Danh mục

ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH ĐỐI VỚI LIỀU DÙNG VÀ NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNH LIỀU CỦA THUỐC

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 289.79 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chứng vô toan (achlorhydia) gặp ở người cao tuổi, pH của dịch vị dạ dày tăng cao và mức tiết acid của dạ dày có thể giảm đến 25 - 30% so với một thanh niên 25 tuổi. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc có độ hòa tan phụ thuộc vào pH. Sự hấp thu thuốc ở ruột non không bị ảnh hưởng. Bệnh đường ruột gây nhiều biến đổi về sinh lý bệnh học ảnh hưởng đến độ hấp thu của thuốc. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH ĐỐI VỚI LIỀU DÙNG VÀ NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNH LIỀU CỦA THUỐCẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH ĐỐI VỚI LIỀU DÙNG VÀ NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNH LIỀU CỦA THUỐCCÁC BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓAChứng vô toan (achlorhydia) gặp ở người cao tuổi, pH của dịch vị dạ dàytăng cao và mức tiết acid của dạ dày có thể giảm đến 25 - 30% so với mộtthanh niên 25 tuổi. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc cóđộ hòa tan phụ thuộc vào pH. Sự hấp thu thuốc ở ruột non không bị ảnhhưởng.Bệnh đường ruột gây nhiều biến đổi về sinh lý bệnh học ảnh hưởng đến độhấp thu của thuốc. Diện tích bình thường của ruột giảm đi làm giảm hấp thu,nhu động dạ dày tăng lên, pH đường tiêu hóa thay đổi, tuần hoàn ruột - gangiảm, tính thấm của thành ruột tăng, chuyển hóa thuốc trong ruột giảm vàhoạt tính của các enzym khác nhau bao gồm các esterase cũng bị giảm. Hậuquả phức tạp. Một số thuốc bị giảm hấp thu như amoxicilin, pivampicilin,nhưng hấp thu một số thuốc khác như cephalexin lại tăng. Hấp thu acid folictrong thức ăn bị giảm đến mức người bệnh có thể bị thiếu acid folic, hoặccó nguy cơ nhiễm độc tủy xương nặng nếu điều trị người bệnh bằngtrimethoprim - sulfame- thoxazol.Bệnh Crohn gây nhiều biến đổi khác nhau có thể ảnh hưởng đến hấp thuthuốc. Diện tích hấp thu của ruột giảm, thành ruột dày lên và vi khuẩn chíđường ruột bị rối loạn. Hấp thu cotrimoxazol (trimethoprim - sulfa-methoxazol) bị ảnh hưởng theo hai chiều ngược nhau: Hấp thu trimethoprimgiảm, ngược lại hấp thu sulfa- methoxazol lại tăng.Hội chứng kém hấp thu không nhất thiết là kém hấp thu thuốc. Thực tế cómột số thuốc lại được hấp thu nhiều lên mặc dù người bệnh đang bị hộichứng kém hấp thu (có nghĩa là quá trình hấp thu thức ăn bị giảm).Trong lâm sàng, thay đổi hấp thu thuốc nổi trội nhất là do nôn và ỉa chảy, dođó cần đặc biệt quan tâm khi cho người bệnh dùng thuốc.BỆNH THẬNRối loạn chức năng thận có thể ảnh hưởng đến trị liệu bằng thuốc vì nhữnglý do sau:1. Dược động học của thuốc có thể bị thay đổi do giảm đào thải các thuốcmà bình thường được thải trừ hoàn toàn hoặc chủ yếu qua thận. Bệnh thậncũng có thể làm giảm gắn kết thuốc với protein và làm thay đổi hoặc giả mchuyển hóa thuốc ở gan.2. Hiệu quả của thuốc có thể bị thay đổi.3. Hiện trạng lâm sàng của người bệnh có thể xấu đi.4. Tác dụng có hại của thuốc có thể tăng lên.Thay đổi dược động họcThận là một trong những đường thải trừ chủ yếu của thuốc, do đó khi chứcnăng thận bị giảm thì việc thải trừ thuốc có thể bị ảnh hưởng. Về nguyên tắc,để điều chỉnh liều của thuốc cho người bị bệnh thận, trước hết cần xem loạ ithuốc đó có thải trừ hoàn toàn qua thận hay không và thuốc có độc hại nhưthế nào.Đối với nhiều loại thuốc mà tác dụng phụ chỉ liên quan rất ít hoặc không liênquan đến liều dùng thì thường không phải tính liều điều chỉnh một cách thậtchính xác mà chỉ cần một phác đồ giảm liều đơn giản.Đối với các thuốc độc hại hơn, có khoảng an toàn hẹp thì khi thận suy phảiđiều chỉnh liều dựa vào mức lọc cầu thận.Đối với các thuốc mà hiệu lực và độc tính có liên quan chặt chẽ với nồng độthuốc trong huyết tương thì phác đồ điều trị khuyến cáo chỉ nên coi là mộthướng dẫn ban đầu. Trong quá trình điều trị phải thăm dò liều cẩn thận, dựatrên đáp ứng lâm sàng và định lượng nồng độ thuốc trong huyết tương. Nhưvậy đối với người bị bệnh thận mà phải dùng những thuốc loại này thì cầnđược điều trị và theo dõi ở các bệnh viện chuyên khoa mà không nên điềutrị ở các tuyến khác.Tổng liều duy trì hàng ngày của mỗi thuốc có thể giảm xuống bằng cách hạthấp liều dùng hàng ngày hoặc kéo dài khoảng cách giữa các liều. Đối vớimột số thuốc cần phải giảm liều duy trì nhưng lại muốn có tác dụng ngay thìtốt nhất là cho một liều nạp lớn hơn liều đầu duy trì. Bởi vì nếu cho đềuđặn liều duy trì đã giảm thì phải mất hơn 5 lần nửa đời thải trừ nồng độthuốc trong huyết tương mới đạt được trạng thái ổn định. Do nửa đời thải trừcủa thuốc kéo dài ở người suy thận cho nên muốn đạt nồng độ thuốc ở trạngthái ổn định trong huyết tương thì phải mất nhiều thời gian hơn. Đối vớinhiều loại thuốc, sau khi giảm liều phải mất nhiều ngày mới đạt được nồngđộ điều trị trong huyết tương. Theo thường lệ thì liều nạp ở người suythận có thể cho ngang liều ban đầu của người bệnh có chức năng thận bìnhthường, các liều tiếp theo phải giảm.Để đánh giá tác động của rối loạn chức năng thận đối với việc sử dụngthuốc, chúng ta có thể tính độ thanh thải (clearance) của thuốc. Thuật ngữthanh thải có thể biểu thị bằng phương trình đơn giản là clearance = K x Vd,trong đó K là hằng số thải trừ, Vd là thể tích phân bố. Hằng số thải trừ Kđược tính theo phương trình ln2 chia cho thời gian nửa đời thải trừ củathuốc (ln2 = 0,693), nửa đời của thuốc có ghi trong các chuyên luận thuốccủa Dược thư quốc gia Việt Nam. Như vậy K = 0,693/t1/2 (K là hằng số thảitrừ của thuốc tức là bằng tổng của nhiều hằng số t ...

Tài liệu được xem nhiều: