Chính phủ vừa ban hành 6 nghị định (NĐ) về chế độ tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội. Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung lần điều chỉnh này sẽ tách tiền lương tối thiểu cho từng khu vực cũng như rút gọn hệ thống thang, bảng lương từ 16 bậc còn 12 bậc.
Điều 1 Nghị định 203/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu là 290.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu này được áp dụng cho các đối tượng: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
6 Nghị Định về chế độ tiền lương
6 Nghị Định về chế độ tiền lương, trợ cấp BHXH: Gắn
trách nhiệm với hiệu quả công việc
Nguồn: dddn.com.vn
Chính phủ vừa ban hành 6 nghị định (NĐ) về chế độ tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung lần điều chỉnh này sẽ tách tiền lương tối thiểu
cho từng khu vực cũng như rút gọn hệ thống thang, bảng lương từ 16 bậc còn 12 bậc.
Điều 1 Nghị định 203/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu là 290.000 đồng/tháng. Mức lương tối
thiểu này được áp dụng cho các đối tượng: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính
trị, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị- xã hội, Cty và DN hoạt động theo Luật DN nhà nước và
Luật DN, các hợp tác xã, trang trại , hộ gia đình cá nhân và tổ chức khác có thuê mướn lao động.
Mức lương tối thiểu còn được sử dụng để tính trợ cấp thôi việc từ năm 2003 trở đi đối với lao
động dôi dư.
Có thành tích được nâng lương sớm
Trong các đối tượng điều chỉnh theo chính sách tiền lương mới, Nghị định 204/NĐ-CP thu gọn
thang bảng lương xuống còn 7 thang bảng lương bao gồm:
1/ Lương chuyên gia cao cấp.
2/ Lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ công chức quản lý nhà nước.
3/ Lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ viên chức các đơn vị sự nghiệp.
4/ Lương nhân viên thừa hành phục vụ trong đơn vị sự nghiệp và cơ quan nhà nước.
5/ Lương cán bộ chuyên trách ở xã phường.
6/ Lương cấp bậc quân hàm sĩ quan trong lực lượng vũ trang.
7/ Lương quân nhân chuyên nghiệp lực lượng vũ trang.
Nghị định 204 cũng quy định 8 loại phụ cấp. Trong đó, phần phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh
đạo ( bổ nhiệm, bầu cử ) được tính bằng 10% mức lương được hưởng cộng với phụ cấp chức
vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung ( nếu có ). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức
danh lãnh đạo cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp. Đối với những cán bộ công chức viên
chức làm việc ở những vùng kinh tế mới, vùng sâu vùng xa hải đảo được hưởng trợ cấp theo 4
mức từ 20%, 30%, 50%, và 70% mức lương được hưởng. Đặc biệt Nghị định 204 còn quy định
cụ thể chế độ nâng bậc lương thường xuyên theo hướng dựa vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ
cán bộ công chức viên chức nào lập thành tích xuất sắc thì được xét nâng một bậc lương trước
thời hạn tối đa là 12 tháng... Tuy nhiên, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm,
hoặc bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức miễn nhiệm thì bị kéo dài thêm 1 năm so với thời
gian tính nâng bậc lương thường xuyên.
DNNN: được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng
Ngoài ra, NĐ 206/2004/NĐ - CP quy định: Cty nhà nước được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng
thêm để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương nhưng không vượt quá hai lần so với tiền lương tối
thiểu chung. Cũng theo NĐ này muốn áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm, Cty nhà nước phải
nộp đủ ngân sách. Bên cạnh đó mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng
suất lao động bình quân, lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm
trước liền kề. Tuy nhiên, theo một chuyên gia kinh tế cho rằng đây vẫn là bất cập của lần điều
chỉnh lương này vì cho dù là DNNN nhưng trong kinh doanh điều chủ yếu là lợi nhuận, nếu lợi
nhuận cao chủ DN có thể trả lương cho người lao động theo kết quả đạt được chứ nhà nước
không nên quy định giá trần như vậy.
Giám đốc DN: Bị hạ lương nếu...
Theo NĐ 207/2004/NĐ - CP, người lao động không được đảm bảo lương thì lãnh đạo DN sẽ bị
hạ lương. Tiền lương, phụ cấp cho các lãnh đạo sẽ được tính căn cứ vào việc thực hiện lợi
nhuận và năng suất lao động của Cty. Quỹ tiền lương của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc,
giám đốc được xác định theo năm, tháng và được tạm ứng 80% quỹ tiền lương kế hoạch. Phần
còn lại xác định theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ vào cuối năm. Lãnh đạo Cty sẽ không được
nâng lương hoặc bị hạ bậc lương nếu để Cty lâm vào tình trạng sau: lỗ, mất vốn nhà nước;
quyết định dự án đầu tư không hiệu quả, không thu hồi được vốn đầu tư, không trả được nợ;
không đảm bảo tiền lương và các chế độ khác cho người lao động; để xảy ra sai phạm về quản
lý vốn, tài sản, chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do nhà nước quy định; lỗ 2 năm
liên tiếp hoặc không đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn 2 năm liên tiếp hoặc lỗ lãi đan xen nhưng
không khắc phục được.
6 nghị định của chính phủ về chế độ tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội:
NĐ số 203/2004/NĐ - CP về mức lương tối thiểu
NĐ số 204/2004/NĐ - CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực
lượng vũ trang
NĐ số 205/2004/NĐ - CP về hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công
ty nhà nước
NĐ số 206/2004/NĐ - CP về việc quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các cty nhà
nước.
NĐ số 207/2004/NĐ - CP quy định chế độ tièn lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với
các thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc và giám đốc cty nhà nước.
NĐ số 208/2004/NĐ - CP về điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội.
...