Ảnh hưởng của daminozide đến sinh trưởng và phát triển cây dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don.) trồng trong nhà lưới tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 686.55 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don.) được biết đến là một loài cây thuốc chứa nhiều alkaloid và là cây cảnh phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới. Nhằm hạn chế chiều cao cây dừa cạn trồng làm cảnh, việc sử dụng chất ức chế sinh trưởng (trong đó có daminozide) là một giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên việc xác định nồng độ phù hợp là điều quan trọng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của daminozide đến sinh trưởng và phát triển cây dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don.) trồng trong nhà lưới tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00069 ẢNH HƯỞNG CỦA DAMINOZIDE ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DỪA CẠN (Catharanthus roseus (L.) G. Don.) TRỒNG TRONG NHÀ LƯỚI TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH Bùi Hồng Hải*, Nguyễn Thị Y Thanh, Đỗ Minh Hiếu Tóm tắt: Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don.) được biết đến là một loài cây thuốc chứa nhiều alkaloid và là cây cảnh phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới. Nhằm hạn chế chiều cao cây dừa cạn trồng làm cảnh, việc sử dụng chất ức chế sinh trưởng (trong đó có daminozide) là một giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên việc xác định nồng độ phù hợp là điều quan trọng. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu phun daminozide ở 2 nồng độ 2500 và 5000 ppm vào 46 ngày sau khi gieo trồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy phun daminozide ở nồng độ 5000 ppm làm giảm rõ rệt chiều cao cây, đường kính tán, kích thước lá, chiều dài nhánh nhưng tăng số hoa và chiều dài ống tràng hoa. Mặt khác, daminozide không ảnh hưởng đến số lá, số nhánh và đường kính cánh hoa của cây dừa cạn. Từ khóa: Catharanthus roseus, daminozide, dừa cạn, phát triển, sinh trưởng. 1. MỞ ĐẦU Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don., tên đồng nghĩa là Vinca rosea L. thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae) là một loài cây được dùng làm thuốc và làm cảnh (Hộ, 2006). Rễ và lá dừa cạn chứa hơn 55 alkaloid đã được định danh với các công dụng khác nhau: vincaleuciblastin, leurocristine và leurosidine có tác dụng chống ung thư; catharantin giúp lợi tiểu; vincaleuciblastin (vinblastine) là thuốc độc bảng A dùng để trị bệnh Hodgkin, chống Plasmodium falciparum (Hộ, 2006; Lợi, 1999); leucocristine (vincristine) dùng trong điều trị các bệnh về máu (hemopathie, leucemie lymphoblastique) (Lợi, 1999). Ngoài ra, dừa cạn thích nghi tốt với mọi điều kiện khí hậu ở Việt Nam, cây ra hoa quanh năm, lâu tàn và được lai tạo thành công với nhiều màu sắc dùng để trang trí, tạo cảnh quan đô thị. Ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, đây là một trong 5 loại hoa chủ yếu (vạn thọ, dừa cạn, xác pháo, dạ yên thảo và cẩm chướng) dùng để trang trí thành phố trong các dịp lễ tết và người dân trang trí ở ban công. Tuy nhiên, để có những chậu hoa đẹp, cần phải tốn rất nhiều thời gian, công sức để tỉa cành, bấm đọt nhưng mật độ hoa không đều, màu sắc hoa không đẹp. Một phương pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng hoa dừa cạn trồng chậu là sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật (Carlson et al., 2015; Rademacher, 1992). Chất làm chậm tăng trưởng daminozide (4-(2,2-dimethylhydrazinyl)-4-oxobutanoic acid), công thức phân tử là C6H12N2O3 với tên thương mại là B-Nine, có tác dụng làm giảm chiều cao cây bằng cách ức chế hình thành gibberellin (phytohormone chịu trách nhiệm kéo Trường Đại học Quy Nhơn *Email: buihonghai@qnu.edu.vn 564 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM dài tế bào) thông qua cạnh tranh với cơ chất 2-oxoglutaric acid trong vị trí hoạt động của Gibberellin oxidase 20 (Rademacher, 1992). Daminozide trước đây được sử dụng cho một số loại cây ăn quả để cải thiện sự cân bằng giữa tăng trưởng và tạo quả cũng như cải thiện chất lượng quả (BCPC, 1983). Tuy nhiên vì lý so sức khỏe của cộng đồng, daminozide đã cấm sử dụng trên cây lương thực từ 1993 (US EPA, 1993). Daminozide có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng các loài thực vật như làm giảm chiều dài thân trên ngọn cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) (Karimi et al., 2015), làm chậm sự nở hoa 40%, làm chậm sự tàn của hoa 30% trên hoa Eucomis autumnalis (Salachna & Zawadzińska, 2017), giảm nồng độ anthocyanin, tăng flavonone, flavonols ở hai giống Cúc (Chrysanthemum) (Roepke et al., 2013), làm tăng gấp đôi lượng ginsenoside trong rễ gừng Mỹ (Barbara et al., 2006). Tuy nhiên, daminozide không ảnh hưởng đến độ dài đài hoa và số lượng hoa trên mỗi cụm hoa của cây Eucomis autumnalis (Salachna & Zawadzińska, 2017). Vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng và nồng độ hữu hiệu của daminozide đến sinh trưởng và phát triển cây dừa cạn nhằm tìm kiếm một giải pháp làm giảm chiều cao cây dừa cạn làm cảnh. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới thuộc Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ (Khu vực 8, đường Tây Sơn, phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) trong thời gian từ tháng 11/20118 đến 3/2019 trên giống dừa cạn rũ F1 Mega bloom grape (VIN505) của Thái Lan được nhập khẩu thông qua Công ty TNHH FlorAsia Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh) và sử dụng chất ức chế sinh trưởng B-Nine 85SG nhập từ Chemtura (Hà Lan) chứa 85% daminozide. Thí nghiệm gồm 3 công thức (CT): CT đối chứng (ĐC): phun nước lã; CT thí nghiệm 1 (TN1): daminozide 2500 ppm và CT TN2 (TN2): daminozide 5000 ppm) bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (Randomized Complete Block) với 3 lần nhắc lại, mỗi lô thí nghiệm gồm 15 cây. Hạt dừa cạn được ngâm trong nước ấm (3 sôi 2 lạnh) 3 giờ, ủ trong khăn giấy ẩm 4 giờ ở nhiệt độ phòng, sau đó đem gieo vào khay với cơ chất gồm 2/4 đất + 1/4 xơ dừa + 1/4 phân chuồng ủ hoai (tính theo thể tích). Sau khi gieo 30 ngày, cây có từ 4-5 là thật được trồng trong chậu nhựa đường kính 25 cm với cùng cơ chất, mỗi chậu một cây. 10 ngày sau khi trồng bón phân NPK 20-10-20 (Cty phân bón Hà Lan) bằng cách pha 0,35 kg phân trong 20 lít, tưới 300 ml/chậu cây, những ngày còn lại tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. 46 ngày sau khi gieo, tiến hành phun ướt lá với 50 ml dung dịch daminozide với nồng độ tương ứng của các công thức thí nghiệm và phun nhắc lại 1 tuần sau đó. Tại các thời điểm 0, 12, 18 và 24 ngày sau khi phun daminozide (NSP) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của daminozide đến sinh trưởng và phát triển cây dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don.) trồng trong nhà lưới tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00069 ẢNH HƯỞNG CỦA DAMINOZIDE ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DỪA CẠN (Catharanthus roseus (L.) G. Don.) TRỒNG TRONG NHÀ LƯỚI TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH Bùi Hồng Hải*, Nguyễn Thị Y Thanh, Đỗ Minh Hiếu Tóm tắt: Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don.) được biết đến là một loài cây thuốc chứa nhiều alkaloid và là cây cảnh phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới. Nhằm hạn chế chiều cao cây dừa cạn trồng làm cảnh, việc sử dụng chất ức chế sinh trưởng (trong đó có daminozide) là một giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên việc xác định nồng độ phù hợp là điều quan trọng. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu phun daminozide ở 2 nồng độ 2500 và 5000 ppm vào 46 ngày sau khi gieo trồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy phun daminozide ở nồng độ 5000 ppm làm giảm rõ rệt chiều cao cây, đường kính tán, kích thước lá, chiều dài nhánh nhưng tăng số hoa và chiều dài ống tràng hoa. Mặt khác, daminozide không ảnh hưởng đến số lá, số nhánh và đường kính cánh hoa của cây dừa cạn. Từ khóa: Catharanthus roseus, daminozide, dừa cạn, phát triển, sinh trưởng. 1. MỞ ĐẦU Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don., tên đồng nghĩa là Vinca rosea L. thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae) là một loài cây được dùng làm thuốc và làm cảnh (Hộ, 2006). Rễ và lá dừa cạn chứa hơn 55 alkaloid đã được định danh với các công dụng khác nhau: vincaleuciblastin, leurocristine và leurosidine có tác dụng chống ung thư; catharantin giúp lợi tiểu; vincaleuciblastin (vinblastine) là thuốc độc bảng A dùng để trị bệnh Hodgkin, chống Plasmodium falciparum (Hộ, 2006; Lợi, 1999); leucocristine (vincristine) dùng trong điều trị các bệnh về máu (hemopathie, leucemie lymphoblastique) (Lợi, 1999). Ngoài ra, dừa cạn thích nghi tốt với mọi điều kiện khí hậu ở Việt Nam, cây ra hoa quanh năm, lâu tàn và được lai tạo thành công với nhiều màu sắc dùng để trang trí, tạo cảnh quan đô thị. Ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, đây là một trong 5 loại hoa chủ yếu (vạn thọ, dừa cạn, xác pháo, dạ yên thảo và cẩm chướng) dùng để trang trí thành phố trong các dịp lễ tết và người dân trang trí ở ban công. Tuy nhiên, để có những chậu hoa đẹp, cần phải tốn rất nhiều thời gian, công sức để tỉa cành, bấm đọt nhưng mật độ hoa không đều, màu sắc hoa không đẹp. Một phương pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng hoa dừa cạn trồng chậu là sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật (Carlson et al., 2015; Rademacher, 1992). Chất làm chậm tăng trưởng daminozide (4-(2,2-dimethylhydrazinyl)-4-oxobutanoic acid), công thức phân tử là C6H12N2O3 với tên thương mại là B-Nine, có tác dụng làm giảm chiều cao cây bằng cách ức chế hình thành gibberellin (phytohormone chịu trách nhiệm kéo Trường Đại học Quy Nhơn *Email: buihonghai@qnu.edu.vn 564 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM dài tế bào) thông qua cạnh tranh với cơ chất 2-oxoglutaric acid trong vị trí hoạt động của Gibberellin oxidase 20 (Rademacher, 1992). Daminozide trước đây được sử dụng cho một số loại cây ăn quả để cải thiện sự cân bằng giữa tăng trưởng và tạo quả cũng như cải thiện chất lượng quả (BCPC, 1983). Tuy nhiên vì lý so sức khỏe của cộng đồng, daminozide đã cấm sử dụng trên cây lương thực từ 1993 (US EPA, 1993). Daminozide có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng các loài thực vật như làm giảm chiều dài thân trên ngọn cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) (Karimi et al., 2015), làm chậm sự nở hoa 40%, làm chậm sự tàn của hoa 30% trên hoa Eucomis autumnalis (Salachna & Zawadzińska, 2017), giảm nồng độ anthocyanin, tăng flavonone, flavonols ở hai giống Cúc (Chrysanthemum) (Roepke et al., 2013), làm tăng gấp đôi lượng ginsenoside trong rễ gừng Mỹ (Barbara et al., 2006). Tuy nhiên, daminozide không ảnh hưởng đến độ dài đài hoa và số lượng hoa trên mỗi cụm hoa của cây Eucomis autumnalis (Salachna & Zawadzińska, 2017). Vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng và nồng độ hữu hiệu của daminozide đến sinh trưởng và phát triển cây dừa cạn nhằm tìm kiếm một giải pháp làm giảm chiều cao cây dừa cạn làm cảnh. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới thuộc Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ (Khu vực 8, đường Tây Sơn, phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) trong thời gian từ tháng 11/20118 đến 3/2019 trên giống dừa cạn rũ F1 Mega bloom grape (VIN505) của Thái Lan được nhập khẩu thông qua Công ty TNHH FlorAsia Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh) và sử dụng chất ức chế sinh trưởng B-Nine 85SG nhập từ Chemtura (Hà Lan) chứa 85% daminozide. Thí nghiệm gồm 3 công thức (CT): CT đối chứng (ĐC): phun nước lã; CT thí nghiệm 1 (TN1): daminozide 2500 ppm và CT TN2 (TN2): daminozide 5000 ppm) bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (Randomized Complete Block) với 3 lần nhắc lại, mỗi lô thí nghiệm gồm 15 cây. Hạt dừa cạn được ngâm trong nước ấm (3 sôi 2 lạnh) 3 giờ, ủ trong khăn giấy ẩm 4 giờ ở nhiệt độ phòng, sau đó đem gieo vào khay với cơ chất gồm 2/4 đất + 1/4 xơ dừa + 1/4 phân chuồng ủ hoai (tính theo thể tích). Sau khi gieo 30 ngày, cây có từ 4-5 là thật được trồng trong chậu nhựa đường kính 25 cm với cùng cơ chất, mỗi chậu một cây. 10 ngày sau khi trồng bón phân NPK 20-10-20 (Cty phân bón Hà Lan) bằng cách pha 0,35 kg phân trong 20 lít, tưới 300 ml/chậu cây, những ngày còn lại tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. 46 ngày sau khi gieo, tiến hành phun ướt lá với 50 ml dung dịch daminozide với nồng độ tương ứng của các công thức thí nghiệm và phun nhắc lại 1 tuần sau đó. Tại các thời điểm 0, 12, 18 và 24 ngày sau khi phun daminozide (NSP) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Catharanthus roseus Cây thuốc chứa nhiều alkaloid Cây dừa cạn Cây có vị thuốc Kích thước hoa dừa cạnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Tối ưu hóa quy trình chiết xuất alkaloid trong cây Dừa cạn
76 trang 19 0 0 -
7 trang 15 0 0
-
9 trang 11 0 0
-
10 trang 10 0 0
-
73 trang 10 0 0
-
137 trang 9 0 0
-
5 trang 8 0 0
-
7 trang 6 0 0
-
55 trang 6 0 0
-
So sánh giải phẫu thân một số loài của chi Ficus l. (Moraceae)
7 trang 6 0 0