Danh mục

Ảnh hưởng của cách mạng 4.0 tới công tác xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 290.24 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc) trong những năm gần đây, những hạn chế, bất cập trong quản lý lao động sang làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), yêu cầu của lao động Đài Loan (Trung Quốc) dưới tác động của cách mạng 4.0, từ đó đề ra giải pháp để quản lý và phát triển thị trường lao động này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của cách mạng 4.0 tới công tác xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG ẢNH HƢỞNG CỦA CÁCH MẠNG 4.0 TỚI CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG ĐÀI LOAN (TRUNG QUỐC) ThS. Lê Thị Nhƣ Quỳnh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bạch Đằng TÓM TẮT VÀ TỪ KHÓA Đài Loan (Trung Quốc) là một trong các thị trường trọng điểm xuất khẩu lao động của nước ta. Sau 18 năm thực hiện Thỏa thuận về gửi và tiếp nhận lao động Việt Nam sang Đài Loan (Trung Quốc) làm việc, quy mô lao động Việt Nam hàng năm sang làm việc tại thị trường này luôn chiếm tỷ trọng cao so với tổng số lao động Việt Nam đưa đi làm việc tại nước ngoài. Trước nguy cơ phá vỡ thị trường lao động hiện nay khi cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra thì việc xuất khẩu lao động, đặc biệt sang các thị trường truyền thống như Đài Loan (Trung Quốc) với những ngành nghề mà máy móc, công nghệ khó thay thế như khán hộ công gia đình, hộ lý, đánh bắt cá xa bờ,… càng cần được duy trì ổn định và phát triển. Tuy nhiên, việc quản lý lao động Việt Nam sang Đài Loan (Trung Quốc) hiện còn nhiều bất cập. Bài viết cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc) trong những năm gần đây, những hạn chế, bất cập trong quản lý lao động sang làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), yêu cầu của lao động Đài Loan (Trung Quốc) dưới tác động của cách mạng 4.0, từ đó đề ra giải pháp để quản lý và phát triển thị trường lao động này. Giải quyết được những khó khăn, bất cập của thị trường Đài Loan (Trung Quốc) sẽ góp phần ổn định thị trường lao động nước ta trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: xuất khẩu lao động, Đài Loan (Trung Quốc), bất cập, quản lý lao động, giải pháp phát triển, cách mạng công nghiệp 4.0. 1.MỞ ĐẦU Đài Loan (Trung Quốc) là một thị trường có số lượng lao động Việt Nam lựa chọn nhiều nhất. Theo số liệu thống kê, số lượng lao động tại Đài Loan (Trung Quốc) năm 2014 là trên 62.000 lao động. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản có khoảng gần 20.000 người và thị trường Hàn Quốc có gần 7.000 người. Trong năm 2014, lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) chiếm số lượng nhiều nhất so với các nước trong khu vực [1]. Nhu cầu cung ứng và tiếp nhận lao động được nhận định sẽ tiếp tục tăng cao trong các năm tiếp theo là động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác phát triển thị trường lao động này. Thực trạng này cũng mở ra nhiều cơ hội cho người lao động Việt Nam muốn làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc). Bên cạnh đó, theo Cục Quản lý Lao động nước ngoài, Đài Loan (Trung Quốc) đã nới lỏng các chính sách của mình để tiếp nhận nguồn lao động từ khu vực Đông Nam Á. Năm 2015, lượng lao động xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc) tăng thêm hơn 5000 người, đạt ở mức trên 67.000 lao động. Đến năm 2016, số lượng này tăng lên trên 68.000 người. Bảng 1.Bảng số liệu lao động xuất khẩu sang Đ i Loan (Trung Quốc)[1] N m 8 tháng 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Số lao động xuất khẩu 30.533 46.368 62.124 67.121 68.244 39.746 Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước Đài Loan (Trung Quốc) đã có nhiều điều chỉnh về mặt pháp lý tạo thuận lợi cho người lao động làm việc tại nước này. Cụ thể, ngày 21/10/2016, Quốc hội Đài Loan (Trung Quốc) đã ban hành điều luật sửa đổi số 52, từ việc lao động hết 3 năm phải về nước 1 lần thành việc lao động có thể ở lại 12 năm đối với công nhân công xưởng, 14 năm với khán hộ công gia đình. Lợi ích lớn nhất của điều luật này là người lao động chỉ mất duy nhất chi phí lần đầu, không phải trả chi phí cho các lần tái nhập cảnh tiếp theo. Khi người lao động có nhu cầu về nước thăm gia đình, có thể 424 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG xin phép chủ sử dụng và làm giấy tờ cần thiết là có thể về nước., cũng có nghĩa là người lao động không phải tiếp tục gánh chịu các chi phí thủ tục quá cao như trước. Cơ cấu lao động về độ tuổi và giới tính phân bổ theo hướng tích cực. Độ tuổi từ 24 đến 34 chiếm trên 90% đối với lao động làm việc tại khu vực sản xuất và lao động có độ tuổi từ 25 đến 44 tuổi chiếm gần 78% đối với lao động làm việc trong khu vực dịch vụ xã hội [2]. Theo đánh giá chung, lao động xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc) có khả năng làm việc, chăm chỉ, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật tiên tiến, lao động có chuyên môn kỹ thuật đã gia tăng đáng kể trong những năm trở lại đây. Về phía Cơ quan Lao động Đài Loan (Trung Quốc), tại các diễn đàn lao động, họ cho rằng: trên bình diện chung, lao động Việt Nam được chủ sử dụng ưa dùng vì những ưu điểm rất cơ bản nêu trên, về sự tương đồng văn hóa và sự chăm chỉ, thông minh. 2.NỘI DUNG 2.1. Những yêu cầu về lao động của Đ i Loan (Trung Quốc) trƣớc ảnh hƣởng của cuộc cách mạng 4.0 Hiện nay, với những ngành nghề giản đơn như khán hộ công gia đình, lao động công xưởng không yêu cầu cao về trình độ học vấn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội để đi xuất khẩu lao động Đài Loan (Trung Quốc). Lao động muốn tham gia xuất khẩu lao động Đài Loan (Trung Quốc) phải đáp ứng đủ những điều kiện do phía chủ sử dụng lao động Đài Loan (Trung Quốc) yêu cầu. Độ tuổi phù hợp để tham gia xuất khẩu lao động tại Đài Loan (Trung Quốc) đối với cả nam và nữ là 18 đến 35 tuổi. Nhưng với những lao động có độ tuổi từ 20 - 32 tuổi thì tỷ lệ được tuyển chọn cao hơn hẳn sơ với các tuổi khác. Với một số ngành như may mặc, cơ khí, chế tạo thì có thể lấy đến độ tuổi 38- 40 hoặc đối với ngành hộ lý trong gia đình có thể lấy ...

Tài liệu được xem nhiều: