Ẩn dụ thời gian thực vật trong tiếng hán và tiếng việt
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 539.15 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ẩn dụ chỉ thời gian trong tiếng Hán và tiếng Việt đều được xây dựng trên cơ chế tri nhận của con người về thực vật, tức là đem sự hiểu biết của con người về sự thay đổi của thực vật và chu
kì sinh trưởng tự nhiên của thực vật để ánh xạ lên phạm trù chỉ thời gian, từ đó khiến cho khái niệm thời gian trở nên hữu hình, cụ thể hơn và dễ hiểu hơn. Bài viết tập trung phân tích các ánh xạ như: thực vật là từng giai đoạn của một đời người, thực vật là thâm canh mùa vụ, thực vật là bốn mùa trong năm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ẩn dụ thời gian thực vật trong tiếng hán và tiếng việt TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 14, Số 11 (2017): 130-138 Vol. 14, No. 11 (2017): 130-138 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vn ẨN DỤ THỜI GIAN THỰC VẬT TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT Võ Thị Mai Hoa* Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế Ngày nhận bài: 13-02-2017; ngày nhận bài sửa: 13-8-2017; ngày duyệt đăng: 30-11-2017 TÓM TẮT Ẩn dụ chỉ thời gian trong tiếng Hán và tiếng Việt đều được xây dựng trên cơ chế tri nhận của con người về thực vật, tức là đem sự hiểu biết của con người về sự thay đổi của thực vật và chu kì sinh trưởng tự nhiên của thực vật để ánh xạ lên phạm trù chỉ thời gian, từ đó khiến cho khái niệm thời gian trở nên hữu hình, cụ thể hơn và dễ hiểu hơn. Bài viết tập trung phân tích các ánh xạ như: thực vật là từng giai đoạn của một đời người, thực vật là thâm canh mùa vụ, thực vật là bốn mùa trong năm. Từ khóa: ẩn dụ ý niệm, ẩn dụ thời gian thực vật, sự tương đồng. ABTRACT Plant metaphor of time in Chinese and Vietnamese languages The metaphors of time in Chinese and Vietnamese language are built on the human cognition of plant, which means bringing human understanding of the change in vegetation and the natural growth cycle of plants and reflecting in the category of time. As a result, the concept of time becomes tangible, more specific and easier to understand. This article focuses on analyzing a number of reflections in which plant is each stage in ones life; intensive crops, the four seasons throughout the year, etc. Keywords: conceptual Metaphors, plant conceptual metaphor of time, similarity. 1. Đặt vấn đề Ẩn dụ được hình thành từ hệ thống ý niệm, con người thường thông qua lối tư duy ẩn dụ để hiểu và giải thích những kinh nghiệm thường ngày và các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, không có tư duy ý niệm thì ẩn dụ không tồn tại. Ẩn dụ được hình thành dựa trên mối quan hệ ánh xạ giữa hai miền ý niệm. Lakoff (1980) dùng “Thuật ghi nhớ” (memonics) để nói rõ quan hệ ánh xạ giữa hai miền ý niệm. Mối quan hệ này được hiểu như là “MIỀN ĐÍCH LÀ MIỀN NGUỒN” (target domain is source domain) hoặc “MIỀN ĐÍCH XEM NHƯ LÀ/ NHƯ LÀ MIỀN NGUỒN” (target domain as source domain). Giữa miền nguồn và miền đích tồn tại một mối quan hệ đối ứng. Nếu như miền đích thường là những khái niệm trừu tượng, vô hình, khó hiểu, khó xác định, thì ngược lại, miền nguồn lại thường là những kinh nghiệm cụ thể, hữu hình, dễ hiểu, dễ xác định (Lakoff, 1980, p.142). * Email: maihoavt73@gmail.com 130 TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Võ Thị Mai Hoa Như chúng ta đã biết, thời gian là một khái niệm trừu tượng, vô hình, khó định lượng, nên thời gian thường được khái niệm hóa bằng “sự vật” vận động, tức là đem sự vật đã qua để diễn đạt thời gian đã qua, đem sự vật hiện hữu để biểu thị thời gian hiện tại, đem sự vật sắp xảy ra để biểu thị thời gian tương lai, giống như Augusstine từng nói “Nếu không có sự vật đã qua, thì không có thời gian đã qua; nếu không có sự vật đang hiện hữu, thì không có thời gian hiện tại; nếu không có sự vật sắp xảy ra, thì không có thời gian tương lai” (Wu Nian Yang, 2009, p.122), nghĩa là thời gian “quá khứ”, “hiện tại” và “tương lai” đều được cụ thể hóa bằng sự vật của quá khứ, hiện tại và tương lai. Thời gian là thứ không nhìn thấy, không cân đong đo đếm được, nhưng lại luôn luôn tồn tại trong đời sống thường ngày của chúng ta. Khái niệm thời gian thường được chúng ta diễn đạt bằng hình thức ẩn dụ, tức là mượn các khái niệm của những phạm trù khác để phóng chiếu đến phạm trù chỉ thời gian, để đạt được sự hiểu biết về thời gian. Giống như Zhu Rong, Huang Xi Ting (2000) từng nói: “Đặc trưng của thời gian về bản chất là ẩn dụ, không có sự hỗ trợ của ẩn dụ thì rất khó để diễn đạt khái niệm về thời gian, bởi thời gian là một khái niệm trừu tượng không thể tồn tại độc lập ngoài sự vận động của sự vật khách quan” (p.34). Thông qua khảo sát nguồn ngữ liệu, chúng tôi phát hiện rằng ẩn dụ dùng “thực vật” làm miền nguồn để phóng chiếu lên miền đích chỉ thời gian đều xuất hiện trong hai ngôn ngữ Hán và Việt. Điều này tạo nên sự tương đồng về ẩn dụ thời gian thực vật trong hai ngôn ngữ. Trên cơ sở lí luận về ẩn dụ ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận, bài viết tập trung phân tích những ẩn dụ mang tính chung liên quan đến “thực vật” trong hai ngôn ngữ Hán và Việt, từ đó xây dựng cơ chế tri nhận giữa các mối quan hệ ánh xạ giữa hai miền. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm về thời gian thực vật Liên quan đến mô thức vận động của thời gian, NingYu (1998) cho rằng: “Thời gian vận động theo ba dạng: dạng đường thẳng (Time as linear), dạng tuần hoàn (Time as cyclic) và dạng xoắn ốc (time as spiral). Thời gian trong tiếng Hán là dạng đường thẳng, từ quá khứ đến hiện tại rồi đến tương lai, hoặc hướng ngược lại đều là một đường ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ẩn dụ thời gian thực vật trong tiếng hán và tiếng việt TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 14, Số 11 (2017): 130-138 Vol. 14, No. 11 (2017): 130-138 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vn ẨN DỤ THỜI GIAN THỰC VẬT TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT Võ Thị Mai Hoa* Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế Ngày nhận bài: 13-02-2017; ngày nhận bài sửa: 13-8-2017; ngày duyệt đăng: 30-11-2017 TÓM TẮT Ẩn dụ chỉ thời gian trong tiếng Hán và tiếng Việt đều được xây dựng trên cơ chế tri nhận của con người về thực vật, tức là đem sự hiểu biết của con người về sự thay đổi của thực vật và chu kì sinh trưởng tự nhiên của thực vật để ánh xạ lên phạm trù chỉ thời gian, từ đó khiến cho khái niệm thời gian trở nên hữu hình, cụ thể hơn và dễ hiểu hơn. Bài viết tập trung phân tích các ánh xạ như: thực vật là từng giai đoạn của một đời người, thực vật là thâm canh mùa vụ, thực vật là bốn mùa trong năm. Từ khóa: ẩn dụ ý niệm, ẩn dụ thời gian thực vật, sự tương đồng. ABTRACT Plant metaphor of time in Chinese and Vietnamese languages The metaphors of time in Chinese and Vietnamese language are built on the human cognition of plant, which means bringing human understanding of the change in vegetation and the natural growth cycle of plants and reflecting in the category of time. As a result, the concept of time becomes tangible, more specific and easier to understand. This article focuses on analyzing a number of reflections in which plant is each stage in ones life; intensive crops, the four seasons throughout the year, etc. Keywords: conceptual Metaphors, plant conceptual metaphor of time, similarity. 1. Đặt vấn đề Ẩn dụ được hình thành từ hệ thống ý niệm, con người thường thông qua lối tư duy ẩn dụ để hiểu và giải thích những kinh nghiệm thường ngày và các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, không có tư duy ý niệm thì ẩn dụ không tồn tại. Ẩn dụ được hình thành dựa trên mối quan hệ ánh xạ giữa hai miền ý niệm. Lakoff (1980) dùng “Thuật ghi nhớ” (memonics) để nói rõ quan hệ ánh xạ giữa hai miền ý niệm. Mối quan hệ này được hiểu như là “MIỀN ĐÍCH LÀ MIỀN NGUỒN” (target domain is source domain) hoặc “MIỀN ĐÍCH XEM NHƯ LÀ/ NHƯ LÀ MIỀN NGUỒN” (target domain as source domain). Giữa miền nguồn và miền đích tồn tại một mối quan hệ đối ứng. Nếu như miền đích thường là những khái niệm trừu tượng, vô hình, khó hiểu, khó xác định, thì ngược lại, miền nguồn lại thường là những kinh nghiệm cụ thể, hữu hình, dễ hiểu, dễ xác định (Lakoff, 1980, p.142). * Email: maihoavt73@gmail.com 130 TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Võ Thị Mai Hoa Như chúng ta đã biết, thời gian là một khái niệm trừu tượng, vô hình, khó định lượng, nên thời gian thường được khái niệm hóa bằng “sự vật” vận động, tức là đem sự vật đã qua để diễn đạt thời gian đã qua, đem sự vật hiện hữu để biểu thị thời gian hiện tại, đem sự vật sắp xảy ra để biểu thị thời gian tương lai, giống như Augusstine từng nói “Nếu không có sự vật đã qua, thì không có thời gian đã qua; nếu không có sự vật đang hiện hữu, thì không có thời gian hiện tại; nếu không có sự vật sắp xảy ra, thì không có thời gian tương lai” (Wu Nian Yang, 2009, p.122), nghĩa là thời gian “quá khứ”, “hiện tại” và “tương lai” đều được cụ thể hóa bằng sự vật của quá khứ, hiện tại và tương lai. Thời gian là thứ không nhìn thấy, không cân đong đo đếm được, nhưng lại luôn luôn tồn tại trong đời sống thường ngày của chúng ta. Khái niệm thời gian thường được chúng ta diễn đạt bằng hình thức ẩn dụ, tức là mượn các khái niệm của những phạm trù khác để phóng chiếu đến phạm trù chỉ thời gian, để đạt được sự hiểu biết về thời gian. Giống như Zhu Rong, Huang Xi Ting (2000) từng nói: “Đặc trưng của thời gian về bản chất là ẩn dụ, không có sự hỗ trợ của ẩn dụ thì rất khó để diễn đạt khái niệm về thời gian, bởi thời gian là một khái niệm trừu tượng không thể tồn tại độc lập ngoài sự vận động của sự vật khách quan” (p.34). Thông qua khảo sát nguồn ngữ liệu, chúng tôi phát hiện rằng ẩn dụ dùng “thực vật” làm miền nguồn để phóng chiếu lên miền đích chỉ thời gian đều xuất hiện trong hai ngôn ngữ Hán và Việt. Điều này tạo nên sự tương đồng về ẩn dụ thời gian thực vật trong hai ngôn ngữ. Trên cơ sở lí luận về ẩn dụ ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận, bài viết tập trung phân tích những ẩn dụ mang tính chung liên quan đến “thực vật” trong hai ngôn ngữ Hán và Việt, từ đó xây dựng cơ chế tri nhận giữa các mối quan hệ ánh xạ giữa hai miền. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm về thời gian thực vật Liên quan đến mô thức vận động của thời gian, NingYu (1998) cho rằng: “Thời gian vận động theo ba dạng: dạng đường thẳng (Time as linear), dạng tuần hoàn (Time as cyclic) và dạng xoắn ốc (time as spiral). Thời gian trong tiếng Hán là dạng đường thẳng, từ quá khứ đến hiện tại rồi đến tương lai, hoặc hướng ngược lại đều là một đường ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ẩn dụ thời gian thực vật trong tiếng Hán Ẩn dụ thời gian thực vậttrong tiếng Việt Ẩn dụ ý niệm Sự tương đồng Ẩn dụ thời gianGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bàn về ẩn dụ ý niệm 水 nước với con người trong tiếng Hán
7 trang 143 0 0 -
Ẩn dụ ý niệm mùa xuân trong thơ Xuân Diệu và thơ Sonnet của William Shakespeare
7 trang 106 0 0 -
Ẩn dụ ý niệm con người là cây trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
12 trang 53 0 0 -
Diễn đạt ẩn dụ về cơn giận trong tiếng Anh từ góc nhìn tri nhận
5 trang 37 0 0 -
Ẩn dụ ý niệm về cuộc đời trong tiếng Việt nhìn từ miền nguồn màu sắc
12 trang 37 0 0 -
Ẩn dụ tri nhận về mùa Đông trong những bài hát tiếng Việt ở thế kỷ XX
5 trang 35 0 0 -
Ẩn dụ ý niệm phạm trù thực vật trong văn xuôi của Thích Nhất Hạnh
12 trang 33 0 0 -
Ẩn dụ ý niệm về 'sợi chỉ' trong thành ngữ và ca dao tiếng Việt
8 trang 33 0 0 -
4 trang 29 0 0
-
88 trang 29 0 0