An sinh xã hội đối với người lao động di cư từ nông thôn ra đô thị ở Việt Nam hiện nay
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 268.48 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nêu lên nguyên nhân thúc đẩy dòng người lao động di cư từ nông thôn ra đô thị và chính sách an sinh xã hội đối với người lao động di cư từ nông thôn ra đô thị ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
An sinh xã hội đối với người lao động di cư từ nông thôn ra đô thị ở Việt Nam hiện nay An sinh xã hội đối với người lao động di cư từ nông thôn ra đô thị ... AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY DƯƠNG CHÍ THIỆN* 1. Nguyên nhân thúc đẩy dòng người lao động di cư từ nông thôn ra đô thị Từ đầu thập kỷ 90 đến nay, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam, nông thôn thu hẹp dần, số lượng nông dân không còn đất sản xuất và thiếu việc làm ở nông thôn tăng cao, với dân số đô thị tăng nhanh, diện tích đô thị được mở rộng; tỷ lệ dân số đô thị tăng từ 18,5% tổng dân số (TDS) năm 1990, lên đến 25% TDS năm 2003, và đến năm 2010, dân số đô thị khoảng hơn 30% TDS. Trong khoảng 30 năm, dân số đô thị đã tăng lên 2,6 lần. Cùng với quá trình gia tăng dân số đô thị là quá trình mở rộng nhanh chóng diện tích đô thị. Theo số liệu của Bộ Xây dựng, diện tích đô thị ở Việt Nam đã tăng từ 630 km2 năm 1995 lên 1380 km2 vào năm 2000 (tăng 2,2 lần trong 5 năm), dự kiến tăng lên tới 2430 km2 vào năm 2010 (tăng 3,9 lần trong 15 năm) và tăng lên tới 4600 km2 vào năm 2020. Theo Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009, đến năm 2015 tỷ lệ đô thị cả nước là 38%, đến năm 2020 là 45% (tương đương với dân số đô thị khoảng 50 triệu người); đến năm 2025 là 50%. Quá trình tăng trưởng về kinh tế và đô thị hóa đi liền với sự phân hóa và chênh lệch mức sống về cơ hội việc làm và cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội giữa các khu vực, vùng miền gia tăng, nhất là giữa khu vực nông thôn và đô thị. Đô thị hóa nhanh tạo ra điều kiện và cơ hội việc làm ngày càng nhiều hơn ở khu vực đô thị, trong khi ở khu vực nông thôn đang thừa rất nhiều lao động. Đó là những yếu tố quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ dòng lao động di cư từ nông thôn ra đô thị - một trong những dòng di cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các dòng di cư chủ yếu hiện nay ở Việt Nam. 2. Vài nét về người lao động di cư từ nông thôn ra đô thị(*) 2.1. Qui mô Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999: Việt Nam có khoảng 4,5 triệu người di cư (chiếm khoảng 6,5% dân số), trong đó có 53% di cư đến đô thị (27% di cư từ nông thôn ra đô thị và 26% di cư từ đô thị đến đô thị). Số lượng di cư này (chưa bao gồm các hình thái di cư ngắn hạn, di cư theo thời vụ và di cư con lắc). Kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho biết: Việt Nam có khoảng 6,6 Tiến sỹ, Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. (*) 51 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5 (66) - 2013 triệu người di cư (chiếm khoảng 7,7% dân số), tăng khoảng 2,1 triệu người di cư so với năm 1999. Trong đó có khoảng 32% người di cư từ nông thôn ra các đô thị, (chưa bao gồm các hình thái di cư ngắn hạn, di cư theo thời vụ và di cư con lắc). Nếu tính cả số người di cư theo hình thái di cư thời vụ, di cư con lắc, di cư ngắn hạn, thì số lượng lao động di cư nông thôn – đô thị sẽ chiếm số lượng và tỷ lệ lớn hơn nhiều (dự đoán khoảng trên 50%). 2.2. Nơi đến chủ yếu Nơi đến chủ yếu của dòng lao động di cư từ nông thôn ra đô thị trong khoảng 20 năm gần đây chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn có tốc độ đô thị hóa nhanh, có mức tăng trưởng kinh tế cao, cụ thể như Thành phố Hồ Chí Minh (31%, thậm chí 50% dân số (DS) là người di cư trong 7/24 quận/huyện), Hà Nội (10% DS), Đà Nẵng (6,4% DS), ... Ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, dân số di cư đã làm tăng gấp đôi tổng dân số của 2 thành phố này. Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), năm 2005 người di cư nông thôn ra đô thị chiếm tới 1/3 dân số của Thành phố Hồ Chí Minh và 1/10 dân số của Hà Nội. Riêng thành phố Hà Nội, có tới 26.729 hộ (106.458 người) chiếm tới 3,2% dân số Hà Nội cũ là người các tỉnh về Hà Nội mua nhà để cư trú và làm ăn sinh sống ổn định (có đăng ký tạm trú dài hạn, gọi là diện KT3); có 2.717 hộ (81.939 người) chiếm 2,8% dân số Hà Nội cũ là người các tỉnh về Hà Nội thuê nhà trọ, ở nhờ để làm việc ngắn ngày 52 trong các doanh nghiệp, hoặc làm nghề tự do không ổn định (có đăng ký tạm trú ngắn hạn, gọi là diện KT 4); có 116.430 người chiếm khoảng 4% dân số Hà Nội cũ là các học sinh, sinh viên các tỉnh về thuê nhà tạm trú để đi học. Ngoài ra, còn có khoảng từ 5.000 đến 10.000 người tạm trú vãng lai tại các nhà trọ rẻ tiền để làm việc theo thời vụ tại Hà Nội (thường không đăng ký tạm trú, gọi là diện KT0). Nơi thu hút nhiều người di cư nhất, chẳng hạn như Thành phố Hồ Chí Minh với tỷ suất di cư thuần là 116%, Đà Nẵng là 77,9%, Đồng Nai là 64,4% và Hà Nội là 50%. Có lẽ trường hợp đặc thù nhất là tỉnh Bình Dương với tỷ suất di cư thuần lên tới 341,7% do có một số lượng lớn các khu công nghiệp đóng ở đây. 2.3. Một số đặc trưng chủ yếu của người lao động di cư từ nông thôn ra đô thị Di cư để nhằm mục đích chính tìm kiếm việc làm, lao động kiếm sống, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống. Bởi ở khu vực nông t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
An sinh xã hội đối với người lao động di cư từ nông thôn ra đô thị ở Việt Nam hiện nay An sinh xã hội đối với người lao động di cư từ nông thôn ra đô thị ... AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY DƯƠNG CHÍ THIỆN* 1. Nguyên nhân thúc đẩy dòng người lao động di cư từ nông thôn ra đô thị Từ đầu thập kỷ 90 đến nay, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam, nông thôn thu hẹp dần, số lượng nông dân không còn đất sản xuất và thiếu việc làm ở nông thôn tăng cao, với dân số đô thị tăng nhanh, diện tích đô thị được mở rộng; tỷ lệ dân số đô thị tăng từ 18,5% tổng dân số (TDS) năm 1990, lên đến 25% TDS năm 2003, và đến năm 2010, dân số đô thị khoảng hơn 30% TDS. Trong khoảng 30 năm, dân số đô thị đã tăng lên 2,6 lần. Cùng với quá trình gia tăng dân số đô thị là quá trình mở rộng nhanh chóng diện tích đô thị. Theo số liệu của Bộ Xây dựng, diện tích đô thị ở Việt Nam đã tăng từ 630 km2 năm 1995 lên 1380 km2 vào năm 2000 (tăng 2,2 lần trong 5 năm), dự kiến tăng lên tới 2430 km2 vào năm 2010 (tăng 3,9 lần trong 15 năm) và tăng lên tới 4600 km2 vào năm 2020. Theo Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009, đến năm 2015 tỷ lệ đô thị cả nước là 38%, đến năm 2020 là 45% (tương đương với dân số đô thị khoảng 50 triệu người); đến năm 2025 là 50%. Quá trình tăng trưởng về kinh tế và đô thị hóa đi liền với sự phân hóa và chênh lệch mức sống về cơ hội việc làm và cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội giữa các khu vực, vùng miền gia tăng, nhất là giữa khu vực nông thôn và đô thị. Đô thị hóa nhanh tạo ra điều kiện và cơ hội việc làm ngày càng nhiều hơn ở khu vực đô thị, trong khi ở khu vực nông thôn đang thừa rất nhiều lao động. Đó là những yếu tố quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ dòng lao động di cư từ nông thôn ra đô thị - một trong những dòng di cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các dòng di cư chủ yếu hiện nay ở Việt Nam. 2. Vài nét về người lao động di cư từ nông thôn ra đô thị(*) 2.1. Qui mô Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999: Việt Nam có khoảng 4,5 triệu người di cư (chiếm khoảng 6,5% dân số), trong đó có 53% di cư đến đô thị (27% di cư từ nông thôn ra đô thị và 26% di cư từ đô thị đến đô thị). Số lượng di cư này (chưa bao gồm các hình thái di cư ngắn hạn, di cư theo thời vụ và di cư con lắc). Kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho biết: Việt Nam có khoảng 6,6 Tiến sỹ, Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. (*) 51 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5 (66) - 2013 triệu người di cư (chiếm khoảng 7,7% dân số), tăng khoảng 2,1 triệu người di cư so với năm 1999. Trong đó có khoảng 32% người di cư từ nông thôn ra các đô thị, (chưa bao gồm các hình thái di cư ngắn hạn, di cư theo thời vụ và di cư con lắc). Nếu tính cả số người di cư theo hình thái di cư thời vụ, di cư con lắc, di cư ngắn hạn, thì số lượng lao động di cư nông thôn – đô thị sẽ chiếm số lượng và tỷ lệ lớn hơn nhiều (dự đoán khoảng trên 50%). 2.2. Nơi đến chủ yếu Nơi đến chủ yếu của dòng lao động di cư từ nông thôn ra đô thị trong khoảng 20 năm gần đây chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn có tốc độ đô thị hóa nhanh, có mức tăng trưởng kinh tế cao, cụ thể như Thành phố Hồ Chí Minh (31%, thậm chí 50% dân số (DS) là người di cư trong 7/24 quận/huyện), Hà Nội (10% DS), Đà Nẵng (6,4% DS), ... Ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, dân số di cư đã làm tăng gấp đôi tổng dân số của 2 thành phố này. Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), năm 2005 người di cư nông thôn ra đô thị chiếm tới 1/3 dân số của Thành phố Hồ Chí Minh và 1/10 dân số của Hà Nội. Riêng thành phố Hà Nội, có tới 26.729 hộ (106.458 người) chiếm tới 3,2% dân số Hà Nội cũ là người các tỉnh về Hà Nội mua nhà để cư trú và làm ăn sinh sống ổn định (có đăng ký tạm trú dài hạn, gọi là diện KT3); có 2.717 hộ (81.939 người) chiếm 2,8% dân số Hà Nội cũ là người các tỉnh về Hà Nội thuê nhà trọ, ở nhờ để làm việc ngắn ngày 52 trong các doanh nghiệp, hoặc làm nghề tự do không ổn định (có đăng ký tạm trú ngắn hạn, gọi là diện KT 4); có 116.430 người chiếm khoảng 4% dân số Hà Nội cũ là các học sinh, sinh viên các tỉnh về thuê nhà tạm trú để đi học. Ngoài ra, còn có khoảng từ 5.000 đến 10.000 người tạm trú vãng lai tại các nhà trọ rẻ tiền để làm việc theo thời vụ tại Hà Nội (thường không đăng ký tạm trú, gọi là diện KT0). Nơi thu hút nhiều người di cư nhất, chẳng hạn như Thành phố Hồ Chí Minh với tỷ suất di cư thuần là 116%, Đà Nẵng là 77,9%, Đồng Nai là 64,4% và Hà Nội là 50%. Có lẽ trường hợp đặc thù nhất là tỉnh Bình Dương với tỷ suất di cư thuần lên tới 341,7% do có một số lượng lớn các khu công nghiệp đóng ở đây. 2.3. Một số đặc trưng chủ yếu của người lao động di cư từ nông thôn ra đô thị Di cư để nhằm mục đích chính tìm kiếm việc làm, lao động kiếm sống, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống. Bởi ở khu vực nông t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
An sinh xã hội Chính sách xã hội Người lao động di cư Từ nông thôn ra đô thị Người lao động Việt Nam Người di cưGợi ý tài liệu liên quan:
-
18 trang 218 0 0
-
4 trang 179 0 0
-
8 trang 136 0 0
-
Tiểu luận cuối kì môn Chính sách xã hội
10 trang 122 0 0 -
Quan điểm của Minh Mạng về an sinh xã hội và việc thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
8 trang 115 0 0 -
13 trang 108 0 0
-
13 trang 92 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 trang 80 0 0 -
Chính sách phát triển bền vững và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
8 trang 76 0 0 -
3 trang 65 1 0
-
Chất lượng sống của người cao tuổi ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh
13 trang 62 0 0 -
Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình
9 trang 50 0 0 -
Ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô - Kinh tế Việt Nam năm 2009: Phần 2
141 trang 49 0 0 -
84 trang 48 0 0
-
21 trang 47 0 0
-
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ở Việt Nam
8 trang 47 0 0 -
18 trang 46 0 0
-
Sổ tay Tìm hiểu về an sinh xã hội
27 trang 45 0 0 -
Quản trị công tác xã hội chính sách và hoạch định: Phần 2
57 trang 45 1 0 -
2 trang 44 0 0