Danh mục

Âm thanh hà nội ngày xửa, ngày xưa.

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 346.54 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hôm nay tôi mạo muội hoài niệm tí chút về những « âm thanh » ngày xưa của thủ đô Hà Nội chúng ta.Tôi không sanh ra ở Hà Nội nhưng sống và lớn lên ở đó từ những năm 1958, 1959, lúc mới lên 5, lên 6 tuổi. Tôi may mắn được sống gần khu phố cổ, nơi 36 phố phường. Căn nhà tôi ở là số 19 Tràng Thi, cách Tháp Rùa khoảng độ 500m.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Âm thanh hà nội ngày xửa, ngày xưa.Âm thanh hà nội ngày xửa, ngày xưa.Hôm nay tôi mạo muội hoài niệm tí chút về những « âmthanh » ngày xưa của thủ đô Hà Nội chúng ta.Tôi không sanh ra ở Hà Nội nhưng sống và lớn lên ở đó từnhững năm 1958, 1959, lúc mới lên 5, lên 6 tuổi. Tôi maymắn được sống gần khu phố cổ, nơi 36 phố phường. Căn nhàtôi ở là số 19 Tràng Thi, cách Tháp Rùa khoảng độ 500m.« Âm Thanh Hà Nội » bắt đầu từ Không giờ 0. Hàng ngày cứtừ khoảng nửa đêm đến 3, 4 giờ sáng là có tiếng gọi cửa từngnhà: « Đổi thùng ! ». Bây giờ chắc chắn nhiều người khôngthể hiểu « đổi thùng » là gì. Xin giải thích, nhắc lại để ngườiđã quên thì hồi tưởng, người chưa biết thì hiểu rõ. Hồi đó ởHà Nội, phần lớn nhà vệ sinh ( nhà xí ) của các hộ dân phốđược trang bị 1 cái thùng bên dưới lỗ đại tiện, giống nhưthùng gánh nước ; cứ sau 2, 3 ngày thì có người đến lấythùng đầy phân ra và đổi thùng khác vào. Cho nên nhữngngười làm công việc đó chỉ làm vào ban đêm và gọi cửa từngnhà « đổi thùng » là như vậy. Những người làm công việc «đổi thùng » ấy là những người trông vô cùng cực khổ, lam lũ( hay vì họ cố tình ăn mặc như vậy trong khi làm cái nghềtrên ?) và thường có nguồn gốc từ làng Cổ Nhuế. Cuối nhữngnăm 60 đầu 70 các nhà xí kiểu đó dần dần biến mất nên âmthanh « đổi thùng » cũng từ đó mà tuyệt chủng. Lẽ dĩ nhiênâm thanh « đổi thùng » mất đi, buồn ít mà vui nhiều vì HàNội của chúng ta văn minh, sạch sẽ lên.Đến 4, 5 giờ sáng là lúc bắt đầu vang lên tiếng leng kengcủa tàu điện. Ở đây tôi muốn bổ sung một chi tiết: Âm thanhleng keng kia phát ra từ đâu trên tàu ? Tôi đã từng quan sátvà biết được: Sàn gỗ dưới chân ông lái tàu được khoét 1 lỗnhỏ, họ hàn 1 cây sắt giống như cái dùi trống vào 1 miếng sắttròn cong cong ở bên trên và được đỡ bằng 1 đoạn lò so caokhoảng nửa gang tay. Khi cần báo hiệu, ông lái lấy chân đạpliên tục xuống miếng sắt, lập tức cái dùi cũng gõ dồn dập vào1 thanh sắt dưới gầm tàu và thế là tiếng leng keng cứ phátra liên hồi từ đó, báo hiệu tàu tới bến dừng lại hoặc bắt đầuxuất phát. Hồi đấy Hà nội có 4 tuyến đường tàu điện rấtthuận tiện cho việc di chuyển qua lại từ trung tâm thành phốra ngoại thành và không gây ô nhiễm môi trường. Đó lànhững tuyến đường: Bờ Hồ - Hà Đông, Bờ Hồ - Cầu Giấy,Bờ Hồ - Bưởi, Bờ Hồ - Chợ Mơ.Cuối những năm 50 tới giữa những năm 60 vào lúc 7 giờsáng, 11 giờ trưa, 13 giờ và 17 giờ, khắp thành phố vang lêntiếng « còi u » mà người dân Hà nội lúc bấy giờ gọi là còitầm. Có nghĩa là còi báo hiệu giờ làm việc và giờ tan tầm.Còi tầmTheo tôi được biết thì hệ thống còi được đặt trên nóc Nhà HátLớn. Đến thời Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc bằng khôngquân (1965), trong đó có Hà nội, Hải phòng...., « còi tầm »không còn nữa, nó đã « về hưu » sau khi đã hoàn thành xuấtsắc nhiện vụ trong thời bình, thay vào đó là tiếng còi « báođộng », « báo yên » của thời chiến. Tiếng còi « báo động »luôn hú dồn dập, kéo dài, thúc giục người dân Hà Nội khẩntrương trước nguy cơ tấn công oanh tạc của máy bay Mỹ. Nómang đầy tính chiến đấu và vang lên cùng lúc với tiếng loaphóng thanh truyền đi : « Đồng bào chú ý! Đồng bào chú ý!Máy bay địch cách Hà nội 100..., 80..., 50..., 30..., km về phíaTây Nam (hoặc phía Đông Nam) đồng bào khẩn trươngxuống hầm trú ẩn. Các lực lượng vũ trang chuẩn bị sẵn sàngchiến đấu !... ». Sau đó là tiếng máy bay Mỹ gầm rú nhưmuốn xé nát bầu trời vốn hiền hòa và bình yên của Hà nội.Tiếng những chiếc máy bay Mig của ta lao vút lên khôngtrung, nhập vào cuộc chiến đánh đuổi lũ Quạ đen hung ác...Đâu đó vang rền tiếng nổ của bom rơi mà máy bay địch đãném xuống, rồi xen lẫn tiếng súng cao xạ, tiếng tên lửa SAM2 ( đất đối không) bắn trả kẻ thù... Nếu vào ban đêm thì ngoàitiếng nổ ra ta còn có thể quan sát thấy những vệt lửa sáng vụtlên trời từ các vũ khí phòng không của Việt Nam nhằm bắnmáy bay địch, cũng như những đám cháy lớn trong khói lửamịt mù - hậu quả của các trận ném bom gây ra. Sau rồi tiếnggầm rú của máy bay oanh tạc Mỹ xa dần, tiếng bắn trả chúngcũng thưa thớt đi… Tiếp theo là tiếng còi « báo yên » nổi lên,không dồn dập như còi « báo động », kéo dài, nhỏ dần, rồi tắthẳn. Đồng thời tiếng loa phóng thanh vang lên: « Đồng bàochú ý! Máy bay địch đã ra khỏi vùng trời Hà Nội, hoặc máybay địch đã bay xa…Đồng bào nhanh chóng trở về tiếp tụccông việc,... Đôi khi phát thanh viên còn thông báo chiếncông của quân dân khu vực nào đó bắn rơi máy bay và bắtsống giặc lái Mỹ.Giữa năm 1971 tôi rời Hà nội nên không biết sứ mệnh củatiếng còi đó sau này ra sao.Khoảng 8, 9 giờ sáng trở đi, đây đó trong khu phố cổ vanglên tiếng raoTào Phớ ! - một món ăn dân dã. Không biếtcác bạn có biết và có còn nhớ nó không? Hồi đó bán TàoPhớ toàn là những người đàn ông, gánh thùng gỗ chứa TàoPhớ đi bán. Giờ đây ở Hà Nội không biết còn có món nàykhông và bán ở đâu? Nhưng tiếng rao chắc chắn là không cònnữa.Tào ph ...

Tài liệu được xem nhiều: