Danh mục

Ảnh hưởng của độ tuổi khai thác đến tính chất vật lý và cơ học của ván bóc gỗ keo tai tượng (acacia mangium willd)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 599.99 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu với mục tiêu trình bày về ảnh hưởng của độ tuổi khai thác đến tính chất vật lý và cơ học của ván bóc gỗ keo tai tượng (acacia mangium willd). Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để biết thêm chi tiết về đề tài nghiên cứu này.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của độ tuổi khai thác đến tính chất vật lý và cơ học của ván bóc gỗ keo tai tượng (acacia mangium willd)Công nghiệp rừng ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ TUỔI KHAI THÁC ĐẾN TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ CƠ HỌC CỦA VÁN BÓC GỖ KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd.) Trịnh Hiền Mai Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium. Willd) ở các cấp tuổi 6, 9, 14 được khai thác để đánh giá ảnh hưởng của độ tuổi đến một số tính chất vật lí, cơ học của ván bóc. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) Độ ẩm của ván bóc tươi giảm dần theo độ tăng của tuổi cây; ở điều kiện tiêu chuẩn (20oC, 65%), ván bóc gỗ Keo tai tượng của 3 cấp tuổi có độ ẩm tương đương nhau; 2) Trong giai đoạn từ 6 - 14 tuổi khối lượng thể tích cơ bản của ván bóc tăng dần theo tuổi cây, ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 tuổi có khối lượng thể tích cơ bản thấp nhất 0,39 g/cm3, ván bóc gỗ Keo tai tượng 9 tuổi có khối lượng thể tích cơ bản 0,43 g/cm3, ván bóc gỗ Keo tai tượng 14 tuổi có khối lượng thể tích cơ bản cao nhất 0,51 g/cm3; 3) Tỉ lệ co rút diện tích từ trạng thái tươi về trạng thái khô kiệt của ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 tuổi thấp nhất (5,84%), tiếp theo là ván bóc gỗ Keo tai tượng 9 tuổi (6,94%), ván bóc gỗ Keo tai tượng 14 tuổi có tỉ lệ co rút diện tích cao nhất (7,14%); 4) Ván bóc gỗ Keo tai tượng 6 tuổi có trị số modul đàn hồi uốn tĩnh (MOE) thấp nhất 8.664 MPa, ván bóc gỗ Keo tai tượng 9 tuổi và 14 tuổi có trị số MOE tương đương nhau (10.871 MPa và 10.933 MPa), từ 9 tuổi trị số MOE của ván bóc gần như không thay đổi. Từ khóa: Độ ẩm, keo tai tượng, khối lượng thể tích, modul đàn hồi uốn tĩnh, tỉ lệ co rút. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ đầu những năm 1980, Keo tai tượng, Keo lá tràm cùng một số loài gỗ keo khác đã được nhiều cơ sở thử nghiệm gây trồng trong cả nước, trong đó phải kể đến Trung tâm Lâm nghiệp Phù Ninh - Phú Thọ (dưới sự tài trợ của tổ chức SIDA), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và một số cơ sở nghiên cứu, sản xuất khác. Hiện nay, gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium) đang được sử dụng chủ yếu làm nguyên liệu sản xuất bột giấy, ván dăm, ván MDF, ván ghép thanh, đồ mộc và ván dán. Với ưu điểm là loại gỗ có khối lượng thể tích trung bình, không xoắn thớ, được trồng phổ biến, giá thành hợp lí, nên Keo tai tượng đang được các cơ sở sản xuất, nhà máy lựa chọn làm nguyên liệu trong sản xuất ván bóc để sản xuất ván dán. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng còn gặp nhiều khó khăn do gỗ rừng trồng nói chung và Keo tai tượng nói riêng đều có chung đặc điểm mềm xốp hơn so với gỗ rừng tự nhiên, độ bền tự nhiên thấp, dễ bị co rút, cong vênh, nứt, tách chẻ... Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về sử dụng hợp lý gỗ Keo tai tượng. Hoàng Thúc Đệ (1992) đã thực hiện đề tài nghiên cứu sử dụng gỗ Keo tai tượng để sản xuất ván dăm và ván bóc trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm cấu tạo thô đại, hiển vi, tính chất vật 134 lý, cơ học chủ yếu của gỗ Keo tai tượng. Hoàng Thị Hiền và các cộng sự (2017) đã nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trong thân cây theo phương bán kính đến độ co rút của gỗ Keo tai tượng và Keo lá tràm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Theo phương bán kính từ tủy ra vỏ, độ co rút chiều xuyên tâm của các thanh gỗ giảm dần, theo chiều tiếp tuyến tăng dần. Trên cùng một khúc gỗ tròn, khi xẻ theo phương pháp xẻ suốt tính từ trong ra ngoài, ván xẻ có hệ số co rút chiều dày giảm, hệ số co rút chiều rộng tăng rõ rệt. Tuổi cây cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gỗ rừng trồng, Trịnh Hiền Mai và cộng sự (2015) đã nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cây, điều kiện sinh trưởng đến thông số hình học của cây gỗ và gỗ khúc 3 loài gỗ rừng trồng: Keo tai tượng, Keo lai, Bạch đàn với định hướng sử dụng cho bóc ván. Nghiên cứu dưới đây được thực hiện để xác định ảnh hưởng của độ tuổi khai thác đến một số tính chất vật lý và cơ học (độ ẩm, khối lượng thể tích, tỷ lệ co rút, modul đàn hồi uốn tĩnh) của ván bóc gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) khai thác tại Ba Vì, Hà Nội và Cầu Hai, Phú Thọ. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khai thác gỗ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 Công nghiệp rừng Tiến hành khai thác gỗ tại 2 địa điểm Cầu Hai – Phú Thọ và Ba Vì – Hà Nội. Tại 2 địa điểm này, lựa chọn 3 lô rừng trồng khác nhau: Loài cây Acacia mangium Lô rừng 6 và 14 tuổi khai thác tại Ba Vì - Hà Nội, lô rừng 9 tuổi khai thác tại Cầu Hai - Phú Thọ. Bảng 1. Độ tuổi và địa điểm khai thác gỗ Tuổi Vị trí 6 Ba Vì, Hà Nội (21°05.572N, 105°20.191E) 9 Cầu Hai, Phú Thọ (21°32.848N, 105°11.273E) 14 Ba Vì, Hà Nội (21°07.902N, 105°22.679E) Tại hai địa điểm khai thác có đặc điểm địa hình và khí hậu thủy văn tương đối giống nhau. Ở mỗi địa điểm lập một ô tiêu chuẩn có đường kính 15 m, trên mỗi ô xác định thông số cây đứng của 20 - 30 cây. Sau đó chọn ngẫu nhiên 5 cây đánh số theo thứ tự M1 - M5 để chặt hạ và cắt khúc với chiều dài mỗi khúc 1,5 m. Các khúc gỗ được cắt lần lượt từ gốc tới ngọn cho tới khi đường kính đầu nhỏ của khúc gỗ bằng 10 cm (đường kính tối thiểu của khúc gỗ bóc). 2.2. Bóc và cắt ván mỏng Toàn bộ gỗ khúc sau khi cắt ...

Tài liệu được xem nhiều: