau câu tuyên bố xanh rờn “công ty giờ là của tôi”, hội đồng quản trị đã quyết định: cho vị giám đốc đại diện quyền sở hữu nhà nước... về nghỉ vô thời hạn. Nghịch lý thứ hai Nghịch lý thứ hai là chúng ta muốn cổ phần hóa để tăng vốn cho doanh nghiệp nhưng lại giới hạn quyền góp vốn của người dân với tỉ lệ cố định ở mức thấp. Còn rất nhiều doanh nghiệp không nhạy cảm về an ninh quốc phòng, cũng không thuộc ngành ngân hàng, nhưng các cơ quan chủ quản doanh nghiệp hoặc bản thân ban lãnh đạo doanh nghiệp vẫn không cho bán quá 49% vốn để giữ quyền lãnh đạo và những lợi ích thiển cận. Vốn là thực lực của Nhà nước. Thực lực này không phải để rải ra khắp nơi chi phối từng tế bào A, B, C trong xã hội, mà chỉ nên gom ở một số điểm mấu chốt nhằm mục tiêu định hướng. Việc định hướng không có nghĩa là phải nắm, nhất là nắm thật nhiều. Đó là kiểu tư duy cũ. Nếu ta muốn định hướng tiến tới một nền kinh tế tri thức thì phải đầu tư cho ngành công nghệ cao, chứ không phải hô hào, rồi vẫn giữ chặt vốn để nắm các doanh nghiệp mì, bia, sợi... cụ thể. Như thế lực vừa phân tán, vừa không hiệu quả. Nếu biết tập trung tiền vào những ngành then chốt, tạo điều kiện để nó phát triển, sức mạnh sẽ lớn lên rất nhiều. Còn cách làm hiện tại của ta, vì định giá đã kém, nếu cứ giữ cổ phần chi phối để rồi cái cổ phần ấy nó không tăng lên thì đó là thất thoát khổng lồ tiếp theo. Nhà nước cũng là một nhà đầu tư, mà đã đầu tư thì phải tìm biện pháp hiệu quả nhất, có lợi nhất cho tài sản của Nhà nước, của dân. Nghịch lý thứ ba Cũng từ thói quen muốn giữ cổ phần chi phối nên chúng ta tạo nên nghịch lý thứ ba. Cổ phần hóa đặt ra mục tiêu thay đổi cơ chế quản lý nhưng thực tế, với cách làm “giữ cổ phần chi phối” thì doanh nghiệp cơ bản vẫn giữ lại toàn bộ cơ chế điều hành cũ. Có nơi, ông giám đốc để doanh nghiệp thua lỗ mười năm liên tiếp, sau cổ phần hóa vẫn được đại diện sở hữu nhà nước... tiếp tục làm giám đốc. Trường hợp này hầu như toàn bộ ban lãnh đạo cũ của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên. Nó tạo ra tình trạng “dở ông dở thằng”. cổ phần hóa rồi nhưng cơ chế trông chờ, mệnh lệnh hành chính đã hằn bao nhiêu năm có thay đổi được thì cũng chỉ là tí chút. Trong khi đó, chỗ dựa (là Nhà nước) không còn, nên nhiều công ty cổ phần hóa xong còn thua lỗ hơn trước. Đối phó với trường hợp này, thường là ôn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
3 nghịch lý trong cổ phần hóa 3 nghịch lý trong cổ phần hóa “Quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam dù đang được tiến hành mạnh nhưng vẫn đang có ba nghịch lý tồn tại!”. Bài viết của PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng. Cổ phần hóa có ba mục tiêu cơ bản: huy động vốn, thay đổi cơ chế quản lý, và quan trọng hơn: tìm được những ông chủ có trách nhiệm, đủ năng lực để Nhà nước giao doanh nghiệp cho họ cải tổ, phát triển. Hiểu được mặt tốt của cổ phần hóa, đặt ra mục tiêu rất đúng, nhưng mặt khác cách làm của chúng ta hiện nay lại lộ ra ba nghịch lý ngay trong chính nguyên tắc cổ phần hóa. Nghịch lý thứ nhất Nghịch lý thứ nhất là nghịch lý trong tư duy. Ta đã phải công nhận những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thường làm ăn không hiệu quả, muốn nó tốt lên, muốn tài sản nhà nước không mất đi, không còn cách nào khác là phải cải cách. Cải cách bao nhiêu kiểu rồi, hiệu quả đều không như mong muốn. Cuối cùng nhận ra chỉ còn con đường cổ phần hóa mới cứu được doanh nghiệp, cứu được nguồn vốn nhà nước, tăng được nội lực, sự năng động cho nền kinh tế. Nhưng dù cổ phần của nhà nước đang được bán cho những cá nhân, những tổ chức của một nhóm cá nhân nhưng chúng ta lại đang cho rằng cổ phần hóa không phải tư nhân hóa. Vậy cổ phần hóa là chuyển quyền sở hữu của nhà nước sang ai? Điều này chưa rõ. Tôi nghĩ nên thừa nhận trong cổ phần hóa có một phần là tư nhân hóa. Không chấp nhận điều này nên quá trình cổ phần hóa vẫn còn gượng gạo, nhiều nơi không thống nhất cách làm, dẫn đến tình trạng có địa phương hô hào về chủ trương nhưng khi tiến hành cổ phần hóa thì lại hạn chế. Nhiều hàng rào đã được lập ra: ai được cổ phần, có thời điểm ta chỉ cho những doanh nghiệp làm ăn yếu kém cổ phần hóa, còn những công ty có lãi thì không cho. Đến nay nhiều nơi vẫn bị ảnh hưởng tâm lý này. Nghịch lý này khiến tính toàn dân trong cổ phần hóa không đảm bảo vì không phải ai muốn mua cổ phần của Nhà nước cũng được trong khi tài sản nhà nước chính là tài sản của toàn dân. Nếu ta cứ giữ cổ phần chi phối để rồi cái cổ phần ấy nó không tăng lên thì đó là thất thoát khổng lồ tiếp theo. Có một ví dụ rất rõ về khả năng gom cổ phiếu để biến tài sản nhà nước thành tài sản của cá nhân trong cổ phần hóa. Đó là trường hợp ở một công ty xây dựng quận Ba Đình, Hà Nội. Ông giám đốc mới được chỉ định đến để tiến hành cổ phần hóa, sau khi tiến hành xong, buổi họp hội đồng quản trị đầu tiên ông đã... khóc khi người nhà của ông giám đốc cũ đến thông báo: anh sẽ được cho nghỉ việc. Lý do rất đơn giản, ông giám đốc cũ đã âm thầm tập hợp lực lượng gom cổ phiếu và đến thời điểm quyết định, ông gom được lượng cổ phần áp đảo: trên 35%. Sau câu tuyên bố xanh rờn “công ty giờ là của tôi”, hội đồng quản trị đã quyết định: cho vị giám đốc đại diện quyền sở hữu nhà nước... về nghỉ vô thời hạn. Nghịch lý thứ hai Nghịch lý thứ hai là chúng ta muốn cổ phần hóa để tăng vốn cho doanh nghiệp nhưng lại giới hạn quyền góp vốn của người dân với tỉ lệ cố định ở mức thấp. Còn rất nhiều doanh nghiệp không nhạy cảm về an ninh quốc phòng, cũng không thuộc ngành ngân hàng, nhưng các cơ quan chủ quản doanh nghiệp hoặc bản thân ban lãnh đạo doanh nghiệp vẫn không cho bán quá 49% vốn để giữ quyền lãnh đạo và những lợi ích thiển cận. Vốn là thực lực của Nhà nước. Thực lực này không phải để rải ra khắp nơi chi phối từng tế bào A, B, C trong xã hội, mà chỉ nên gom ở một số điểm mấu chốt nhằm mục tiêu định hướng. Việc định hướng không có nghĩa là phải nắm, nhất là nắm thật nhiều. Đó là kiểu tư duy cũ. Nếu ta muốn định hướng tiến tới một nền kinh tế tri thức thì phải đầu tư cho ngành công nghệ cao, chứ không phải hô hào, rồi vẫn giữ chặt vốn để nắm các doanh nghiệp mì, bia, sợi... cụ thể. Như thế lực vừa phân tán, vừa không hiệu quả. Nếu biết tập trung tiền vào những ngành then chốt, tạo điều kiện để nó phát triển, sức mạnh sẽ lớn lên rất nhiều. Còn cách làm hiện tại của ta, vì định giá đã kém, nếu cứ giữ cổ phần chi phối để rồi cái cổ phần ấy nó không tăng lên thì đó là thất thoát khổng lồ tiếp theo. Nhà nước cũng là một nhà đầu tư, mà đã đầu tư thì phải tìm biện pháp hiệu quả nhất, có lợi nhất cho tài sản của Nhà nước, của dân. Nghịch lý thứ ba Cũng từ thói quen muốn giữ cổ phần chi phối nên chúng ta tạo nên nghịch lý thứ ba. Cổ phần hóa đặt ra mục tiêu thay đổi cơ chế quản lý nhưng thực tế, với cách làm “giữ cổ phần chi phối” thì doanh nghiệp cơ bản vẫn giữ lại toàn bộ cơ chế điều hành cũ. Có nơi, ông giám đốc để doanh nghiệp thua lỗ mười năm liên tiếp, sau cổ phần hóa vẫn được đại diện sở hữu nhà nước... tiếp tục làm giám đốc. Trường hợp này hầu như toàn bộ ban lãnh đạo cũ của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên. Nó tạo ra tình trạng “dở ông dở thằng”. cổ phần hóa rồi nhưng cơ chế trông chờ, mệnh lệnh hành chính đã hằn bao nhiêu năm có thay đổi được thì cũng chỉ là tí chút. Trong khi đó, chỗ dựa (là Nhà nước) không còn, nên nhiều công ty cổ phần hóa xong còn thua lỗ hơn trước. Đối phó với trường hợp này, thường là ôn ...
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 182 0 0
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5)
61 trang 163 0 0 -
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN- CHUẨN MỰC SỐ 2- HÀNG TỒN KHO
6 trang 129 0 0 -
Đề tài: Thực trạng thanh toán tiền măt ở nước ta
9 trang 126 0 0 -
112 trang 105 0 0
-
Phân tích cơ bản - vàng và ngoại tệ
42 trang 93 0 0 -
Kế toán thực chứng: Hướng đúng phát triển ngành kế toán Việt Nam?
11 trang 89 0 0 -
Không ưu đãi thuế, quỹ mở phải… khép
3 trang 82 0 0 -
Chính thức công bố kế hoạch cải cách hệ thống thuế
2 trang 76 0 0 -
TÀI KHOẢN 515 DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
6 trang 76 0 0