Danh mục

Angkor xưa và nay phần 1

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 243.20 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Angkor xưa và nayÓc eo, Kiên Giang, Rạch Giá, núi Ba Thê, Long Xuyên, những địa danh mà tôi nhớ mãi sau khi mới bước vào trung học năm 1967 và lần đầu tiên làm bài tập lịch sử. Thầy tôi bảo chúng tôi phải đến viện bảo tàng Saigon trong thảo cầm viên để tìm hiểu về văn hóa và văn minh Phù Nam mà di vật khảo cổ đã được tìm thấy ở Óc Eo. Ở viện bảo tàng, tôi tìm tòi học hỏi sau đó viết và nộp bản báo cáo về các di vật của nền...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Angkor xưa và nay phần 1Angkor xưa và nayÓc eo, Kiên Giang, Rạch Giá, núi Ba Thê, Long Xuyên, những địadanh mà tôi nhớ mãi sau khi mới bước vào trung học năm 1967 vàlần đầu tiên làm bài tập lịch sử. Thầy tôi bảo chúng tôi phải đếnviện bảo tàng Saigon trong thảo cầm viên để tìm hiểu về văn hóavà văn minh Phù Nam mà di vật khảo cổ đã được tìm thấy ở ÓcEo. Ở viện bảo tàng, tôi tìm tòi học hỏi sau đó viết và nộp bản báocáo về các di vật của nền văn minh này. Trong đó có những đồngtiền cổ trên mặt khắc hình hoàng đế Antonious Pious của La Mã,chứng tỏ nền văn minh Óc Eo có liên hệ thương mãi hàng hải xaxôi với các nền văn minh Cận Đông và phương Tây. Đây là sự tiếpcận đầu tiên với một nền vãn hóa mới lạ và khác biệt với vãn hóacủa môi trường mà tôi sinh trưởng. Phù Nam, Chân Lạp, Angkor lànhững xã hội bị ảnh hưởng Ấn độ sớm ở Đông Nam Á. Di sản vănhóa Angkor đã truyền lại ở đất nước Cambodia và ảnh hưởng đếncác nước lân cận, Thái Lan và Lào. Sau này qua nhiều nãm sau, tôiđược đọc một số tác phẩm của nhà văn Lê Hương về lịch sử và vănhóa Khmer và ảnh hưởng vào đặc thù văn hóa Nam bộ, làm gợithêm trí tò mò học hỏi của tôi. Khăn quàng, canh chua là những thídụ đặc thù mà người dân Nam bộ mang vào từ văn hóa đời sốngngười Khmer khi tiếp cận và sinh sống chung với họ. Dấu ấn ảnhhưởng Khmer còn lưu lại khắp đồng bằng sông Cửu Long. Ngaycả ở Sài Gòn, Biên Hòa vẫn còn dấu tích xưa. Hiện nay ở ChâuĐốc, Long Xuyên, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh vẫn còn cộngđồng người Khmer cư ngụ ở các sóc, làng riêng biệt hay sốngchung với người Việt.Ngôn ngữ KhmerNgôn ngữ Khmer là ngôn ngữ cổ lâu đời nhất trên lục địa ĐôngNam Á, thuộc hệ Môn-Khmer. Tiếng Việt ngày nay có nhiều vếttích Môn-Khmer cho thấy cơ bản là dựa trên tầng cổ xưa này. Cácnhà ngôn ngữ học trước kia cũng đã từng xếp tiếng Việt là thuộchệ ngôn ngữ Môn-Khmer. Ngôn ngữ Môn-Khmer trãi rộng từMiến Điện qua Thái Lan đến Cambodia, cao nguyên Việt Nam.Nền văn minh Môn Dvaravati đã để lại nhiều dấu ấn từ Miến Điệnđến Thái Lan. Ở một số nơi trên Ấn-Độ còn có các sắc dân thiểu sốnói tiếng thuộc hệ ngôn ngữ Môn-Khmer. Các cư dân cổ nhất lànhững bộ lạc còn sót lại trên đảo Nicobar và Aldaman ở Ấn Độdương cũng cùng thuộc hệ ngôn ngữ. Có thể nói Môn-Khmer làngôn ngữ của dân cổ nhất Đông Nam Á. Một vài thí dụ về gốc liênhệ các từ cơ bản nhất trong tiếng Việt và các từ của các ngôn ngữthuộc hệ Môn-Khmer như: ăn, con, đất, mà, muỗi, mắt, ngà, ruột,rương, sá (đường sá), sông, tắm.Bẳng qua một thời gian lâu, đến nãm 1982, tôi bắt đầu tìm hiểu vềtriết lý Phật giáo nhân dịp viếng thăm Thái Lan, ở trong chùa trongmột làng gần thành phố Singburi. Chúng tôi ở nhà một người bạnThái trong vài ngày, anh bạn Thái vẫn còn trẻ của chúng tôi là mộtthầy tu. Sự tiếp đón ân cần của gia đình anh bạn làm tôi rất cảmđộng. Đời sống của họ ở thôn quê cũng không khác chi đời sống ởcác làng mạc Việt Nam. Thái Lan cũng như Cambodia đều chịuảnh hưởng của Phật giáo tăng già nguyên thủy (Theravada). Vănhóa Thái Lan từ kiến trúc, thần thoại, chữ viết .. là do sự tiếp nhậntừ di sản của người Môn và Khmer đã từng cư ngụ ở vùng này lâuđời trước khi người Thái di dân xuống từ Vân Nam sau khi MôngCổ đi chinh phục các tỉnh phía nam Trung quốc. Từ thành phốSingburi, tôi đến Ayuthaya, một kinh đô cổ của Thái Lan nay đã bịđổ nát, với một người bạn phật tử Úc vừa mới qui y đi cùng với giađình người bạn Thái. Ở Ayuthaya, tôi nhận thấy người Thái từ khiđi từ Vân Nam xuống sau sự chinh phục của Mông Cổ đã hấp thụvăn hóa Môn-Khmer, từ kiến trúc, tôn giáo, chữ viết, một cáchnhanh chóng và phát triển rực rỡ với đặc thù riêng biệt. Điều gì đãlàm một dân tộc đi chinh phục hấp thụ văn hóa cu/a dân tộc khácbị bại trận đã biến mất ?. Một câu hỏi khó trả lời nếu không tìmhiểu sâu sa nền văn minh Khmer.Tôi một mình tự tìm đường và phương tiện đến Phimai, nơi có ditích của một đền Khmer nổi tiếng, có kiến trúc cùng thời như ởAngkor. Đền đã đổ nát nằm giữa thành phố, gần chợ. Vào đền đidạo giữa cảnh đổ nát của nền văn minh xưa cổ, tôi rất bồi hồi. Hômđó tôi là du khách duy nhất, ngồi nói chuyện với anh bảo quản đền,anh còn rất trẻ làm cho Bộ Văn hóa Nghệ Thuật Hoàng gia Thái.Trong khoảng thời gian này và kéo dài mãi đến lúc cuối thập niên1980, Angkor bị biệt lập chìm trong hoang vu do chiến tranh vàhoàn cảnh chính trị thế giới lúc đó không cho phép kiến trúc vànền văn minh này được tiếp cận với thế giới bên ngoài. Vì khôngđến được Angkor, nên khi tạm đến một nơi có kiến trúc tương tựcủa một Angkor thu nhỏ cũng là một niềm an ủi cho tôi rồi.Bước sang thế kỷ 21, Cambodia đã thay đổi rất nhiều so với nhữngnăm đen tối khi Khmer Rouge vẫn còn là một cản trở cho bướctiến của dân tộc và đất nước Cambodia. Angkor đã trở thành nơidu lịch văn hóa thu hút du khách nước ngoài nhiều nhất ở đất nướcnày. Phi trường Siem Reap được Pháp giúp đỡ và tân trang trởthành một phi cảng quốc tế hiện đại, cửa ngỏ tới quần thể Angkorcá ...

Tài liệu được xem nhiều: