Danh mục

40 khảo sát sự thay đổi tần số tim người bình thường sau gắng sức khi châm một số huyệt có liên quan đến chức năng 'tâm chủ huyết mạch'

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 306.43 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này được thực hiện với mục tiêu khảo sát sự thay đổi tần số tim người bình thường sau gắng sức khi châm một số huyệt có liên quan đến chức năng “tâm chủ huyết mạch”. Nhóm đề tài gồm 4 công trình được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng đến tần số tim khi châm các huyệt có liên quan đến chức năng tâm chủ huyết mạch gồm tâm du, nội quan, thần môn, thiên tuyền, âm khích và khích môn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
40 khảo sát sự thay đổi tần số tim người bình thường sau gắng sức khi châm một số huyệt có liên quan đến chức năng “tâm chủ huyết mạch” Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 40 KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI TẦN SỐ TIM NGƯỜI BÌNH THƯỜNG SAU GẮNG SỨC KHI CHÂM MỘT SỐ HUYỆT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỨC NĂNG “TÂM CHỦ HUYẾT MẠCH” Trương Trung Hiếu∗, Phạm Thị Kim Loan*, Nguyễn Thị Tuyết Nga*, Phan Quan Chí Hiếu* TÓM TẮT Tình hình chung và mục tiêu nghiên cứu: Tác dụng sinh học của huyệt vị luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chuyên gia châm cứu. Theo lý luận Y học cổ truyền, huyệt trên đường kinh Tâm hoặc Tâm bào có khả năng tác động đến tần số tim thông qua chức năng “Tâm chủ huyết mạch” của hệ thống kinh Tâm. Theo lý luận thần kinh sinh học, huyệt có thể ảnh hưởng đến cơ quan có cùng tiết đoạn thần kinh với nó. Nhóm đề tài gồm 4 công trình được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng đến tần số tim khi châm các huyệt có liên quan đến chức năng Tâm chủ huyết mạch gồm Tâm du, Nội quan, Thần môn, Thiên tuyền, Âm khích và Khích môn. Phương pháp & Phương tiện: 4 nghiên cứu cơ bản thực hiện trên người tình nguyện, khỏe mạnh trong thời gian từ 2011- 2013. Tổng cộng có 300 đối tượng nghiên cứu được phân vào các nhóm. Nhóm châm tả Tâm du (n=30); Nhóm châm bổ Tâm du (n=30); Nhóm châm tả Nội quan+Thần môn (n=30); Nhóm châm bổ Nội quan+Thần môn (n=30); Nhóm châm tả Thiên Tuyền (n=30); Nhóm châm tả Âm khích (n=30); Nhóm châm tả Khích môn (n=30); Nhóm chứng –Không châm (n=90). Tất cả đối tượng nghiên cứu được gây nhịp nhanh xoang với nghiệm pháp gắng sức. Đánh giá tần số tim trước và sau gắng sức; tần số tim sau 1 phút, 2 phút, 3 phút… 15 phút sau châm cứu. Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm về tuổi và giới tính, nhịp tim trước và sau nghiệm pháp gắng sức. Thời gian để nhịp nhanh xoang giảm về dưới 100 lần/ phút khi châm tả Tâm du, châm bổ Tâm du tuần tự là 60 giây, 120 giây so với không châm là 180 giây. Thời gian để nhịp nhanh xoang giảm về bình thường như trước khi thử nghiệm khi châm tả Tâm du, châm bổ Tâm du, tuần tự là là 3 phút và 5 phút. Khác biệt không có ý nghĩa so với không châm. Thời gian để nhịp nhanh xoang giảm về dưới 100 lần/ phút khi châm tả Nội quan-Thần môn, châm bổ Nội quan-Thần môn tuần tự là 180 giây, 240 giây so với 360 giây của không châm. Khác biệt có ý nghĩa thống kê. Thời gian để nhịp nhanh xoang giảm về bình thường như trước khi thử nghiệm khi châm tả Nội quan-Thần môn, châm bổ Nội quan-Thần môn tuần tự là 6 phút, 10 phút so với 12-15 phút của nhóm không châm. Khác biệt có ý nghĩa thống kê. Không có sự thay đổi có ý nghĩa về nhịp nhanh xoang sau khi châm các huyệt Thiên Tuyền, Âm khích, Khích môn. Sự khác biệt với lô chứng (nằm nghỉ, không châm) không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Châm huyệt Tâm du, Nội quan-Thần môn có tác dụng làm chậm nhịp nhanh xoang sau gắng sức. Châm tả ở các huyệt trên cho kết quả tốt hơn châm bổ. Không phải tất cả các huyệt trên kinh Tâm, Tâm bào đều có ảnh hưởng trên nhịp tim. Châm các huyệt Thiên tuyền, Âm khích, Khích môn không làm giảm nhịp nhanh xoang sau gắng sức. Từ khóa: Tâm du, Nội quan, Thần môn, Thiên tuyền, Âm khích, Khích môn, nhịp xoang nhanh sau gắng sức, tác dụng sinh học. ∗ Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS.Trương Trung Hiếu - ĐT: 0913956888 - Email: bstrunghieu@gmail.com. 262 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học ABTRACTS EFFECT ON SINUSAL TACHYCARDIA WITH STRESS TEST BY STIMULATING THE ACUPOINTS RELATED TO THE FUNCTION “HEART GOVERNS THE CIRCULATORY SYSTEM” ON HEALTHY VOLUNTEERS. Trương Trung Hieu, Pham Thi Kim Loan, Nguyen Thi Tuyết Nga, Phan Quan Chi Hieu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 262 - 268 Background and Aims: Biological effects of acupuncture points are the most interested concerns of acupuncture specialists. Based on classical theories of traditional medicine, acupoints on Heart Meridian or Pericardium Meridian can affect to heart rates through the function “Heart governs the circulatory system” of Heart Meridian. Due to neurobiological theory, therapeutic effects of the acupoint has a close relationship with its correlative dermatome. This group of 4 studies were conducted to assess the effects on heart rate by acupuncturing the acupoints related to the function “Heart governs the circulatory system” such as BL.15, PC.6-HT.7, PC.2, HT.6, PC.4. Materials & Methods: 4 basic studies enrolled 300 healthy volunteers since 2011 to 2013, divides into 8 groups. Group 1: Disperse BL.15 (n=30); Group 2: Tonify BL.15 (n=30); Group 3: Disperse PC.6-HT.7 (n=30); Group 4: Tonify PC.6-HT.7 (n=30); Group 5: Disperse PC.2 (n=30); Group 6: Disperse HT.6 (n=30); Group 7: Disperse PC.4 (n=30); Group 8: Control group (no acupuncture-rest): (n=90); Sinusal tachycardia was performed by stress test. Follow up heart rate before and after stress test ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: