Danh mục

Ảnh hưởng của giáo dục tới khoảng cách kỳ vọng liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 411.92 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Ảnh hưởng của giáo dục tới khoảng cách kỳ vọng liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên" đã cho thấy giáo dục về kiểm toán có ảnh hưởng thuận chiều tới khoảng cách chất lượng kiểm toán, khoảng cách chuẩn mực, ảnh hưởng nghịch chiều tới khoảng cách hợp lý và thuận chiều tới khoảng cách kỳ vọng nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của giáo dục tới khoảng cách kỳ vọng liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC TỚI KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG LIÊN QUAN ĐẾN TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN THE INFLUENCE OF AUDIT EDUCATION ON THE AUDITEXPECTATION GAP RELATED TO THE AUDITORS’ RESPONSIBILITIES ThS. Nguyễn Thu Hoài Trường Đại học Thương MạiNgày nhận bài: 25/9/2021Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán (KCKV) không phải là một thuật ngữ mới đối với các nhà nghiên cứu trên thế giới, tuy nhiên, do bản chất phức tạp của KCKV mà cho đến nay, vẫn còn nhiều tranh cãi về các khía cạnh như về khái niệm, cấu trúc của KCKV hay các yếu tố ảnh hưởng tới KCKV. Tại Việt Nam, số lượng các nghiên cứu về KCKV là không nhiều và đặc biệt là các nghiên cứu đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng tới KCKV. Trong khi đó, yếu tố giáo dục kiểm toán được đánh giá là một trong những yếu tố có sự ảnh hưởng đáng kể tới KCKV trong các nghiên cứu tiền nhiệm ở các quốc gia khác. Chính vì vậy, mục tiêu của bài viết này là nhằm đánh giá ảnh hưởng của yếu tố giáo dục tới KCKV thông qua nghiên cứu thực nghiệm đánh giá sự thay đổi về nhận thức của sinh viên tại trường Đại học Thương mại về trách nhiệm của kiểm toán viên từ trước và sau khi học học phần kiểm toán căn bản. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy giáo dục về kiểm toán có ảnh hưởng thuận chiều tới khoảng cách chất lượng kiểm toán, khoảng cách chuẩn mực, ảnh hưởng nghịch chiều tới khoảng cách hợp lý và thuận chiều tới KCKV nói chung. Từ khóa: Khoảng cách kỳ vọng, trách nhiệm của kiểm toán viên, KCKV, giáo dục, yếu tố ảnh hưởng. ABSTRACT Audit expectation gap (KCKV) is not a new term in the audit researchs in the world. However, due to the complex nature of KCKV, there are many controversies about the KCKV’s definition, structure and the factors affecting the KCKV. In Vietnam, the number of KCKV researchs is limitted, especially the number of studies on the factors affecting the KCKV. Meanwhile, the audit education was evluated as one of the factors have significant infuence on the KCKV in previous studies in the world. Therefore, the main objective of this article is evaluatig the influence of audit education on the KCKV related to the auditors’ responsibilities through an empirical study with the students at the Thuongmai University. The research’s results have shown that audit education has a positive influence on the Deficient performance gap, Deficient standards gap, negative influence on the reasonableness gap and positive influence on the KCKV in general. Keywords: audit expectation gap, auditors’ responsibilities, KCKV, education, factor affecting.1. Đặt vấn đề Kiểm toán đóng một vai trò quan trọng và mang lại nhiều ý nghĩa cho nền kinh tế, đó là mộtđiều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, thực tế lại chỉ ra rằng, kiểm toán viên lại luôn là đối tượng 1508 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021nhận nhiều chỉ trích nặng nề từ phía người sử dụng thông tin mỗi khi xảy ra các vụ sụp đổ, phásản của các công ty lớn, các tập đoàn kinh tế. Các nghiên cứu của Liggio (1974), Porter (1993),Tracey và Nicole (2002) đã đồng thuận rằng một trong những nguyên nhân của vấn đề này là doKCKV. KCKV không chỉ ảnh hưởng rất lớn tới uy tín, vị thế của nghề nghiệp kiểm toán mà cònkhiến cho các kiểm toán viên cảm thấy bất mãn khi kết quả công việc của họ không được côngchúng ghi nhận, đánh giá đúng mức. Chính vì vậy, việc thu hẹp KCKV là một yêu cầu cấp thiếtđối với nghề nghiệp kiểm toán hiện nay. Để có được các giải pháp hữu ích cho vấn đề này, rấtnhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm xác định các yếu tố có ảnh hưởng tới KCKV. Đáng chúý, trong các yếu tố đã được chỉ ra, giáo dục được hầu hết các nghiên cứu đánh giá là có ảnh hưởngđáng kể tới KCKV. Một số nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam cho thấy KCKV tồn tại liên quan đến nhiềukhía cạnh khác nhau của kiểm toán như trách nhiệm của kiểm toán viên, mức độ tin cậy, mức độhữu ích của báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cậptới các yếu tố ảnh hưởng trong khi đây được coi là nền tảng quan trọng cho việc thiết lập các giảipháp nhằm thu hẹp KCKV. Chính vì vậy, bài viết này trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiêncứu tiền nhiệm, tiến hành nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của một trong nhữngyếu tố quan trọng là giáo dục về kiểm toán tới KCKV. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên quátrình khảo sát nhận thức của các sinh viên khoa Kế toán – Kiểm toán tại Trường Đại học Thươngmại tại thời điểm trước và sau khi học học phần kiểm toán căn bản để đánh giá sự thay đổi trongKCKV dưới ảnh hưởng của giáo dục. Ngoà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: