Ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ đối với xã hội tỉnh Thái Nguyên thời kỳ thực dân Pháp thống trị ( 1897-1945 )
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 170.65 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, đất không rộng, người không đông, nhưng giàu có về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là than mỡ và kim loại quý. Do đó, ngành công nghiệp khai thác mỏ của thực dân Pháp cũng sớm được hình thành ở đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ đối với xã hội tỉnh Thái Nguyên thời kỳ thực dân Pháp thống trị ( 1897-1945 ) 51(3):39 - 44 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ ĐỐI VỚI XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN THỜI KỲ THỰC DÂN PHÁP THỐNG TRỊ (1897-1945) Hà Thị Thu Thủy (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên) Năm 1897, sau khi hoàn thành về căn bản cuộc chiến tranh chinh phục và bình định, thực dân Pháp thực hiện ngay cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam. Một trong những trọng điểm của chương trình khai thác thuộc địa là bóc lột tài nguyên mỏ. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, đất không rộng, người không đông, nhưng giàu có về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là than mỡ và kim loại quý. Do đó, ngành công nghiệp khai thác mỏ của thực dân Pháp cũng sớm được hình thành ở đây. Hoạt động của loại hình công nghiệp mới này có tác động không nhỏ đến xã hội Thái Nguyên thời kỳ thực dân Pháp thống trị. Kết quả nghiên cứu về công nghiệp khai thác mỏ của thực dân Pháp ở Thái Nguyên cho biết, từ năm 1898 – 1912, chính quyền thực dân đã cho thăm dò 18 mỏ than và 89 mỏ kim loại. Năm 1906, mỏ than mỡ Phấn Mễ chính thức được khai thác. Sau đó, một số công ty tư bản Pháp đã đến Thái Nguyên kinh doanh khai thác mỏ. Từ năm 1910 1924, công ty mỏ Bắc Kỳ khai thác than mỡ Phấn Mễ. Từ năm 1924 đến tháng 3/1945, công ty than và mỏ kim khí Đông Dương khai thác than Phấn Mễ (huyện Phú Lương), kẽm Làng Hích (huyện Đồng Hỷ) và sắt Linh Nham (huyện Đồng Hỷ), Cù Vân (huyện Đại Từ). Thông qua các công ty này, tư bản Pháp bỏ vốn đầu tư, trang bị máy móc, chi phí sản xuất, không ngừng mở rộng địa bàn và hoạt động khai thác mỏ trên quy mô lớn. Từ năm 1906 – 1945, thực dân Pháp đã lấy đi khỏi lòng đất Thái Nguyên hơn một triệu tấn than mỡ và 493.000 tấn kim loại. Dưới ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ, xã hội Thái Nguyên có sự biến đổi nhất định. Thứ nhất, sự biến đổi về số lượng dân cư. Bước đầu tiến hành khai thác thuộc địa ở Thái Nguyên, Công sứ Đác lơ (Darles) nhận xét: Thái Nguyên là tỉnh có ít dân và sống lệ thuộc vào tự nhiên. Điều kiện để phát triển nền kinh tế của tỉnh này phải tính đến sự thay đổi về số dân và tính cách của họ. Giải pháp cho tình trạng này là di dân từ vùng xuôi lên và phân chia vùng hành chính. Để di dân, chính quyền địa phương cấp cho mỗi gia đình di cư miền xuôi 200 đồng Đông Dương để làm nhà mua các đồ dùng tối thiểu. Sau ba năm khai thác, hoàn trả 1/4. Đất được cấp đăng ký theo sở hữu cá nhân, dân di cư có quyền được bán hoặc cầm cố. Thuế đất chỉ phải nộp sau 5 năm [6]. Từ biện pháp trên, dân di cư đến Thái Nguyên ngày một nhiều. Thông tin về vấn đề di dân trong các báo cáo kinh tế của Công sứ Thái Nguyên thời kỳ trước năm 1945 cho biết, đến năm 1938, số dân di cư đến Thái Nguyên chiếm 1/5 số dân toàn tỉnh. Trong số đó chủ yếu là người Kinh miền xuôi. Năm 1938, có 4.165 dân di cư bao gồm: Thái Bình có 809 người, Nam Định có 807 người, Bắc Ninh có 315 người, Hưng Yên có 268 người, Hà Đông có 243 người, Hà Nam có 217 người, Ninh Bình có 151 người, Bắc Giang có 132 người, Sơn Tây có 122 người. Số dân còn lại thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Hải Dương, Phúc Yên, Hà Nội, Cao Bằng [4,tr.27-28]. Sinh cơ lập nghiệp ở vùng trung du miền núi, hình thái cư trú của 33 51(3):39 - 44 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ người Kinh đã có những thay đổi nhất định. Một bộ phận lớn trong số họ cư trú xen ghép với người Tày, người Nùng hoặc các dân tộc khác ở địa phương. Điều kiện sống cộng cư cùng với quá trình giao lưu ảnh hưởng qua lại về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa người Kinh và các tộc người khác ở địa phương đã tác động mạnh mẽ đến quá trình hòa hợp tộc người góp phần gìn giữ truyền thống đoàn kết lâu đời của các dân tộc trong tỉnh. Đây là một trong những nhân tố quan trọng để Bác Hồ và Trung ương Đảng chọn Thái Nguyên làm trung tâm của căn cứ địa Việt Bắc trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và thủ đô kháng chiến trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954). Thứ hai là sự chuyển biến cơ cấu giai cấp xã hội. Kinh nghiệm sử dụng nhân công ở Việt Nam cho thực dân Pháp thấy rằng: người nông dân chỉ trở thành người làm công khi bị bần cùng hóa đến cực điểm. Do vậy, trong quá trình khai thác mỏ Thái Nguyên, ngoài thực hiện các quy chế lao động, trả tiền công thích đáng để kéo nông dân ra khỏi làng mạc, tư bản Pháp còn đẩy mạnh quá trình chiếm đất đai làm hầm mỏ, đồn điền. Quá trình này càng diễn ra nhanh chóng thì giai cấp nông dân càng bị mất tư liệu sản xuất và phân hóa sâu sắc hơn: hoặc là trở thành tá điền trên chính mảnh ruộng của mình, hoặc là rời làng ra đi. Trong số này không ít người chấp nhận làm cu li cho những hầm mỏ của tư bản Pháp đang hình thành trên khắp tỉnh. Xuất phát từ giai cấp nông dân, sự hình thành của giai cấp công nhân mỏ Thái Nguyên gắn liền với việc đẩy mạnh thăm dò và khai thác mỏ của tư bản Pháp. Nếu như năm 1905, Thái Nguyên chỉ mới có công nhân đến năm 1913, tại các mỏ kẽm ở Thái Nguyên đã c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ đối với xã hội tỉnh Thái Nguyên thời kỳ thực dân Pháp thống trị ( 1897-1945 ) 51(3):39 - 44 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ ĐỐI VỚI XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN THỜI KỲ THỰC DÂN PHÁP THỐNG TRỊ (1897-1945) Hà Thị Thu Thủy (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên) Năm 1897, sau khi hoàn thành về căn bản cuộc chiến tranh chinh phục và bình định, thực dân Pháp thực hiện ngay cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam. Một trong những trọng điểm của chương trình khai thác thuộc địa là bóc lột tài nguyên mỏ. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, đất không rộng, người không đông, nhưng giàu có về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là than mỡ và kim loại quý. Do đó, ngành công nghiệp khai thác mỏ của thực dân Pháp cũng sớm được hình thành ở đây. Hoạt động của loại hình công nghiệp mới này có tác động không nhỏ đến xã hội Thái Nguyên thời kỳ thực dân Pháp thống trị. Kết quả nghiên cứu về công nghiệp khai thác mỏ của thực dân Pháp ở Thái Nguyên cho biết, từ năm 1898 – 1912, chính quyền thực dân đã cho thăm dò 18 mỏ than và 89 mỏ kim loại. Năm 1906, mỏ than mỡ Phấn Mễ chính thức được khai thác. Sau đó, một số công ty tư bản Pháp đã đến Thái Nguyên kinh doanh khai thác mỏ. Từ năm 1910 1924, công ty mỏ Bắc Kỳ khai thác than mỡ Phấn Mễ. Từ năm 1924 đến tháng 3/1945, công ty than và mỏ kim khí Đông Dương khai thác than Phấn Mễ (huyện Phú Lương), kẽm Làng Hích (huyện Đồng Hỷ) và sắt Linh Nham (huyện Đồng Hỷ), Cù Vân (huyện Đại Từ). Thông qua các công ty này, tư bản Pháp bỏ vốn đầu tư, trang bị máy móc, chi phí sản xuất, không ngừng mở rộng địa bàn và hoạt động khai thác mỏ trên quy mô lớn. Từ năm 1906 – 1945, thực dân Pháp đã lấy đi khỏi lòng đất Thái Nguyên hơn một triệu tấn than mỡ và 493.000 tấn kim loại. Dưới ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ, xã hội Thái Nguyên có sự biến đổi nhất định. Thứ nhất, sự biến đổi về số lượng dân cư. Bước đầu tiến hành khai thác thuộc địa ở Thái Nguyên, Công sứ Đác lơ (Darles) nhận xét: Thái Nguyên là tỉnh có ít dân và sống lệ thuộc vào tự nhiên. Điều kiện để phát triển nền kinh tế của tỉnh này phải tính đến sự thay đổi về số dân và tính cách của họ. Giải pháp cho tình trạng này là di dân từ vùng xuôi lên và phân chia vùng hành chính. Để di dân, chính quyền địa phương cấp cho mỗi gia đình di cư miền xuôi 200 đồng Đông Dương để làm nhà mua các đồ dùng tối thiểu. Sau ba năm khai thác, hoàn trả 1/4. Đất được cấp đăng ký theo sở hữu cá nhân, dân di cư có quyền được bán hoặc cầm cố. Thuế đất chỉ phải nộp sau 5 năm [6]. Từ biện pháp trên, dân di cư đến Thái Nguyên ngày một nhiều. Thông tin về vấn đề di dân trong các báo cáo kinh tế của Công sứ Thái Nguyên thời kỳ trước năm 1945 cho biết, đến năm 1938, số dân di cư đến Thái Nguyên chiếm 1/5 số dân toàn tỉnh. Trong số đó chủ yếu là người Kinh miền xuôi. Năm 1938, có 4.165 dân di cư bao gồm: Thái Bình có 809 người, Nam Định có 807 người, Bắc Ninh có 315 người, Hưng Yên có 268 người, Hà Đông có 243 người, Hà Nam có 217 người, Ninh Bình có 151 người, Bắc Giang có 132 người, Sơn Tây có 122 người. Số dân còn lại thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Hải Dương, Phúc Yên, Hà Nội, Cao Bằng [4,tr.27-28]. Sinh cơ lập nghiệp ở vùng trung du miền núi, hình thái cư trú của 33 51(3):39 - 44 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ người Kinh đã có những thay đổi nhất định. Một bộ phận lớn trong số họ cư trú xen ghép với người Tày, người Nùng hoặc các dân tộc khác ở địa phương. Điều kiện sống cộng cư cùng với quá trình giao lưu ảnh hưởng qua lại về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa người Kinh và các tộc người khác ở địa phương đã tác động mạnh mẽ đến quá trình hòa hợp tộc người góp phần gìn giữ truyền thống đoàn kết lâu đời của các dân tộc trong tỉnh. Đây là một trong những nhân tố quan trọng để Bác Hồ và Trung ương Đảng chọn Thái Nguyên làm trung tâm của căn cứ địa Việt Bắc trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và thủ đô kháng chiến trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954). Thứ hai là sự chuyển biến cơ cấu giai cấp xã hội. Kinh nghiệm sử dụng nhân công ở Việt Nam cho thực dân Pháp thấy rằng: người nông dân chỉ trở thành người làm công khi bị bần cùng hóa đến cực điểm. Do vậy, trong quá trình khai thác mỏ Thái Nguyên, ngoài thực hiện các quy chế lao động, trả tiền công thích đáng để kéo nông dân ra khỏi làng mạc, tư bản Pháp còn đẩy mạnh quá trình chiếm đất đai làm hầm mỏ, đồn điền. Quá trình này càng diễn ra nhanh chóng thì giai cấp nông dân càng bị mất tư liệu sản xuất và phân hóa sâu sắc hơn: hoặc là trở thành tá điền trên chính mảnh ruộng của mình, hoặc là rời làng ra đi. Trong số này không ít người chấp nhận làm cu li cho những hầm mỏ của tư bản Pháp đang hình thành trên khắp tỉnh. Xuất phát từ giai cấp nông dân, sự hình thành của giai cấp công nhân mỏ Thái Nguyên gắn liền với việc đẩy mạnh thăm dò và khai thác mỏ của tư bản Pháp. Nếu như năm 1905, Thái Nguyên chỉ mới có công nhân đến năm 1913, tại các mỏ kẽm ở Thái Nguyên đã c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Hoạt động khai thác mỏ Xã hội học Tỉnh Thái Nguyên Thời kỳ thực dân Pháp thống trịGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 464 11 0 -
6 trang 299 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 266 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 214 0 0
-
8 trang 209 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 208 0 0 -
6 trang 205 0 0