Danh mục

ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI2

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.06 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI2c. Ấn Độ từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ III CN. Năm 187 TCN, vương triều Môrya bị một viên tướng của mình lật đổ. Từ đó nước Magađa suy yếu nhanh chóng và đến năm 28 TCN thì diệt vong. Đến thế kỷ I, người Cusan (cùng một huyết thống với người Tuyếc) từ Trung Á tràn sang chiếm được miền Tây Bắc An Độ lập thành một nước tương đối lớn. Vua nước Cusan lúc bấy giờ là Canísca (78 – 123) cũng là một người rất tôn sùng đạo Phật nên dưới...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI2 ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 2c. Ấn Độ từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ III CN.Năm 187 TCN, vương triều Môrya bị một viên tướng của mình lật đổ. Từ đó nướcMagađa suy yếu nhanh chóng và đến năm 28 TCN thì diệt vong.Đến thế kỷ I, người Cusan (cùng một huyết thống với người Tuyếc) từ Trung Átràn sang chiếm được miền Tây Bắc An Độ lập thành một nước tương đối lớn.Vua nước Cusan lúc bấy giờ là Canísca (78 – 123) cũng là một người rất tôn sùngđạo Phật nên dưới thời thống trị của ông, Phật giáo rất hưng thịnh.Theo truyền thuyết, đến năm 123, Canisca bị nhân dân khởi nghĩa bóp chết. Từ đó,nước Cusan ngày càng suy yếu, lãnh thổ chỉ còn lại vùng Pungiáp và tồn tại đếnthế kỷ V thì diệt vong.2. Giai cấp nô lệ và công xã nông thôn.a. Giai cấp nô lệ.Vấn đề nô lệ ở An Độ, từ thời cổ đại đã có hai ý kiến:Mêgaxten, sứ thần của Xêlơcút thường trú ở cung đình vương triều Môrya khẳngđịnh rằng ở An Độ không có nô lệ. Ông nói: “Ở An Độ có một điểm đáng chú ýnhất là tất cả mọi người An Độ đều là người tự do, không có một người An Độnào là nô lệ”.Sở dĩ Magaxten có ý kiến như vậy vì ông là một người Hy Lạp, do đó ông đã dùngtiêu chuẩn của người nô lệ ở Hy Lạp để xem xét tình hình nô lệ ở Ấn Độ.- Cautalia, tác giả sách “Bàn về việc chính trị” (Arthasastra) cho rằng ở An Độ cóđến 15 loại đaxa, mà đaxa có nghĩa là tôi tớ, nô lệ.- Sự thực, không phải ở An Độ cổ đại không có nô lệ, đồng thời cũng không phảicó nhiều loại nô lệ như Cautalia đã nói.Nguồn gốc nô lệ ở An Độ cũng là tù binh, người phá sản, người phạm tội… Thânphận của nô lệ cũng rất thấp kém, họ bị coi là tài sản của chủ và bị gọi là “tài sảnhai chân” để phân biệt với gia súc được gọi là “tài sản bốn chân”. Do vậy nô lệcũng bị đem bán, cầm, biếu, trao đổi, làm giải thưởng trong các cuộc thi đấu v.v…Theo tác phẩm “Bàn về việc chính trị”, giá một nô lệ so với ngựa đắt hơn ¼ so vớitrâu hoặc bò cái đắt hơn một lần rưỡi, so với dê thì bằng 20 lần.Đối với những người nô lệ mà chủ cho là phạm tội thì chủ có quyền trừng phạt màhình thức thông thường nhất là đánh đập, xiềng xích, đóng dấu nung đỏ. Nếu chủgiết chết nô lệ cũng không phải là một tội lỗi.Tuy vậy, phần đông nô lệ ở An Độ cổ đại là người đồng tộc, hơn nữa họ lại xuấtthân từ những đẳng cấp khác nhau, nên khi đối xử với nô lệ, chủ không thể khôngsuy nghĩ đến những vấn đề ấy. Do đặc điểm đó, một số nô lệ ở An Độ có gia đìnhriêng, có tài sản riêng và có quyền truyền tài sản lại cho con cháu.Tóm lại, quan hệ nô lệ ở An Độ cổ đại không phát triển lắm. Nô lệ giữ vai trò rấtphụ trong đời sống kinh tế của xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ.b. Công xã nông thôn.Trong số các nước Phương Đông, An Độ là nơi công xã nông thôn tồn vững chắcvà lâu dài nhất.Cơ sở của sự tồn tại vững chắc của công xã nông thôn gồm hai mặt chủ yếu:- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước.- Nền kinh tế tự cấp tự túc (cũng gọi là kinh tế tự nhiên), trong đó chủ yếu là sựkết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.Trên cơ sở toàn bộ ruộng đất thuộc về nhà nước, ở các địa phương ruộng đất đượcgiao cho các làng quản lý. Như vậy, các làng có quyền chiếm hữu tập thể ruộngđất của làng. Ngoài phần đất đai như bãi cỏ, rừng, ao hồ v.v… mọi người tronglàng được sử dụng chung, đất canh tác được định kỳ (thường là ba năm) chia chocác hộ nông dân cày cấy.Một đặc điểm khác rất nổi bật làm cho công xã nông thôn tồn tại vững chắc là sựtự cấp tự túc về kinh tế. Sự tự cấp tự túc ấy biểu hiện ở hai mặt:+ Trong từng gia đình, có sự kết hợp chặt chẽ giữa nghề nông và nghề dệt vải. Dovậy hai nhu cầu cơ bản của người nông dân là ăn và mặc đều tự túc được.+ Trong công xã có một số thợ thủ công như thợ rèn, thợ mộc, thợ gốmv.v…chuyên sản xuất các sản phẩm thuộc nghề của mình để thõa mản các nhu cầucủa mọi thành viên trong công xã.Do vậy, công xã hầu như hoàn toàn đóng kín, sự trao đổi hàng hoá giữa công xãnày với công xã khác và giữa nông thôn với thành thị không đáng kể, có chăng chỉlà một số thứ mà công xã không thể sản xuất được như muối, sắt v.v… mà thôi.Về mặt hành chính, đứng đầu mỗi công xã là một thôn trưởng. Dưới thôn trưởnglà một số người chức trách giữ những công việc khác nhau như quản lý việc sảnxuất nông nghiệp, trông nom các công trình thủy lợi, phụ trách việc tuần tra canhgác, dạy con trẻ, xem thiên văn v.v…Nông dân sống trong công xã là những người nông dân tự do. Tuy vậy, cày cấyruộng đất công, nông dân công xã phải nộp thuế cho nhà nước. Mức thuế dao độngtừ 1/12 đến 1/6 thu hoạch. Ngoài ra nông dân công xã còn phải làm các tạp dịnhnhư đắp đê, làm đường, đào kênh v.v…Sự tồn tại lâu dài và vững chắc của công xã nông thôn đã bảo đảm cho nông dânAn Độ ai cũng có ruộng đất để canh tác, do đó đã hạn chế sự phá sản của nông dân,hạn chế sự phát triển của quan hệ nô lệ.Sự tồn tại của công xã nông thôn còn làm cho nông dân sống gắn bó với nhau, tốilửa tắt đèn có nhau, tình làng nghĩa ...

Tài liệu được xem nhiều: