Danh mục

Âm điệu dân tộc trong chúng ta

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 75.50 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Còn bao lâu nữa bạn có thể nghe câu Vọng Cổ trên đất Mỹ? Tôi đã nghe tiếng thở dài của một bạn trẻ trong trại họp bạn trong vùng Louisville, Kentucky, cách đây vài năm. Tôi đã nghe tiếng kêu thống thiết của nghệ sĩ lão thành Việt Hùng, Mission Viejo, California. Tôi cũng đã nghe tiếng vọng từ tâm thức tôi trong nhiều năm qua về âm điệu dân tộc có còn trong chúng ta như ngày nào đó không.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Âm điệu dân tộc trong chúng ta Âm Điệu Dân Tộc Trong Chúng Ta [08/07/2007 - Tác giả: admin1 - Vietnam Review] TS. Nguyễn Thuyết Phong Institute for Vietnamese Music Hình (BMC): Biểu diễn đàn tranh tại trường Los Amigos, California. Còn bao lâu nữa bạn có thể nghe câu Vọng Cổ trên đất Mỹ? Tôi đã nghe tiếng thở dài của một bạn trẻ trong trại họp bạn trong vùng Louisville, Kentucky, cách đây vài năm. Tôi đã nghe tiếng kêu thống thiết của nghệ sĩ lão thành Việt Hùng, Mission Viejo, California. Tôi cũng đã nghe tiếng vọng từ tâm thức tôi trong nhiều năm qua về âm điệu dân tộc có còn trong chúng ta như ngày nào đó không. Tuy nhiên, không phải chỉ có câu Vọng Cổ, mà lo âu, thổn thức của nhiều người trong chúng ta dường như đang hướng về cả một truyền thống âm nhạc dân tộc Việt Nam-- trong hay ngoài nước. Tôi không nêu ra vấn đề ở đây rằng chúng ta phải làm gì cho âm nhạc truyền thống dân tộc. Vì đó là vấn đề quá lớn, vượt ngoài tầm tay của chúng ta để giải quyết. Tôi chỉ xin bàn về thế nào một âm diệu được gọi là dân tộc và giá trị của nó trong tâm hồn chúng ta ra sao. Âm Nhạc Dân Tộc hay Cổ Nhạc? Danh từ nhạc dân tộc hiện nay tương đối thông dụng. Nhưng hiểu đúng đắn về nó không phải là chuyện dễ. Chúng ta còn có các từ ngữ khác như: cổ nhạc (hay nhạc cổ), nhạc cổ điển, và nhạc truyền thống. Thậm chí có người còn gọi cải lương hoặc vọng cổ thay vì gọi nhạc dân tộc. Tôi nghĩ cần phải giải quyết vấn đề danh xưng trước khi tìm hiểu về nội dung của nó. Trước nhất, có lẽ do phản ứng tâm lý hay vì tính phân biệt mà danh từ dân tộc mới có mặt. Phản ứng nầy chỉ xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 với từ cổ nhạc để phân biệt với nhạc cải cách hay tân nhạc. Danh từ nhạc dân tộc có lẽ xuất hiện chậm hơn (vào nửa thế kỷ sau đó). Còn danh từ nhạc truyền thống do tôi thường dùng trong 3 thập niên qua trong các buổi nói chuyện, diễn giảng trong các đại học, các sách hoặc bài viết. Các bạn người miền Nam thì thấy đâu đâu cũng nghe người ta ca cải lương hay ca vọng cổ, vì thế sẽ nói chung chung là nhạc cải lương hay vọng cổ, dù rằng cải lương chỉ là 1 thể loại sân khấu trong nhiều loại sân khấu trong cả nước Việt Nam; trong khi ấy vọng cổ chỉ là 1 trong nhiều bài bản của cải lương. Sự bùng nổ của phong trào canh tân theo Tây học và sự có mặt của người Pháp trên đất nước ta vào thời thuộc địa đưa đến việc làm quen với nhạc Tây ở các tỉnh, thành. Vì thế khoảng năm 1920 trở đi diễn ra tình trạng nhạc Tây hát lời ta. Tiếp theo tự sáng tác nhạc theo phong cách tây phương và hát lời Việt gọi là nhạc cải cách, dần dà về sau gọi là tân nhạc, nhạc mới, hoặc gần đây hơn có người gọi là ca khúc 1. Trước tình huống trên, người ta bắt đầu phân chia ranh giới cũ (cổ) và mới (tân). Vì thế, đờn ca tài tử, ca huế, ca trù, hay các loại nghệ thuật truyền thống dân tộc được gán cho danh từ cổ mà hằng nghìn năm trước đây chưa từng có. Nếu nhận xét sâu xa hơn, chúng ta thấy đây là một hiện tượng quan trọng trong âm nhạc Việt Nam. Không những chỉ là việc phân biệt cũ và mới, mà còn là một đấu tranh giữa hai khuynh hướng làm nhạc khác nhau. Kẻ theo mới tự cho mình là tiến bộ theo trào lưu thế giới, người theo cũ cảm thấy bị thiệt thòi, mất mát, và thậm chí bị khinh chê là lỗi thời. Theo mới cũng có thể đồng nghĩa với lai căng, theo tây; bảo vệ cái cũ có thể bị xem là lạc hậu, dậm chân tại chỗ. Đây là vấn đề bàn cải rất nhiều trong giới Dân tộc nhạc học (Ethnomusicology) khi phải định nghiã thế nào là tân nhạc (hay nhạc lai căn hay lai văn-hoá--accultured music) đối trọng với nền nhạc truyền thống lâu đời trong một quốc gia. Theo thiển ý tôi, tôi không thấy hợp lý khi gọi nhạc truyền thống của dân tộc Việt là nhạc cổ vì bản chất của nền âm nhạc nầy luôn biến thiên. Người ta dùng từ cổ nhạc, chỉ với mục đích để nói cho ngắn gọn thôi. Nếu đem so với nền âm nhạc cổ (hay cổ điển-- classical music) Tây phương, chúng ta sẽ thấy nhạc cổ điển Tây phương là loại nhạc giữ nguyên dạng cũ, giữ vẻ cố định (tĩnh) theo ý muốn của các nhà soạn nhạc. Trong khi ấy, các bài bản truyền thống của ta chỉ giữ cái làn diệu mẫu làm nền cho việc sáng tạo chữ nhạc mới (động). Lấy ví dụ, bài Vọng Cổ được diễn tả với hàng trăm âm điệu khác nhau. Hay bản Long Ngâm (theo tục truyền do Trịnh Trọng Tử sáng tác năm 1310) hiện nay còn trình tấu trong nhạc cung đình Huế với một dạng rất có thể khác với khi xưa. Vì thế, việc gọi một nền âm nhạc của dân tộc có mặt lâu đời trên đất nước ta là nhạc dân tộc hay nhạc truyền thống dân tộc nghe ra hợp lý hơn. Nó vừa tránh được sự va chạm ý kiến cũ và mới, nó lại vừa phân biệt rõ ràng được nhạc của dân tộc ta đối với nhạc của các dân tộc khác trên thế giới. Âm Điệu Dân Tộc: Cấu Trúc Cơ Bản Chúng ta thường nghe nói, mỗi dân tộc có một nền âm nhạc với những đặc trưng của nó. Nhưng trong một quốc gia không chỉ có một dân tộc mà thôi, mà còn có rất nhiều dân tộc sống chung trên một mãnh đất lịch sử dựng nước và giữ nước. Biên giới địa lý và biên giới dân tộc, vì thế, không hẳn phải đồng nghĩa nhau. Trong lúc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: