Danh mục

Ảnh hưởng của học tập chủ động đến động lực học tập và kết quả học tập của sinh viên cao đẳng giáo dục nghề nghiệp tại Thành phố Thủ Đức

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 401.11 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này nhằm khẳng định về sự ảnh hưởng một cách tích cực của việc học tập chủ động của sinh viên đến động lực học tập và đến kết quả học tập của họ. Đề cao xu hướng lấy người học làm trung tâm trong việc giảng dạy sinh viên tại các trường Cao đẳng Giáo dục Nghề nghiệp, phát triển tối ưu khả năng của người học, giúp người học hướng đến việc học tập suốt đời cùng với việc tận dụng các phương tiện hiện đại để tiếp cận kiến thức đã và đang là một xu hướng trong thời kỳ công nghệ hiện đại hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của học tập chủ động đến động lực học tập và kết quả học tập của sinh viên cao đẳng giáo dục nghề nghiệp tại Thành phố Thủ Đức Ảnh hưởng của học tập chủ động đến động lực học tập và kết quả học tập của sinh viên cao đẳng giáo dục nghề nghiệp tại Thành phố Thủ Đức Phạm Thị Ngọc Thư Tóm tắt Vấn đề đổi mới giáo dục và đào tạo đã được nhấn mạnh trong Nghị quyết Hội nghị Trungương 8 Khóa 11 số: 29 –NQ/TW với mục tiêu tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng,hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốcvà nhu cầu học tập của nhân dân. Đặc biệt đối với giáo dục nghề nghiệp, đào tạo theo hướngứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường laođộng trong nước và quốc tế (Ban chấp hành Trung ương, 2013). Bên cạnh đó, việc đào tạo theo học chế tín chỉ chính là một phương thức đào tạo nhấnmạnh đến sự phát huy tính tích cực và chủ động của người học. Với việc tổng hợp, phân tích lýthuyết về học tập chủ động, điều tra trên 339 sinh viên thuộc nhiều ngành nghề khác nhau từcác trường Cao đẳng trên địa bàn Thành phố Thủ Đức. Kết quả cho thấy học tập chủ động cósự tác động tích cực đến kết quả học tập cũng như động lực học tập của người học, bên cạnhđó, động lực học tập cũng có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên. Chính vìvậy, vấn đề cải thiện, thay đổi phương pháp dạy và học nhằm khuyến khích sự chủ động củangười học là một vấn đề hết sức cần thiết. Từ khóa: Học tập chủ động, giáo dục nghề nghiệp, động lực học tập. 1. Đặt vấn đề Sự khác nhau về phương pháp dạy học ở bậc phổ thông và Cao đẳng, Đại học thường đặtra rất nhiều thử thách và bỡ ngỡ cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất. Cụ thể, đối vớicấp học phổ thông, phương pháp thường thấy là chủ yếu thầy cô giảng và đọc cho học sinh ghichép, ít có giờ thảo luận và trao đổi trong quá trình học. Ở đại học: Các thầy cô giáo chỉ đóngvai trò là người hướng dẫn sinh viên tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu, những lời giảng của cácthầy cô chỉ mang tính chất gợi ý, và hướng dẫn sinh viên thảo luận, tự nghiên cứu viết tiểu luận,còn chủ yếu dựa vào khả năng tự tiếp thu, tự nghiên cứu và sử lý kiến thức của sinh viên đốivới bài học đó (Nguyễn Thành Hải, 2010). Sự khác nhau này bắt nguồn chủ yếu từ khối lượngkiến thức rộng lớn yêu cầu từ các bậc học này, bên cạnh đó sinh viên còn phải trau dồi kỹ năng,hình thành thái độ nghiêm túc, tự chủ, tự chịu trách nhiệm để có thể phù hợp với công việctrong tương lai. Việc nghiên cứu các mối liên hệ ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên cũng nhưxây dựng động lực học tập bền vững luôn là một mục tiêu mà bất kỳ nhà trường cũng nhưnhững người làm giáo dục mong muốn hướng đến. Hiện nay, trong giáo dục Cao đẳng, Đại họcở nước ta, vấn đề lấy người học làm trung tâm vẫn đang còn tồn tại những tranh cãi về việc liệucó hạ thấp vai trò của giáo viên hay không. Một giáo viên sáng tạo là một giáo viên biết giúphọc sinh tiến bộ nhanh chóng bằng con đường tự học. Giáo viên phải là người hướng dẫn, ngườicố vấn, hơn chỉ là đóng vai trò công cụ truyền đạt tri thức (S.Rassekh, 1987). Nghiên cứu này nhằm khẳng định về sự ảnh hưởng một cách tích cực của việc học tậpchủ động của sinh viên đến động lực học tập và đến kết quả học tập của họ. Đề cao xu hướnglấy người học làm trung tâm trong việc giảng dạy sinh viên tại các trường Cao đẳng Giáo dụcNghề nghiệp, phát triển tối ưu khả năng của người học, giúp người học hướng đến việc học tập 678suốt đời cùng với việc tận dụng các phương tiện hiện đại để tiếp cận kiến thức đã và đang làmột xu hướng trong thời kỳ công nghệ hiện đại hiện nay. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Học tập chủ động (active learning) 2.1.1. Khái niệm về học tập chủ động (active learning) Trong các công trình nghiên cứu, Bonwell và Eison đã xác định học tập chủ động là “bấtcứ điều gì kêu gọi sinh viên vào việc thực hiện và suy nghĩ tất cả những việc mà họ đang làm”.Điều này có nghĩa là học sinh tham gia vào việc đọc , thảo luận, viết ra, khám phá thái độ vàgiá trị của họ, nhấn mạnh hơn vào việc phát triển các kỹ năng cho học sinh hơn là chỉ có truyềntải thông tin, và học sinh đó sẽ tham gia vào các hoạt động tư duy ở các cấp độ cao hơn nhưphân tích, tổng hợp và đánh giá vấn đề (Bonwell, 1991). Học tập chủ động trong nghiên cứu về giảng dạy ở bậc sau phổ thông thường trái ngượcvới phương pháp giáo viên làm trung tâm trong giảng dạy, truyền tải những nội dung và giảngdạy theo quy chuẩn nhất định (Børte, 2023). Học tập tích cực của học sinh là nói đến cách tiếpcận mang tính hướng dẫn mà thu hút sinh viên tham gia một cách chủ động trong quá trình họcthông qua sự hợp tác, thảo luận hơn là việc thu nhận thông tin từ giáo viên của họ (Lee, 2018). Kim tự tháp học tập cho thấy mức độ hiệu quả của các phương pháp học khác nhau nhưthế nào. Hình thức giảng dạy phổ biến nhất là nghe giảng truyền thống chỉ giúp người học tiếpthu được 5% lượng kiến thức. Để học sinh học tập lẫn nhau là phương pháp tốt nhất. Giúp ngườihọc tiếp thu kiến thức lên tới 90%. Các phương pháp giảng dạy trong kim tự tháp học tập đượcchia thành 2 nhóm lớn. Đó là Active Learning và Passive Learning. Trong đó, Passive Learninglà học thụ động qua những hình thức truyền thống. Ví dụ như nghe giảng, đọc tài liệu, xemvideo giáo trình. Hình 1: Mô hình Kim tự tháp học tập Nguồn: Viện nghiên cứu giáo dục Hoa Kỳ (1960) 679 2.2. Động lực học tập Động lực học tập có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ học tập của sinh viên, kết quả học tậpcó ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp sau này của họ. Do đó, làm thế nào để tăng động lực họctập thực sự trở thành mối quan tâm lớn cho những người làm giáo dục (Ho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: