Danh mục

Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội và các yếu tố đáp ứng điều trị, chăm sóc và kỳ thị tới tình trạng sức khỏe của trẻ em nhiễm HIV - Bùi Thị Hạnh

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 306.35 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội và các yếu tố đáp ứng điều trị, chăm sóc và kỳ thị tới tình trạng sức khỏe của trẻ em nhiễm HIV được thực hiện nhằm mô tả các điều kiện kinh tế - xã hội và gia đình của trẻ em nhiễm HIV; đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội và y tế đến sức khỏe trẻ em nhiễm HIV thông qua đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả điều trị ARV của các em đến điều trị tại các phòng khám ngoại trú.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội và các yếu tố đáp ứng điều trị, chăm sóc và kỳ thị tới tình trạng sức khỏe của trẻ em nhiễm HIV - Bùi Thị Hạnh46 Ảnhhội Xã hưởng học sốcủa các yếu 1 (117), tố kinh tế−xã hội và... 2012 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ−XÃ HỘI VÀ CÁC YẾU TỐ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, CHĂM SÓC VÀ KỲ THỊ TỚI TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA TRẺ EM NHIỄM HIV BÙI THỊ HẠNH ∗ F 7 Bài viết này dựa vào thông tin thu được từ dự án nghiên cứu “Trẻ em nhiễm HIV ởViệt Nam: các nhân tố ảnh hưởng tới tiếp cận và chăm sóc y tế”. Mục tiêu của dự án làđánh giá ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế−xã hội đến hiệu quả chăm sóc cho trẻ emnhiễm HIV (gồm cả tiếp cận chẩn đoán và điều trị đi kèm với việc theo dõi y tế). Nghiêncứu này do 5 cơ quan hợp tác thực hiện: Viện nghiên cứu phòng chống viêm gan siêu vitrùng và HIV/AIDS (ARNS) - Cộng hòa Pháp; Bệnh viện Nhi đồng 1; Viện Phát triển bềnvững vùng Nam bộ - Viện Khoa học xã hội Việt Nam (SISD-VASS); Bệnh viện nhiTrung Ương và Viện Dân số và các vấn đề xã hội - Trường đại học Kinh tế quốc dân(IPSS-NEU). Nghiên cứu này sử dụng cả thông tin định tính và định lượng, thực hiện từtháng 5/2009 đến tháng 7/2010, tại 4 phòng khám ngoại trú dành cho trẻ em nhiễm HIV ởHà Nội (Bệnh viện Nhi Trung ương) và thành phố Hồ Chí Minh (Bệnh viện Nhi đồng 1,Bệnh viện Nhi đồng 2 và Phòng khám An Hòa). Tổng số có 699 người chăm sóc/ngườiđưa trẻ em nhiễm HIV đến khám định kỳ tại các phòng khám ngoại trú trả lời phỏng vấntrực tiếp bằng bảng hỏi thiết kế sẵn (200 ở Hà Nội và 499 ở thành phố Hồ Chí Minh(TP.HCM)). Trong nghiên cứu có 64 phỏng vấn sâu cá nhân (40 tại TP.HCM và 24 tại HàNội) được thực hiện đối với người chăm sóc/đưa trẻ đến khám định kỳ tại các phòngkhám ngoại trú. Trẻ em được lựa chọn trong mẫu nghiên cứu cần có thời gian điều trị tạicơ sở y tế được khảo sát từ 12 tháng trở lên. Bài viết này nhằm mô tả các điều kiện kinh tế−xã hội và gia đình của trẻ em nhiễmHIV; đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế−xã hội và y tế đến sức khỏe của trẻ emnhiễm HIV, thông qua đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố trên đến hiệu quả điều trịARV của các trẻ em đến điều trị tại các phòng khám ngoại trú nói trên. 1. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước 1.1. Kinh nghiệm quốc tế Hiện nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế-xãhội đến sức khỏe của trẻ em nhiễm HIV. Các nghiên cứu này được thực hiện ở Châu Á(Thái Lan), cận Sahara-Châu Phi (Nam Phi, Zambia, Uganda), châu Âu (Tây Ban Nha,UK/Ireland). Kết quả của các nghiên cứu này cho thấy: - Việc điều trị ART cho trẻ em được bắt đầu muộn hơn so với người lớn, nhưng đãthu được kết quả tốt. Điều trị ART cho trẻ em còn được bắt đầu muộn hơn so với ngườilớn và còn nhiều hạn chế (Avina Sarna, Scott Kellerman, 2010). Cuối năm 2008, mức độ∗ ThS, Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Đại học Kinh tế quốc dân. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học, www.ios.org.vn Bùi Thị Hạnh 47bao phủ của ART ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đạt khoảng 42% trongtổng số 9,5 triệu người nhiễm có nhu cầu và có khoảng 257.700 trẻ dưới 15 tuổi nhậnđược liệu pháp điều trị ART, chiếm 38% số trẻ nhiễm. Việc điều trị này giúp giảm tỷ lệmắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, gia tăng chất lượng cuộc sống và quan trọng hơn cả làgiảm được nguy cơ tử vong cho trẻ em nhiễm, tuy nhiên nó phụ thuộc rất nhiều vào việctuân thủ điều trị. - Độ tuổi bắt đầu vào điều trị ART của trẻ em nhiễm liên quan chặt chẽ với mứcchết của trẻ em nhiễm HIV. Độ tuổi bắt đầu điều trị ART là yếu tố nguy cơ lớn đối với tỷlệ tử vong của trẻ nhiễm HIV điều trị ART ở khu vực cận Sahara-Châu Phi. Trẻ em ởchâu Âu được điều trị ART sớm hơn trẻ em ở châu Phi, do đó kết quả điều trị ART cũngtốt hơn (Philippa M Musoke và cộng sự, 2010). Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấyrằng những trẻ bắt đầu điều trị ART ở độ tuổi lớn hoặc điều trị muộn, khi khả năng miễndịch giảm mạnh thì khả năng điều trị đạt được thành công sẽ thấp hơn, do vậy cần bắt đầuđiều trị ART sớm để đảm bảo đáp ứng miễn dịch đầy đủ và tăng trưởng (Philippa MMusoke và cộng sự, 2010). - Sự tuân thủ và duy trì điều trị là thách thức lớn đối với quá trình chăm sóc và điềutrị cho trẻ em. Trong thời gian từ năm 1999 đến 2005, có khoảng 32 nghiên cứu đã xuấtbản đưa ra ước lượng về việc tuân thủ điều trị ART trong nhóm trẻ em, trong số đó cóhơn hai phần ba số nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ. Kết quả chỉ ra rằng tuân thủ điềutrị là nhân tố quyết định đến hiệu quả điều trị ART. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đếnviệc tuân thủ điều trị, bao gồm: (1)thời gian điều trị: thời gian điều trị dài, phải tuân thủnghiêm ngặt thời điểm uống thuốc trong ngày; (2) sự khó sử dụng của thuốc ART (thuốcviên đắng, viên to khó uống, thuộc bột có sạn và dính, thuốc có nhiều tác dụng phụ - buồnnôn, phát ban…); (3) các yếu tố xã hội: hiểu biết của người chăm sóc chính. Cuộc sốngcủa trẻ em nhiễm HIV hoàn toàn phụ thuộc vào hiểu biết và quản lý thuốc của ngườichăm sóc chính (Jane M. Simoni và cộng sự., 2007). Chính vì đòi hỏi rất cao sự tuân thủtrong điều trị ART nên rất nhiều gia đình có trẻ em nhiễm HIV đã bỏ cuộc. Có tới 30%trẻ em thuộc 5 tỉnh miền Bắc của Thái Lan đã không tuân thủ điều trị sau 6 tháng đầutiên: các biểu hiện cụ thể bao gồm quên uống thuốc đúng liều, không uống thuốc đúng giờvà không tuân theo các chỉ dẫn điều trị (Avina Sarna và cộng sự, 2010). - Sự sẵn có của hệ thống y tế và sự tin ...

Tài liệu được xem nhiều: