Danh mục

Ảnh hưởng của cây xanh và mặt nước đến sự khuếch tán bụi tại khu vực khai thác đồng - Apatit, tỉnh Lào Cai

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 648.61 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Ảnh hưởng của cây xanh và mặt nước đến sự khuếch tán bụi tại khu vực khai thác đồng - Apatit, tỉnh Lào Cai" trên cơ sở kết quả mô phỏng bụi TSP tại khu vực khai thác và chế biến quặng đồng – Apatit Lào Cai bằng mô hình Aermod, tác giả tính bổ sung ảnh hưởng của yếu tố cây xanh và mặt nước đến sự phát tán bụi TSP trong môi trường không khí nhằm đánh giá tổng hợp chất lượng không khí tại khu vực khai thác đồng - apatit khu vực Lào Cai thông qua chỉ số đánh giá tổng hợp I. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của cây xanh và mặt nước đến sự khuếch tán bụi tại khu vực khai thác đồng - Apatit, tỉnh Lào Cai HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Ảnh hưởng của cây xanh và mặt nước đến sự khuếch tán bụi tại khu vực khai thác đồng - Apatit, tỉnh Lào Cai Nguyễn Thị Cúc1,2,*, Nguyễn Phương3, Hoàng Anh Lê4 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2 Nghiên cứu sinh, trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 3 Công ty cổ phần tư vấn triển khai công nghệ Mỏ - Địa chất 4 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà NộiTÓM TẮTKhai thác đồng – apatit là hoạt động công nghiệp chính tại tỉnh Lào Cai. Bên cạnh lợi ích kinh tế, môitrường tại khu vực khai thác và các khu vực lân cận cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là ô nhiễmbụi TSP trong không khí xung quanh. Hiện nay, nhiều nghiên cứu mô phỏng giá trị nồng độ bụi TSP bằngcác mô hình toán mà chưa tính đến các yếu tố ảnh hưởng như cây xanh, mặt nước, giao thông. Điều nàycho kết quả mô phỏng bụi chưa đúng với thực tế [2]. Vì vậy, trong nghiên cứu này, trên cơ sở kết quả môphỏng bụi TSP tại khu vực khai thác và chế biến quặng đồng – Apatit Lào Cai bằng mô hình Aermod, tácgiả tính bổ sung ảnh hưởng của yếu tố cây xanh và mặt nước đến sự phát tán bụi TSP trong môi trườngkhông khí nhằm đánh giá tổng hợp chất lượng không khí tại khu vực khai thác đồng - apatit khu vực LàoCai thông qua chỉ số đánh giá tổng hợp I. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tính đến yếu tố cây xanh và mặt nước,các khu vực như Đồng Tuyển, Cam Đường, TP. Lào Cai nơi có hoạt động khai thác đồng - apatit chuyển từ ônhiễm nặng sang mức khá xấu theo đánh giá về chỉ số tổng hợp I. Diện tích các khu vực ô nhiễm nhẹ giảm đi rõrệt. Điều này có thể lý giải do các khu vực khai thác đồng - apatit nằm ở khu vực miền núi, nơi có nhiều cây xanhlà yếu tố có thể làm giảm sự phát tán bụi trong không gian. Kết quả tính tỷ lệ che phủ cây xanh ở khu vực nghiêncứu khá cao, chủ yếu trên 60%. Tỷ lệ diện tích mặt nước chủ yếu < 20%. Như vậy, có thể thấy, khả năng làmgiảm mức ô nhiễm bụi ở khu vực nghiên cứu chủ yếu do tỷ lệ diện tích cây xanh cao.Từ khóa: TSP; đồng - Apatit; Lào Cai; Aermod.1. Đặt vấn đề Chất lượng không khí chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nguồn thải (giao thông, sinh hoạt, xâydựng, khai thác khoáng sản). Tuy nhiên, nếu trong khu vực nghiên cứu có nhiều cây xanh và diện tíchmặt nước (ao, hồ, sông) lớn thì chất lượng không khí cũng được cải thiện do cây xanh và mặt nước có tácdụng làm sạch không khí. Hiện nay, việc ứng dụng các mô hình như Aermod, ISC, Metilis, … mô phỏngchất lượng không khí mang lại hiệu quả cao, cho chúng ta thấy bức tranh tổng quát về môi trường khôngkhí khu vực nghiên cứu. Mặc dù mang lại nhiều ưu điểm nhưng phương pháp này cũng có những hạn chếnhất định, một trong số đó là giá trị nồng độ chất ô nhiễm trong không khí nói chung hay TSP nói riêngđược tính tại điểm tiếp cận chưa tính đến khả năng loại bụi của cây xanh và mặt nước. Do vậy, kết quảtính toán sẽ có sự sai khác nhất định so với giá trị thực tế. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành mô phỏng sự phát tán bụi TSP trong môi trường không khíbằng mô hình Aermod. Tính bổ sung ảnh hưởng của yếu tố cây xanh, mặt nước và yếu tố giao thông đếnsự phát tán bụi TSP nhằm đánh giá tổng hợp chất lượng không khí tại khu vực khai thác đồng – apatit khuvực Lào Cai thông qua chỉ số đánh giá tổng hợp I. Cụ thể, chỉ số đánh giá tổng hợp I được thành lập trêncơ sở chồng lớp các bản đồ chuyên đề gồm: bản đồ phân bố mức độ ô nhiễm TSP, bản đồ tỷ lệ che phủcây xanh, bản đồ tỷ lệ diện tích mặt nước, bản đồ mật độ đường giao thông theo trọng số (bảng 1). Kếtquả nghiên cứu cho thấy, sự phát tán bụi TSP trong môi trường không khí trước và sau khi tính đến yếu tốgiảm thiểu là mặt nước và cây xanh có sự giảm đi đáng kể. Từ chỉ số tổng hợp I cho thấy có 40ha có chất lượngmôi trường khá xấu tập trung ở khu vực Đông Tuyển, Cam Đường và thành phố Lào Cai, 400ha có chất lượngmôi trường thuộc mức trung bình tập trung ở các khu vực lân cận mỏ, còn lại thuộc mức tốt và rất tốt.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu2.1. Mô hình aermod Mô hình AERMOD - The AMS/EPA Regulatory Model (AERMOD) được phát triển bởi Cơ quan khí* Tác giả liên hệEmail: nguyencuc.humg@gmail.com 449tượng và Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ từ năm 1991 và được thiết kế để hỗ trợ cho chương trình quảnlý của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US-EPA). Mô hình gồm 3 thành phần: - Mô hình phân tán (AERMIC) là trạng thái ổn định thiết kế cho tầm ngắn (lên đến 50 km) phân táncủa các chất ...

Tài liệu được xem nhiều: