Danh mục

Actisô - Cynara scolymus L., thuộc họ Cúc Asteraceae

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 96.09 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Tên thường gọi: Actisô 2. Tên khoa học: Cynara scolymus L., thuộc họ cúc Asteraceae 3. Mô tả: Cây thân thảo cao 1-1,2 m. Thân cây có lông mềm, có khía dọc thân cây. Lá to, dài, mọc so le, phiến lá chia thuỳ ở gốc, những lá ở ngọn hầu như không chia thuỳ, mặt trên lá màu lục và mặt dưới có lông trắng. Cụm hoa ở trên các nhánh, gồm nhiều hoa hình ống và có màu lam tím. Quả nhẵn và dính với nhau thành vòng, dễ tách khi quả chín. Hạt không có nội...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Actisô - Cynara scolymus L., thuộc họ Cúc Asteraceae Actisô - Cynara scolymus L., thuộc họ Cúc Asteraceae1. Tên thường gọi: Actisô2. Tên khoa học: Cynara scolymus L., thuộc họ cúc -Asteraceae3. Mô tả: Cây thân thảo cao 1-1,2 m. Thân cây có lông mềm, cókhía dọc thân cây. Lá to, dài, mọc so le, phiến lá chia thuỳ ởgốc, những lá ở ngọn hầu như không chia thuỳ, mặt trên lá màulục và mặt dưới có lông trắng. Cụm hoa ở trên các nhánh, gồmnhiều hoa hình ống và có màu lam tím. Quả nhẵn và dính vớinhau thành vòng, dễ tách khi quả chín. Hạt không có nội nhũ.Cây mọc ở vùng Carthage và các vùng Địa trung hải, trồng ở Ývà Pháp. Ở Việt nam, actisô được trồng ở Sapa, Tam Đảo, NghệAn, Hải Hưng, Lâm Đồng.4. Bộ phận dùng và thu hái: Toàn cây (lá, thân, rễ, cụm hoa) –Herba Cynarae Scolymi. Người ta thu hái cụm hoa chưa nở làmrau ăn vào tháng 12 đến tháng 2. Còn lá cũng được thu hái lúccây sắp ra hoa hoặc đang có hoa, rọc bỏ sống lá đem phơi khôhay sấy khô.5. Thành phần hoá học: Cụm hoa chứa 3-3,15% protid; 0,1-0,3% lipid; 11-15,5% đường (cần cho người bị bệnh đái tháođường), 82% nước, còn có các chất khoáng như mangan,phosphor, sắt, các loại vitamin: 300 (gama) vitamin A; 120(gama) vitamin B1, 30 (gama) vitamin B2, 10 mg vitamin C.100g Actisô cung cấp cho cơ thể 50-70 calo.Trong lá cây có một chất kết tinh, thường là phức hợp vớicalcium, magnesium, kalium, natrium, là một glucosid mà ngườita gọi là Cynarin, có công thức C25H24O12.H2O mang hai phân tửacid cafeic và một phân tử acid quinic. Trong lá tươi ngoàiCynarin, có một tannoid, hai heterosid flavonic là cyanosid vàmột chất khác không tan trong ete gọi là scolymosid. Các hợpchất polyphenol có trong lá non nhiều hơn lá già, ở phiến lánhiều hơn cuống lá, ở chóp lá nhiều hơn gốc lá. Từ năm 1956người ta tổng hợp được Cynarin.6. Tính vị, tác dụng: Bông Actisô có tính bổ dưỡng khi đã nấuchín, tăng lực, kích thích, làm ăn ngon, bổ gan (tiết mật), trợ tim,lợi tiểu, chống độc, gây tiết sữa cho phụ nữ nuôi con nhỏ. Actisôđược biết từ lâu nhờ tác dụng lợi mật do Cynarin, người ta cũngxác định được hỗn hợp các thành phần khác của Actisô, chủ yếulà acid-acool tạo nên hoạt lực lợi mật của Actisô và còn cónhững tác dụng khác như giảm cholesterol-huyết, bảo vệ gan,làm tăng sự bài niệu. Ở người, Cynarin có tác dụng loại trừ cácacid mật làm giảm cholesterol-huyết và lipoprotein.Cây Actisô còn non có thể dùng luộc chín hay nấu canh ăn,những bộ phận thường được dùng làm rau là cụm hoa bao gồmđế hoa mang các hoa, các lông tơ và các lá bắc có phần gốcmềm màu trắng bao xung quanh. Người ta mang về, chẻ nhỏtheo chiều dọc từ 6-8 miếng, rồi đem hầm với xương, thịt để ăncả cái và nước. Bông Actisô là loại rau cao cấp, khi nấu chín rấtdễ tiêu hoá, dùng trị đau gan, giảm đau dạ dày, rất cần chonhững người bị bệnh đái tháo đường.7. Cách dùng: Sử dụng Actisô dưới nhiều dạng, có thể dùngtươi hoặc khô hâm uống hay nấu thành cao lỏng, cao mềm; còncó dạng chiết tươi bằng cồn hoặc làm cồn thuốc. Hiện nay trênthị trường có nhiều chế phẩm của Actisô: cao Actisô, trà Actisô,Cynaraphytol viên, thuốc ngọt Cynaraphytol, thuốc nước đóngống Actisamin v.v...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: