Danh mục

40 năm Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ với vấn đề ruộng đất

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.09 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tổng quan còn cho thấy, Viện đã thường đi trước trong việc nắm bắt những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn tình hình ruộng đất ở Nam Bộ; đồng thời có nhiều đóng góp đáng ghi nhận, nhất là ở các lĩnh vực tìm hiểu lịch sử khẩn hoang, làm rõ những thời kỳ và chính sách khác nhau về ruộng đất, nhận diện sự vận động của tình hình ruộng đất trong mối quan hệ với đời sống nông dân và cơ cấu xã hội nông thôn ở Nam Bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
40 năm Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ với vấn đề ruộng đất112TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9+10 (205+206) 201540 NĂM VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÙNG NAM BỘVỚI VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤTNGUYỄN VĂN TRƯỜNGTính từ năm 1975 đến nay, vấn đề ruộng đất ở Nam Bộ thường có vị trí quantrọng trong các chương trình và chiến lược nghiên cứu của Viện Khoa học xã hộivùng Nam Bộ. Các nghiên cứu nhìn chung tập trung vào ba nhóm chủ đề: 1/Những vấn đề ruộng đất từ thời các chúa Nguyễn đến thời thuộc Pháp; 2/ Các disản của chính sách ruộng đất thời Việt Nam Cộng hòa; 3/ Đặc điểm và biếnđộng của tình hình ruộng đất sau giải phóng đến nay. Tổng quan còn cho thấy,Viện đã thường đi trước trong việc nắm bắt những vấn đề nảy sinh từ thực tiễntình hình ruộng đất ở Nam Bộ; đồng thời có nhiều đóng góp đáng ghi nhận, nhấtlà ở các lĩnh vực tìm hiểu lịch sử khẩn hoang, làm rõ những thời kỳ và chínhsách khác nhau về ruộng đất, nhận diện sự vận động của tình hình ruộng đấttrong mối quan hệ với đời sống nông dân và cơ cấu xã hội nông thôn ở Nam Bộ.1. DẪN NHẬPNói rằng ruộng đất là quan trọng vớingười nông dân, thì thời nào cũngđúng. Nhưng mức độ quan trọng nàylại đậm nhạt khác nhau trong tư duykinh tế giữa các giai đoạn lịch sử củaNam Bộ. Theo Trần Hữu Quang (2014,tr. 26), ở Nam Bộ đến cuối nhữngnăm 1960 và đầu 1970, ruộng đất đã“dần mất đi vị trí cốt lõi tối hậu nhưtrong nền nông nghiệp cổ truyền”. Bởilẽ, “quá trình thương mại hóa nền kinhtế nông thôn và việc sử dụng nhữngnhập lượng tư bản trong nông nghiệp(máy cày, máy xới, động cơ xăng dầu,máy bơm nước, máy đuôi tôm, phânbón hóa học) đã trở thành nhân tốNguyễn Văn Trường. Thạc sĩ. Trung tâmSử học. Viện Khoa học xã hội vùng NamBộ.quyết định trong phân hóa ở nôngthôn” (Ngô Vĩnh Long, 1984. Dẫn theoTrần Hữu Quang, 2014, tr. 26). Thếnhưng, có thời kỳ khoảng 10 năm saungày 30/4/1975, chỉ xoay quanh việcxử lý vấn đề ruộng đất bằng cácphong trào nhường cơm sẻ áo, giãndân, hồi hương, đi kinh tế mới, tập thểhóa…, “dường như chúng ta muốn tinrằng đã xóa bỏ được sự phân biệt giaicấp trong nông thôn” (Lê Minh Ngọc,1992, tr. 35).Viện Khoa học xã hội miền Nam rađời khi ruộng đất và nông thôn đangtrở nên sôi động đặc biệt như thế.Viện là thiết chế nghiên cứu khoa họcxã hội Mác - xít đầu tiên được thànhlập trên phần lãnh thổ vừa được giảiphóng, nơi nhiều vấn đề học thuật tồntại từ trước 1975, nhất là thuộc lĩnhvực sử học, còn “chứa đựng nhữngNGUYỄN VĂN TRƯỜNG – 40 NĂM VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI…quan điểm lệch lạc, phản động” (ViệnKhoa học xã hội tại TPHCM, 2000, tr.120)” cần phải nhận thức lại theo thếgiới quan của chủ nghĩa duy vật lịchsử, phương pháp luận biện chứng duyvật. Ngoài ra, Quyết định của Trungương Cục về việc thành lập Viện ngày12/9/1975 đã nhấn mạnh nhiệm vụxuyên suốt của Viện là “Tổ chức việcnghiên cứu một số vấn đề khoa họcxã hội có khía cạnh địa phương trongkhuôn khổ chung của toàn quốc” (ViệnKhoa học xã hội tại TPHCM, 2000, tr.8).Vì vậy, có thể nói nghiên cứu về ruộngđất nói riêng, nông nghiệp - nông dân nông thôn Nam Bộ là một mảng quantrọng trong chiến lược, chương trìnhvà đề tài nghiên cứu của Viện.Từ những đặc điểm về môi trường,điều kiện, chức năng, nhiệm vụ hoạtđộng khoa học kể trên và căn cứ vàokết quả thu thập tài liệu, chúng tôinhận thấy các nghiên cứu có phảnánh vấn đề ruộng đất của Viện Khoahọc xã hội vùng Nam Bộ thường đitheo ba nhóm chủ đề chính: 1/Nghiên cứu những vấn đề ruộng đấttừ thời các chúa Nguyễn đến thờithuộc Pháp; 2/ Nghiên cứu các di sảncủa chính sách ruộng đất thời ViệtNam Cộng hòa; 3/ Nghiên cứu đặcđiểm và biến động của tình hìnhruộng đất sau giải phóng đến nay. Vềdiễn trình của ba hướng nghiên cứunày, chúng tôi tạm chia thành 3 giaiđoạn: 1975 - 1986, 1986 - 2010, 2010đến nay.2. GIAI ĐOẠN 1975 - 1986113Một vài năm đầu mới thành lập, doyêu cầu khắc phục hậu quả chiếntranh nên hoạt động nghiên cứu củaViện còn phân tán. Có lẽ phải đến đầunhững năm 1980, Viện mới chínhthức định hướng một cách hệ thốngnhững vấn đề nghiên cứu dài hạn, thểhiện qua cuốn sách Một số vấn đềkhoa học xã hội về Đồng bằng sôngCửu Long (Viện Khoa học xã hội tạiTPHCM, 1982). Trong những địnhhướng nghiên cứu đó vấn đề ruộngđất là một trong 6 vấn đề, thuộc lĩnhvực kinh tế được xác định cần ưu tiênlàm rõ. Tuy vậy, rải rác từ năm 1976,nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đềruộng đất đã được một số ban nghiêncứu thực hiện và công bố.Xem xét theo hướng nghiên cứu thứnhất Những vấn đề ruộng đất từ thờicác chúa Nguyễn đến thời thuộc Pháp,Ban Sử học có lẽ để lại dấu ấn sớmnhất với bài viết Vài nét về cuộc dichuyển dân cư và khai thác nhữngvùng đất mới ở Đồng Nai - Gia Địnhtrong các thế kỷ XVII, XVIII của HuỳnhLứa (1978). Sau bài viết này, ý tưởnglần theo dấu vết đi về phương Nammở đất, lập làng, “vỡ đất hoang rathành bằng phẳng” (Phan Huy Chú,1992, tr. 170) của người xưa được tácgiả và các đồng sự tiếp tục phát triểnqua loạt bài viết: Công cuộc khai pháv ...

Tài liệu được xem nhiều: