Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 296.50 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để nghiên cứu phát triển cà phê bền vững thì việc đánh giá tác động của các yếu tố đầu vào, trang bị kiến thức nông nghiệp cho hộ nông dân, cung cấp vốn đầu tư cho cây cà phê là rất quan trọng. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích cho những người làm công tác quản lý ngành nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông, các hộ gia đình trồng cà phê trong việc đầu tư, qui hoạch và phát triển cà phê của tỉnh Đắk Lắk cho năng suất cao, ổn định và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ĐẾN PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Mai Văn Xuân, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Nguyễn Văn Hoá, Trường Đại học Tây Nguyên TÓM TẮT Cà phê đã đem lại thu nhập cho nhiều hộ gia đình, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh Đắk Lắk. Qua phân tích đánh giá cho thấy, năng suất cà phê của nhóm hộ điều tra đạt bình quân 2,54 tấn/ha. Tỷ lệ của các hộ thực hiện các biện pháp kỹ thuật bón phân và tưới nước hợp lý chiếm tỷ lệ thấp (tương ứng chỉ đạt 30,8% và 16,2%). Qua đó cho thấy, phát triển cà phê kém bền vững về kỹ thuật. Phân tích vai trò của nguồn nước cho thấy, phần lớn các hộ được phỏng vấn đều cho biết nguồn nước hết sức quan trọng cho việc sản xuất cà phê nguy cơ giảm trong tương lai (phụ lục 1). Để sản xuất kinh doanh cà phê, ngoài nguồn nước, các yếu tố khác như chất lượng đất, kỹ thuật chăm sóc cà phê, vốn và kinh nghiệm trồng cà phê là những yếu tố rất quan trọng cho việc phát triển bền vững cây cà phê. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê niên vụ 2008/2009 của các hộ đạt tương đối cao. Phân tích các nhân tố tác động đến phát triển cà phê bền vững cho thấy, vốn, lao động và đất là những yếu tố góp phần quan trọng gia tăng năng suất cà phê. Việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật tốt (tưới nước, bón phân, chống xói mòn đất, trồng cây chắn gió), làm tốt công tác khuyến nông đều góp phần gia tăng năng suất cà phê. 1. Đặt vấn đề Trong các tỉnh ở Tây Nguyên, Đắk Lắk là tỉnh trồng cà phê sớm nhất, có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trồng trọt nên năng suất cà phê đạt cao nhất trong vùng. Tuy nhiên, việc trồng cà phê ở đây vẫn có những bất cập, các hộ dân thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê, mức độ đầu tư thâm canh thấp, trình độ sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên năng suất, chất lượng và hiệu quả không ổn định. Năng suất cà phê của tỉnh Đắk Lắk cao nhưng không ổn định, trong khi những năm gần đây giá cả đầu vào tăng mạnh, nhất là trong các năm 2007 - 2010 giá phân bón, nhân công đã tăng 25 - 30% so với năm trước. Bên cạnh đó giá cà phê lại biến động, phụ thuộc vào giá cà phê của thế giới. Do đó, có những thời điểm mặc dù giá đầu vào tăng mạnh, nhưng giá cà phê lại giảm, làm cho người trồng cà phê bị thua lỗ, không có khả năng đầu tư tiếp. Vườn cà phê vì thế mà khó có khả năng phục hồi và cho năng suất cao trong các niên vụ tiếp theo. 135 Bên cạnh đó, Đắk Lắk có hơn 85% diện tích cà phê là của người dân (bình quân diện tích cà phê nông hộ biến động từ 0,4 ha -2 ha), chỉ khoảng 15% diện tích thuộc các công ty, nông trường. Vì thế, sản xuất cà phê của Đắk Lắk vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Nông dân chủ yếu sản xuất tự phát, theo kinh nghiệm dẫn tới chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường thấp. Để nghiên cứu phát triển cà phê bền vững thì việc đánh giá tác động của các yếu tố đầu vào, trang bị kiến thức nông nghiệp cho hộ nông dân, cung cấp vốn đầu tư cho cây cà phê là rất quan trọng. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích cho những người làm công tác quản lý ngành nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông, các hộ gia đình trồng cà phê trong việc đầu tư, qui hoạch và phát triển cà phê của tỉnh Đắk Lắk cho năng suất cao, ổn định và hiệu quả hơn trong thời gian tới. 2. Phương pháp nghiên cứu Để phân tích đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến phát triển cà phê bền vững, trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi giới hạn chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đăk Lắk. Thước đo hiệu quả và kết quả kinh tế cây cà phê là năng suất và sản lượng cà phê từ kết quả sản xuất kinh doanh cà phê năm 2009 (dạng hàm tuyến tính và dạng hàm Cobb-douglas). (1) Hàm sản xuất Cobb-douglas dùng để nghiên cứu lợi ích nhờ qui mô. Mục tiêu của mô hình này nhằm nghiên cứu lợi ích mang lại từ sản xuất kinh doanh cà phê của các hộ phụ thuộc vào qui mô đầu tư các yếu tố đầu vào như thế nào. Mô hình tổng quát như sau: Y = aX 1b1 X 2b 2 X 3b3eα 1D1+α 2 D 2+α 3 D 3+α 4 D 4+α 5 D5 (mô hình 1) (2) Hàm tuyến tính dùng để nghiên cứu năng suất biên của các yếu tố đầu vào. Mục tiêu của mô hình này nhằm nghiên cứu ảnh hưởng biên của các biến đầu vào đến năng suất cà phê của các hộ. Mô hình tổng quát như sau: Y=a+b1X1+b2X2+b3X3+ α1D1+ α2D2+α3D3+ α4D4+α5D5 (mô hình 2) Trong đó: - Y (biến phụ thuộc): Sản lượng (mô hình 1), năng suất (mô hình 2) cà phê của hộ gia đình trong năm. - a là hệ số tự do của mô hình hồi qui. - b1, b2, b3 là hệ số co dãn của biến phụ thuộc đối với các biến độc lập (mô hình 1); năng suất biên của các biến đầu vào (mô hình 2). Các hệ số này được ước lượng bằng phương pháp hồi qui. - α1, α2, α3, α4, α5, là các tham số của biến định tính. - X1, X2, X3 lần lượt là những biến độc lập tổng diện tích cà phê kinh doanh, 136 tổng vốn cho sản xuất cà phê và tổng công lao động của hộ (mô hình 1); Diện tích cà phê của hộ, vốn cho sản xuất và công lao động tính bình quân trên ha cà phê kinh doanh (mô hình 2). - D1, D2, D3, D4, D5 lần lượt là các biến định tính trồng cây chắn gió, biện pháp chống xói mòn đất, tham gia tập huấn đào tạo về khuyến nông, phương pháp bón phân, phương pháp tưới nước. Số liệu được khảo sát đối với 500 hộ tại 30 xã, phường thuộc 08 huyện, thị xã: huyện CưKuin, huyện Krông Ana, huyện Lắk, huyện Krông Bông, huyện CưM’gar, thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Búk và Krông Pắk thuộc tỉnh Đắk Lắk. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Phân tích thống kê mô tả các nhân tố tác động đến phát triển cà phê bền vững 3.1.1. Tác động của phương pháp bón phân và tưới nước cho cây cà phê Theo tài liệu của Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (1999) khuyến cáo cho tỉnh Đắk Lắk và theo phân tích của tác giả kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia về cà phê, điều kiện thời tiết, khí hậu, lượng mưa tỉnh Đắk Lắk thì việc bón phân, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ĐẾN PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Mai Văn Xuân, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Nguyễn Văn Hoá, Trường Đại học Tây Nguyên TÓM TẮT Cà phê đã đem lại thu nhập cho nhiều hộ gia đình, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh Đắk Lắk. Qua phân tích đánh giá cho thấy, năng suất cà phê của nhóm hộ điều tra đạt bình quân 2,54 tấn/ha. Tỷ lệ của các hộ thực hiện các biện pháp kỹ thuật bón phân và tưới nước hợp lý chiếm tỷ lệ thấp (tương ứng chỉ đạt 30,8% và 16,2%). Qua đó cho thấy, phát triển cà phê kém bền vững về kỹ thuật. Phân tích vai trò của nguồn nước cho thấy, phần lớn các hộ được phỏng vấn đều cho biết nguồn nước hết sức quan trọng cho việc sản xuất cà phê nguy cơ giảm trong tương lai (phụ lục 1). Để sản xuất kinh doanh cà phê, ngoài nguồn nước, các yếu tố khác như chất lượng đất, kỹ thuật chăm sóc cà phê, vốn và kinh nghiệm trồng cà phê là những yếu tố rất quan trọng cho việc phát triển bền vững cây cà phê. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê niên vụ 2008/2009 của các hộ đạt tương đối cao. Phân tích các nhân tố tác động đến phát triển cà phê bền vững cho thấy, vốn, lao động và đất là những yếu tố góp phần quan trọng gia tăng năng suất cà phê. Việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật tốt (tưới nước, bón phân, chống xói mòn đất, trồng cây chắn gió), làm tốt công tác khuyến nông đều góp phần gia tăng năng suất cà phê. 1. Đặt vấn đề Trong các tỉnh ở Tây Nguyên, Đắk Lắk là tỉnh trồng cà phê sớm nhất, có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trồng trọt nên năng suất cà phê đạt cao nhất trong vùng. Tuy nhiên, việc trồng cà phê ở đây vẫn có những bất cập, các hộ dân thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê, mức độ đầu tư thâm canh thấp, trình độ sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên năng suất, chất lượng và hiệu quả không ổn định. Năng suất cà phê của tỉnh Đắk Lắk cao nhưng không ổn định, trong khi những năm gần đây giá cả đầu vào tăng mạnh, nhất là trong các năm 2007 - 2010 giá phân bón, nhân công đã tăng 25 - 30% so với năm trước. Bên cạnh đó giá cà phê lại biến động, phụ thuộc vào giá cà phê của thế giới. Do đó, có những thời điểm mặc dù giá đầu vào tăng mạnh, nhưng giá cà phê lại giảm, làm cho người trồng cà phê bị thua lỗ, không có khả năng đầu tư tiếp. Vườn cà phê vì thế mà khó có khả năng phục hồi và cho năng suất cao trong các niên vụ tiếp theo. 135 Bên cạnh đó, Đắk Lắk có hơn 85% diện tích cà phê là của người dân (bình quân diện tích cà phê nông hộ biến động từ 0,4 ha -2 ha), chỉ khoảng 15% diện tích thuộc các công ty, nông trường. Vì thế, sản xuất cà phê của Đắk Lắk vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Nông dân chủ yếu sản xuất tự phát, theo kinh nghiệm dẫn tới chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường thấp. Để nghiên cứu phát triển cà phê bền vững thì việc đánh giá tác động của các yếu tố đầu vào, trang bị kiến thức nông nghiệp cho hộ nông dân, cung cấp vốn đầu tư cho cây cà phê là rất quan trọng. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích cho những người làm công tác quản lý ngành nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông, các hộ gia đình trồng cà phê trong việc đầu tư, qui hoạch và phát triển cà phê của tỉnh Đắk Lắk cho năng suất cao, ổn định và hiệu quả hơn trong thời gian tới. 2. Phương pháp nghiên cứu Để phân tích đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến phát triển cà phê bền vững, trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi giới hạn chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đăk Lắk. Thước đo hiệu quả và kết quả kinh tế cây cà phê là năng suất và sản lượng cà phê từ kết quả sản xuất kinh doanh cà phê năm 2009 (dạng hàm tuyến tính và dạng hàm Cobb-douglas). (1) Hàm sản xuất Cobb-douglas dùng để nghiên cứu lợi ích nhờ qui mô. Mục tiêu của mô hình này nhằm nghiên cứu lợi ích mang lại từ sản xuất kinh doanh cà phê của các hộ phụ thuộc vào qui mô đầu tư các yếu tố đầu vào như thế nào. Mô hình tổng quát như sau: Y = aX 1b1 X 2b 2 X 3b3eα 1D1+α 2 D 2+α 3 D 3+α 4 D 4+α 5 D5 (mô hình 1) (2) Hàm tuyến tính dùng để nghiên cứu năng suất biên của các yếu tố đầu vào. Mục tiêu của mô hình này nhằm nghiên cứu ảnh hưởng biên của các biến đầu vào đến năng suất cà phê của các hộ. Mô hình tổng quát như sau: Y=a+b1X1+b2X2+b3X3+ α1D1+ α2D2+α3D3+ α4D4+α5D5 (mô hình 2) Trong đó: - Y (biến phụ thuộc): Sản lượng (mô hình 1), năng suất (mô hình 2) cà phê của hộ gia đình trong năm. - a là hệ số tự do của mô hình hồi qui. - b1, b2, b3 là hệ số co dãn của biến phụ thuộc đối với các biến độc lập (mô hình 1); năng suất biên của các biến đầu vào (mô hình 2). Các hệ số này được ước lượng bằng phương pháp hồi qui. - α1, α2, α3, α4, α5, là các tham số của biến định tính. - X1, X2, X3 lần lượt là những biến độc lập tổng diện tích cà phê kinh doanh, 136 tổng vốn cho sản xuất cà phê và tổng công lao động của hộ (mô hình 1); Diện tích cà phê của hộ, vốn cho sản xuất và công lao động tính bình quân trên ha cà phê kinh doanh (mô hình 2). - D1, D2, D3, D4, D5 lần lượt là các biến định tính trồng cây chắn gió, biện pháp chống xói mòn đất, tham gia tập huấn đào tạo về khuyến nông, phương pháp bón phân, phương pháp tưới nước. Số liệu được khảo sát đối với 500 hộ tại 30 xã, phường thuộc 08 huyện, thị xã: huyện CưKuin, huyện Krông Ana, huyện Lắk, huyện Krông Bông, huyện CưM’gar, thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Búk và Krông Pắk thuộc tỉnh Đắk Lắk. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Phân tích thống kê mô tả các nhân tố tác động đến phát triển cà phê bền vững 3.1.1. Tác động của phương pháp bón phân và tưới nước cho cây cà phê Theo tài liệu của Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (1999) khuyến cáo cho tỉnh Đắk Lắk và theo phân tích của tác giả kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia về cà phê, điều kiện thời tiết, khí hậu, lượng mưa tỉnh Đắk Lắk thì việc bón phân, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển cà phê bền vững Tỉnh Đắk Lắk Sản lượng cà phê Cây cà phê Hiệu quả kinh tế Hộ gia đìnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
So sánh hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình luân canh Artemia – tôm và chuyên canh
10 trang 134 0 0 -
Giải pháp tăng trưởng xanh về hiệu quả kinh tế trong phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Long An
15 trang 77 0 0 -
Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND
18 trang 76 0 0 -
Quyết định số 47/2012/QĐ-UBND
8 trang 73 0 0 -
Báo cáo dự án: Đầu tư xây dựng khách sạn 3 sao Phú Nhuận
22 trang 40 0 0 -
26 trang 37 0 0
-
26 trang 36 0 0
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
9 trang 36 0 0 -
Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
7 trang 34 0 0 -
97 trang 28 0 0