Danh mục

Ảnh hưởng của EVFTA tới các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 226.06 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung nghiên cứu đề cập tới hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn từ 2006-2015. Đây cũng là hoạt động M&A ngân hàng tại thời kỳ ngay trước mốc thời điểm Việt Nam ký tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) vào tháng 12 năm 2015, dự kiến chính thức có hiệu lực vào năm 2018. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của EVFTA tới các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A ẢNH HƯỞNG CỦA EVFTA TỚI CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SAU M&A INFLUENCE OF EVFTA ON FACTORS RELATED TO THE EFFICIENCY OF VIETNAM COMMERCIAL BANKS OPERATION AFTER M&A TS. Nguyễn Quang Minh Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt Nội dung nghiên cứu đề cập tới hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn từ 2006-2015. Đây cũng là hoạt động M&A ngân hàng tại thời kỳ ngay trước mốc thời điểm Việt Nam ký tuyên bố về việc chính thứckết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) vào tháng 12 năm 2015, dự kiến chính thức có hiệu lực vào năm 2018. Do đó, bài nghiên cứu tập trung vào nội dung EVFTA có liên quan, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam sau M&A, dự kiến ảnh hưởng của EVFTA tới các nhân tố này. Thông qua nội dung phân tích, tác giả hy vọng đề xuất một số biện pháp, các điều kiện cần chuẩn bị sẵn sàng đối với ngân hàng thương mại, kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước để hệ thống tài chính ngân hàng có thể tận dụng được cơ hội tốt hơn. Từ khóa:EVFTA, ngân hàng thương mại, sáp nhập, mua lại. Abstract The paper presents the M&A operation in banks of Vietnam for the period 2006 - 2015. These M&A operations happened right before the time that Vietnam officially completed the negotiation of EVFTA in December 2015, this Agreement is supposed to be in effect in 2018. Hence, this paper focuses on the regulations of EVFTA which have effection on factors related to the operation of Vietnam commercial banks after M&A. This paper also suggests some solutions as well as recommendations for government with hope that the banking system can make use of opportunities derived from EVFTA. Keywords:commercial bank, Merger, Acquisition,EVFTA Đặt vấn đề Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng, chỉ ra lợi ích đạt được khi các ngân hàng thương mại Việt Nam tiến hành các hoạt động này như một biện pháp tái cơ cấu ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian tới, khi điều kiện vĩ mô thay đổi, môi trường kinh tế nói chung, thị trường tài chính ngân hàng nói riêng thay đổi do tác động của EVFTA dự kiến mang lại, hoạt động M&A ngân hàng sẽ thay đổi, mang lại những cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại, đồng thời EVFTA cũng tác động tới các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sau M&A, qua đó ảnh hưởng gián tiếp tới hiệu quả này. 561 1. Khái niệm hoạt động M&A ngân hàng 1.1. Khái niệm hoạt động M&A Theo Mallikarjunappa, T. và P.Nayak (2007), mua lại là một hành động kiểm soát hiệu quả của một công ty đối với tài sản hoặc quản lý (mua tài sản, mua cổ phiếu, giành quyền kiểm soát thông qua hội đồng quản trị) của một công ty khác mà không cần sự kết hợp hay thống nhất về mặt tổ chức trước. Nói chung một công ty mua lại (công ty đi mua) sẽ kiểm soát hiệu quả hơn các công ty mục tiêu bằng cách mua lại cổ phần đa số của công ty đó. Tuy nhiên, hiệu quả kiểm soát có thể được thực hiện chỉ cần với một số lượng ít cổ phần hơn bình thường, thường dao động trong khoảng 10 phần trăm đến 40 phần trăm bởi vì các cổ đông còn lại, phân bố rải rác và tồn tại các nhóm quyền lợi, không có khả năng để thách thức sự kiểm soát của việc mua lại, thâu tóm. Theo Damodaran Aswath (1997), sáp nhập được định nghĩa là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty thành một đơn vị công ty, có nghĩa là một đơn vị tồn tại và các đơn vị khác mất sự tồn tại của doanh nghiệp. Đơn vị tồn tại, sống sót sẽ sở hữu các tài sản cũng như trách nhiệm của các công ty bị sáp nhập. Theo Pradeep Kumar Gupta (2012), M&A là hoạt động chiến lược trong đó doanh nghiệp tái cấu trúc lại bằng cách thay đổi nhờ bên ngoài. Như vậy có thể khái quát cách hiểu về sáp nhập và mua lại (M&A) trên phương diện lý thuyết, hay khái niệm về M&A theo quan điểm cá nhân như sau: Sáp nhập doanh nghiệp là trường hợp hai hay nhiều đơn vị doanh nghiệp cùng đồng ý tham gia bằng tất cả tài sản của mình vào việc hình thành một doanh nghiệp mới (mới về sự sở hữu, quản trị và pháp lý), đồng thời các doanh nghiệp cũ (cũ về sở hữu, quản trị, pháp lý) sẽ không tồn tại. Đơn vị doanh nghiệp mới có thể trùng tên hoặc không trùng tên với đơn vị doanh nghiệp cũ. Trong trường hợp đơn vị doanh nghiệp mới không trùng tên với một đơn vị doanh nghiệp cũ nào, trường hợp sáp nhập này cũng là trường hợp hợp nhất doanh nghiệp. Vậy trường hợp hợp nhất doanh nghiệp có thể hiểu là một trường hợp đặc biệt của sáp nhập doanh nghiệp. Mua lại doanh nghiệp là trường hợp một doanh nghiệp đi mua lại một phần hay toàn bộ tài sản (hoặc quyền sở hữu tài sản) của doanh nghiệp khác, đủ để chi phối được về quyền quản lý, chiến lược, cũng như ngành nghề của doanh nghiệp bị mua. Do đó, mua lại doanh nghiệp sẽ có hai trường hợp, trường hợp thứ nhất giống như trường hợp sáp nhập doanh nghiệp, nhưng khác nhau ở tâm lý doanh nghiệp, nếu có sự chống đối hoặc biểu hiện chống đối có nghĩa là mua lại, còn hòa hợp thống nhất, nhất trí có nghĩa là sáp nhập. Trường hợp thứ hai, khác hẳn với sáp nhập, doanh nghiệp đi mua chỉ cần đảm bảo mua đủ số cổ phần, tài sản để chi phối được về quyền quản lý, chiến lược, cũng như ngành nghề của doanh nghiệp bị mua, mà không nhất thiết phải mua toàn bộ giá trị của doanh nghiệp bị mua. Những trường hợp mua 15, 20% cổ phiếu mà không kiểm soát, ko tham gia điều hành thì chỉ nên hiểu là đầu tư thông thường. 562 1.2. Khái niệm hoạt động M&A ngân hàng Theo Ngân hàng Nhà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: