Danh mục

Ảnh hưởng của chính sách quốc gia tới kế sinh nhai và cảnh quan lưu vực sông Nam Thone, Lào

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 155.80 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nền kinh tế của LÀo chủ yếu dựa trên các nguồn tai2nguye6n thiên nhiên. Hơn 45% GDP là từ nông nghiệp,lâm nghiệp , chăn nuôi và ngư nghiệp . Tài nguyên thiên nhiên , đặc biệt là nguồn lâm sản ngoài gỗ là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu và thu nhập của các hộ gia đình nông thôn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của chính sách quốc gia tới kế sinh nhai và cảnh quan lưu vực sông Nam Thone, Lào SEANAFE Agroforestry Landscape Analysis Project Phase 2 - Implementation Completion ReportNational Training Workshop on Agroforestry Landscape Analysis Translation material Case Study of Laos Translated by MSc. Tran Binh Da With Funding Support and Technical Guidance from: Sweden International Development Cooperation Agency Southeast Asian Network for Agroforestry Education Ảnh hưởng của chính sách quốc gia tới kế sinh nhai và Cảnh quan lưu vực sông Nam Thone, LàoTg: Avakat Phasouysaingam1, Khamsavang Sombounkhanh2, LamphounXayvongsa3 và Sithong Thongmanivong4 1 Lecturer on Agro-ecology at the Faculty of Agriculture, National University of Laos 2 Lecturer on Soil and Crop Nutrition at the Champasak Agriculture and Forestry College, Ministry of Agriculture and Forestry 3 Lecturer on Village forest managment at the Faculty of Forestry, National University of Laos 4 Lecturer on Land Use Planning at the Faculty of Forestry, National University of Laos -------------------------------------------------------------Đặt vấn đềNền kinh tế của Lào chủ yếu dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hơn 45% GDPlà từ nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và ngư nghiệp. Tài nguyên thiên nhiên, đặcbiệt là nguồn lâm sản ngoài gỗ (NTFPs) là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm chủyếu và thu nhập của các hộ gia đình nông thôn. Tuy nhiên, từ những năm 1970, nguồntài nguyên rừng đã bị thoái hóa, đồng khoảng 33% tổng số hộ gia đình vẫn sống dướimức nghèo khó (Manivong và Sophathilath, 2007). Chính phủ Lào đã cố gắng để giảiquyết tình trạng này. Kể từ những năm 1990, Chính phủ Lào đã ban hành một sốchính sách liên quan đến tài nguyên rừng, việc sử dụng đất và giảm nghèo. Chính sáchGiao đất - giao rừng, đầu tư đất, giảm nghèo, phát triển sản xuất hang hóa trong nôngnghiệp và các chính sách phát triển lien vùng đã được đưa ra nhằm cải thiện cuộc sốngvà duy trì việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, một điều cần quantâm là những chính sách này có thực sự giúp cải thiện nguồn tài nguyên thiên nhiên,cải thiện đời sống của người dân hay chỉ là sự chồng chéo, lộn xộn và các rào cản giữacác cộng đồng địa phương. Do vậy, nghiên cứu về vấn đè này là hết sức cần thiết. Bàiviết này cố gắng nêu ra những phát hiện về hệ thống nông trại và nghiên cứu cuộcsống ở Lưu vực sông Nam Thone đối với sự thay đổi trong các chính sách của chínhphủ Lào. Lưu vực sông có diện tích 73,000 hecta thuộc hyện Pakading, tỉnhBolikhamsay, ở trung tâm Lào.Để điều tra và hiểu được những ảnh hưởng và thay đổi ở lưu vực sông này, nghiên cứunày đã sử dụng phương pháp luận của GIS kết hợp với phân tích kinh tế xã hội. Cáccuộc phỏng vấn đã được thực hiện với các nhà chức trách địa phương có liên quan đếnviệc họ đã đưa các chính sách của nhà nước vào thực tiễn như thế nào cũng như cáccuộc thảo luận với các lãnh đạo làng xã và nông dân địa phương trong bốn làng. Cuộcthảo luận này tập trung vào những ảnh hưởng của các chính sách tới tình hình kinh tếxã hội của họ. Bốn làng trong đó có hai làng nằm ở thượng lưu và hai làng nằm ở hạlưu đã được lựa chọn để tiến hành điều tra. Kết quà nghiên cứu ở vùng lưu vực này cóthể được tóm tắt như sau.Phát triển cơ sở hạ tầng và dân sốKể từ khi chính sách Kinh tế thị trường được giới thiệu vào những năm 1980, việc pháttriển cơ sở hạ tầng (đặc biệt là hệ thống đường và thủy lợi) nhằm đáp ứng sự pháttriển kinh tế xã hội đã được cải thiện. Con đường số 8 nối từ biên giới Thái Lan tới ViệtNam hoàn thành vào năm 1998, đã làm gia tăng dòng người nhập cư. Kết quả là, dânsố ở lưu vực sông này đã tăng lên mạnh mẽ.Dân số xung quanh lưu vực sông đã tăng lên đáng kể vào cuối những năm 1990 khichính phủ chấp nhận dân tị nạn người Hmông trở về từ Thái Lan. Một nhóm nhập cưkhác có khoảng 30 hộ gia đình đến từ Huaphan, tỉnh miền Tây Bắc Lào, vào năm2000. Số làng của lưu vực sông đã tăng từ 26 lên 30 trong vòng 10 năm qua, trong đódân số tăng gấp đôi. Hiện nay, có khoảng 25,000 cư dân trong số đó 50% là nữ. Tấtcả những nhóm người này chủ yếu định cư trong một làng mới dọc theo hoặc liền kềvới các tuyến đường. Điều này cho thấy, mật độ dân số tập trung cao ở gần đườnggiao thông chính, nơi thông tin và cơ sở hạ tầng được phát triển tốt. Một yếu tố khácgóp phần gia tăng dân số là sản xuất nông nghiệp. Rất nhiều dân làng đặc biệt di cư từKham Keut và các huyện khác tới Nam Thone để canh tác lúa nước. Một lần nữa, hệthống tưới tiêu lại được trải rộng ra lưu vực sông Nam Thone. Về mặt log ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: