Thông tin tài liệu:
Theo các báo cáo về thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán của Việt Nam cuối năm 2006, thị trường Chứng khoán là một trong những lĩnh vực tài chính hoạt động sôi động nhất và có sự phát triển rất nhanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
AN TOÀN THÔNG TIN CHO CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN AN TOÀN THÔNG TIN CHO CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Theo các báo cáo về thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán của Việt Nam cuốinăm 2006, thị trường Chứng khoán là một trong những lĩnh vực tài chính hoạt động sôi độngnhất và có sự phát triển rất nhanh. Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động từ 7/2000, TTCK tập trungcủa Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong năm 2006 và dự đoán sẽcòn tăng mạnh trong năm 2007 cả về quy mô cũng như chất lượng. Cho đến nay, trên Trungtâm GD Chứng khoán TP.HCM đã có tới 106 loại cổ phiếu, sàn CK Hà Nội cũng đã đạt tớicon số 87 loại cổ phiếu. Theo các chuyên gia dự báo, trong thời gian tới, số lượng các công tychờ đăng kí niêm yết sẽ tăng lên rất nhanh đồng thời với số lượng các nhà đầu tư càng nhiều và mang tínhchuyên nghiệp hơn. Thị trường Chứng khoán ngày càng phát triển thì số lượng giao dịch và nhu cầu tìm hiểu thông tin của các nhà đầu tư ngày càng tăng. Để đáp ứng được các yêu cầu đó, ngày càng nhiều các công ty Chứng khoán được thành lập để giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thông tin và tiếp cận tới các cổ phiếu đang được niêm yết. Theo báo cáo tổng kết cuối năm 2006, hiện nay đã có 55 công ty Chứng khoán đi vào hoạt động, 6 tổ chức lưu kí chứng khoán và 18 ngân hàng thanh toán. Cáccông ty chứng khoán sẽ cạnh tranh mạnh mẽ để thu hút nhiều nhà đầu tư về phía mình bằngcách đưa ra nhiều phương thức cung cấp dịch vụ đảm bảo, tiện lợi và đầy đủ hơn. Phươngthức giao dịch chứng khoán trước đây yêu cầu nhà đầu tư phải đến các trung tâm giao dịchchứng khoán (TTGDCK) hoặc quầy môi giới của công ty chứng khoán đặt lệnh thì nay đã mởrộng qua các hình thức như đặt lệnh qua điện thoại, Internet. Các dịch vụ này ngày càng đượccác nhà đầu tư luôn bận bịu với công việc kinh doanh ưa chuộng, và không ít trong số họ lànhững nhà đầu tư rất lớn. Họ mong chờ sự xuất hiện của các hình thức dịch vụ trực tuyến đểcó thể dễ dàng ở bất kì đâu, tại bất kì thời điểm nào đều có thể nhanh chóng tra cứu cập nhậtthông tin, thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán. Chúng ta hãy nhìn lại quy trình mua bán chứng khoán được niêm yết tại các Trung tâmgiao dịch chứng khoán. Toàn bộ quy trình này được tiến hành theo 5 bước: • Bước 1: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán tại một công ty chứng khoán. • Bước 2: Công ty chứng khoán chuyển lệnh đó cho đại diện của công ty tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để nhập vào hệ thống giao dịch của Trung tâm. • Bước 3: Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán. • Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư. • Bước 5: Nhà đầu tư nhận chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền (nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3 ngày làm việc kể từ ngày mua bán. Bước 1 trong quy trình được các công ty Chứng khoán đa dạng hoá phương thức dịch vụ,làm chìa khoá cạnh tranh để có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư đến với mình. Tuy vậy bêncạch các hình thức dịch vụ, các công ty chứng khoán cần phải đảm bảo uy tính cũng như chấtlượng của các thông tin mà họ cung cấp cho nhà đầu tư.Mô hình trao đổi thông tin điển hình của công ty chứng khoán: 1 Hoạt động cung cấp thông tin của một công ty chứng khoán không chỉ nằm trong phạmvi cung cấp các dịch vụ tài chính và môi giới mua bán chứng khoán mà còn liên quan tới các hệthống thông tin của hai sàn giao dịch chứng khoán Hà nội và Tp.HCM, liên quan tới trao đổithông tin với các ngân hàng lưu kí Chứng khoán và thanh toán bù trừ. Do vậy, để vận hành tốtcác hoạt động này, hạ tầng CNTT của công ty Chứng khoán luôn phải đảm bảo tính sẵn sàngcao. Hệ thống đó phải có khả năng ngăn chặn và phòng chống các nguy cơ tiềm ẩn về mất antoàn của hệ thống CNTT khi dữ liệu xử lý được truyền chủ yếu qua hệ thống mạng côngcộng là Internet và mạng thoại. Các nguy cơ tiềm ẩn đó là gì?Nói một các tổng quát có thể phân loại các nguy cơ đó như sau: 1. Nguy cơ ngưng trệ hoạt động của hệ thống mạng do tắc ngẽn đường truyền. Các máy tính bị nhiễm virus sẽ nhanh chóng chiếm toàn bộ băng thông và làm tê liệt toàn bộ các hoạt động trao đổi thông tin trong mạng máy tính, các giao dịch mua bán chứng khoán điện tử. 2 2. Nguy cơ các hệ thống dịch vụ giao dịch trực tuyến bị kẻ xấu tấn công từ ngoài mạng Internet bằng nhiều hình thức tấn công từ chối dịch vụ (DoS) khác nhau 3. Nguy cơ bị kẻ xấu làm sai lệch thông tin khi thực hiện các giao dịch chứng khoán điện tử: - Thông tin giao dịch bị bắt khi truyền từ ‘nguồn’ tới ‘đích’ qua mạng Internet. Kẻ xấu có thể thay đổi thông tin hoặc chèn thêm các đoạn mã độc hại. Hiện nay nguy cơ này đã được các hãng bảo mật khuyến cáo sử dụng các phương pháp mã hoá dữ liệu trong khi truyền. 4. Nguy cơ bị lấy cắp các thông tin nhạy cảm như mã số đăng nhập tài khoản, username/ password, số PIN, số thẻ tín dụng ... qua các kĩ thuật lừa đảo ‘phishing’ và ‘farming‘ ngày càng được tin tặc cải tiến tinh vi. Khi các dịch vụ trực tuyến ngày càng mở rộng thì nguy cơ phá hoại, tấn công của tin tắcngày càng nhiều với độ tinh vi ngày càng cao. Các công ty Chứng khoán cần phải nhận thức rõkhi mở rộng các loại hình dịch vụ sẽ phải đi đôi với việc đầu tư một hạ tầng CNTT đảm bảovà an toàn. Từ mô hình trao đổi thông tin của các công ty chứng khoán, hạ tầng công nghệ thông tincủa công ty dưới góc nhìn của ...