Anh hùng Phạm Tuân: Đằng sau những huyền thoạiDo đặc tính công việc của mình và do hoàn cảnh cá nhân, tôi đã có nhiều dịp tiếp xúc với những người anh mà sau này, trong thâm tâm tôi vẫn cứ muốn coi như những người bạn vong niên.Không đủ thời gian để nhiều dịp trò chuyện với nhau nhưng mỗi lần gặp nhau, dù trước đã bao nhiêu thời gian trôi qua kể từ lần hội ngộ cũ, chúng tôi vẫn không cảm thấy lạ lẫm với nhau và vẫn trò chuyện và ứng xử với nhau chân tình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Anh hùng Phạm Tuân: Đằng sau những huyền thoại Anh hùng Phạm Tuân: Đằng sau những huyền thoại Do đặc tính công việc của mình và do hoàn cảnh cá nhân, tôi đã có nhiều dịptiếp xúc với những người anh mà sau này, trong thâm tâm tôi vẫn cứ muốn coi nhưnhững người bạn vong niên. Không đủ thời gian để nhiều dịp trò chuyện với nhau nhưng mỗi lần gặp nhau,dù trước đã bao nhiêu thời gian trôi qua kể từ lần hội ngộ cũ, chúng tôi vẫn khôngcảm thấy lạ lẫm với nhau và vẫn trò chuyện và ứng xử với nhau chân tình gần gụi. Trong số những người mà tôi coi là những ông anh - ông bạn vong niên ấy, cóTrung tướng Phạm Tuân, Anh hùng Việt Nam và Liên Xô, phi hành gia vũ trụ. Tôi là một nhà thơ, không có tính thấy người sang bắt quàng làm họ và vớianh Phạm Tuân, trước và sau, tôi luôn lưu giữ trong lòng mình một niềm kínhtrọng và cảm mến vì thực sự, trong nhận thức của tôi, anh là một người lính chânchính, trong bất cứ tình huống nào vẫn luôn bảo tồn được đúng tính cách và phongđộ Bộ đội Cụ Hồ: bình dị, nhân nghĩa, hướng thiện, luôn biết thực hiện nhiệmvụ của mình một cách đủ đầy và trọn vẹn nhất, đúng phẩm chất thiên phú củamình nhất. Tự mình vươn lên Trong Từ điển bách khoa mở Wkipedia, bản tiếng Việt trên mạng Internet, cónhững dòng sau đây viết về Anh hùng Phạm Tuân (tôi đã biên tập lại một số từcho chuẩn xác hơn): Phạm Tuân sinh ngày 14/2/1947 tại xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnhThái Bình. Ông đi bộ đội, được tuyển vào Quân chủng Không quân nhân dân ViệtNam năm 1965, tốt nghiệp Trường Phi công quân sự ở Liên Xô năm 1967 và trởthành sỹ quan lái máy bay chiến đấu của Trung đoàn Không quân Sao Đỏ, thamgia chiến đấu bảo vệ vùng trời miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh ViệtNam. Vào đêm 27/12/1972, theo tài liệu lịch sử chính thức của QĐND Việt Nam, ôngbắn rơi một máy bay B-52 của Mỹ, trở thành người đầu tiên bắn hạ được loại máybay này từ trên không và trở về an toàn, nếu không kể một phi công khác tên là VũXuân Thiều đã tiêu diệt B-52 của không quân Mỹ bằng cách đâm thẳng máy baycủa mình vào đối phương… Chiếc MiG-21 của Phạm Tuân cất cánh hồi 22h16’ ngày 27/12/1972 từ sân baydã chiến Yên Bái, theo chiến thuật đi thấp kéo cao, bỏ qua hai tốp F4 để tiếp cậnhai chiếc B-52, bắn rơi một chiếc trên vùng trời phía Tây Hà Nội rồi trở về hạcánh xuống sân bay Yên Bái. Do thành tích này, ông được phong danh hiệu Anh hùng LLVTND Việt Namngày 3/9/1973, lúc này ông đang là Thượng úy Biên đội trưởng thuộc Đại đội 5,Trung đoàn 921, Sư đoàn Không quân 371. Năm 1978, Phạm Tuân được cử đi học tại Học viện Không quân Gagarin (LiênXô), năm sau chuyển loại sang bay vũ trụ. Phạm Tuân đ ược chọn vào đội bayquốc tế thứ sáu trong chương trình Intercosmos của Liên Xô ngày 1/4/1979. Phạm Tuân cùng với nhà du hành vũ trụ Xôviết Viktor Vasilyevich Gorbatkođược phóng vào không gian từ sân bay vũ trụ Baikonur trên tàu Soyuz 37 vàongày 23/7/1980, tức ngày 12 tháng 6 năm Canh Thân, và trở về trái đất ngày 31/7. Họ thực hiện nhiệm vụ trên trạm không gian Soyuz 6 cùng với hai nhà du hànhvũ trụ Xôviết khác. Trong toàn bộ thời gian trên quỹ đạo, Phạm Tuân đã tiến hànhcác thí nghiệm về hòa tan các mẫu khoáng chất trong tình trạng không trọng lực. Ông cũng tiến hành các thí nghiệm cây trồng trên bèo hoa dâu. Phạm Tuân cũngchụp ảnh Việt Nam từ quỹ đạo trái đất. Phạm Tuân ở trong không gian trong vòng7 ngày 20h và 42’. Ông đã thực hiện tổng cộng 142 vòng quanh trái đất. Với thành tích này, ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam(1980), Huân chương Hồ Chí Minh ở tuổi 33, cấp bậc Trung tá. Cùng năm đó, ôngcũng vinh dự trở thành một trong những người nước ngoài đầu tiên được trao tặngdanh hiệu Anh hùng Liên Xô, Huân chương Lênin. Như vậy, ông là người Việt Nam duy nhất ba lần được trao tặng danh hiệu Anhhùng (Anh hùng LLVTND và Anh hùng Lao động của Việt Nam, Anh hùng LiênXô). Ông còn được trao Giải thưởng Pyotr Đại đế đầu tiên do Quỹ Những nhà quảnlý giỏi nhất thời đại mới của Nga tổ chức. Ông tốt nghiệp Học viện Không quânGagarin (Liên Xô) năm 1982. Năm 1989, ông là Phó T ư lệnh Chính trị Quânchủng Không quân. Ông hiện mang quân hàm Trung tướng (từ 1999) của Không quân Việt Nam,giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trực thuộc Bộ Quốcphòng (từ 2000). Với những gì cá nhân tôi biết, có thể nói thêm rằng, năm tới Anh hùng PhạmTuân sẽ tới tuổi về hưu như nhiều đồng chí, đồng đội cùng năm sinh với anh. Trong dịp gặp gỡ gần đây nhất với một số đồng đội cũ để chào mừng dịp kỷniệm ngày 22/12 (ngày Quốc phòng toàn dân, ngày thành lập QĐND Việt Nam)năm nay, Anh hùng Phạm Tuân đã cười rất sảng khoái, nói: Năm tới nghỉ hưurồi, sẽ có nhiều dịp hơn để gặp gỡ bạn bè, đồng đội. Người nông dân cày xong thửa ruộng một cách chu tất có lẽ cũng chỉ có thể cóđược một nụ cười hồn hậu và mãn nguyện như thế là cùng. Tôi nhìn anh cười vàcàng yêu quý anh hơn bởi sự bình dị và thân t ...