Danh mục

Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng, mức độ phân đàn, hệ số chuyển đổi thức ăn, tỉ lệ sống và năng suất của cá chim vây vàng (Trachinotus Blochii Lacepède, 1801) giai đoạn nuôi con giống lớn

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 544.65 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thí nghiệm được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, hệ số CVL , FCR, tỉ lệ sống, năng suất của cá chim vây vàng ở giai đoạn nuôi giống lớn. Cỡ cá thả L=5,10 ± 0,26 cm, W=2,2 ± 0,7 g, cho ăn 3 khẩu phần ăn: (1) 4 % khố i lượ ng thân (BW); (2) 7% BW; (3) 10% BW, thờ i gian nuôi 90 ngày. Kết quả cho thấ y: Chiều dài, khối lượng, tốc độ sinh trưởng (SGRW) thấp nhất ở khẩu phần cho ăn 4% BW (lầ n lượ t 14,8cm; 52,4g; 3,52%/ngày), cao nhất ở khẩu phần cho ăn 10% BW (17,1cm; 73,8g; 3,90%/ngày) và không có sự sai khác ở khẩu phần cho ăn 7 % BW và 10% BW. Hệ số phân đàn thấp nhất ở khẩu phần cho ăn 7% BW (5,97%), cao nhất ở khẩu phần ăn 4% BW (6,80%) và không có sự sai khác ở khẩu phần ăn 7 % BW và 10% BW. Từ kế t quả nghiên cứ u trên, nên á p dụ ng chế độ 7% BW đến 10% BW để nuôi cá chim vây vàng ở giai đoạn giống lớn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng, mức độ phân đàn, hệ số chuyển đổi thức ăn, tỉ lệ sống và năng suất của cá chim vây vàng (Trachinotus Blochii Lacepède, 1801) giai đoạn nuôi con giống lớn Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THỨC ĂN LÊN SINH TRƯỞNG, MỨC ĐỘ PHÂN ĐÀN, HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI THỨC ĂN, TỈ LỆ SỐNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) GIAI ĐOẠN NUÔI CON GIỐNG LỚN EFFECT OF DIET ON GROWTH, THE COEFFICIENT CVL, FOOD CONVERSION RATIO, SURVIVAL AND YIELD OF PERIOR BREED PAMOMNO (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) Châu Văn Thanh1, Ngô Văn Mạnh2 Ngày nhận bài: 08/01/2015; Ngày phản biện thông qua: 24/01/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015 TÓM TẮT Thí nghiệm được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, hệ số CVL, FCR, tỉ lệ sống, năng suất của cá chim vây vàng ở giai đoạn nuôi giống lớn. Cỡ cá thả L=5,10 ± 0,26 cm, W=2,2 ± 0,7 g, cho ăn 3 khẩu phần ăn: (1) 4 % khối lượng thân (BW); (2) 7% BW; (3) 10% BW, thời gian nuôi 90 ngày. Kết quả cho thấy: Chiều dài, khối lượng, tốc độ sinh trưởng (SGRW) thấp nhất ở khẩu phần cho ăn 4% BW (lần lượt 14,8cm; 52,4g; 3,52%/ngày), cao nhất ở khẩu phần cho ăn 10% BW (17,1cm; 73,8g; 3,90%/ngày) và không có sự sai khác ở khẩu phần cho ăn 7 % BW và 10% BW. Hệ số phân đàn thấp nhất ở khẩu phần cho ăn 7% BW (5,97%), cao nhất ở khẩu phần ăn 4% BW (6,80%) và không có sự sai khác ở khẩu phần ăn 7 % BW và 10% BW. Từ kết quả nghiên cứu trên, nên áp dụng chế độ 7% BW đến 10% BW để nuôi cá chim vây vàng ở giai đoạn giống lớn. Từ khóa: Cá chim vây vàng, chế độ cho ăn, sinh trưởng, tỉ lệ sống, Trachinotus blochii ABSTRACT The effect of diet on growth, the coefficient CVL, FCR, survival, yield of breed and grow papomno was examined. Breed stage, sizes L=5.10 ± 0.26 cm, W=2.2 ± 0.7 g, fed three diets: (1) 4 % BW; (2) 7% BW; (3) 10% BW, nursed in 90 days. The result showed that, length, weigh, growth rate (SGRW) is lowest in diet fed 4% BW (respectively 14.8cm ; 52.4g; 3.52%/day),the highest in diet fed 10% BW ( 17.1cm; 73.8g; 3.90%/day ) and no difference in diet fed 7% and 10% BW . The lowest coefficient CVL in diet fed 7% BW (5.97%), the highest in diet fed 4% BW (6.80%) and no difference in diet fed 7% and 10% BW. According to result, diet fed from 7% to 10% BW was recommended for breeding papomno in large stage. Keywords: Papomno, diet, growth, survival, Trachinotus blochii I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) là loài phân bố tương đối rộng ở vùng biển nhiệt đới, Tây Thái Bình Dương, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, và miền Nam Trung Quốc. Ở nước ta, cá phân bố chủ yếu ở vịnh Bắc Bộ, miền Trung và Nam Bộ. Cá chim vây vàng là loài cá nổi, ưa hoạt động, dễ nuôi, có khả năng nuôi với mật độ cao trong lồng hoặc trong ao ở thủy vực nước lợ và 1 nước mặn. Mặc dù là loài ăn thiên về động vật, song trong quá trình nuôi cá chim vây vàng không ăn thịt lẫn nhau. Cá cũng sử dụng tốt các loại thức ăn công nghiệp, dễ nuôi, thích ứng tốt với môi trường do đó đã và đang trở thành đối tượng nuôi hấp dẫn ở nhiều nước thuộc châu Á - Thái Bình Dương. Đây là loài cá có tốc độ sinh trưởng khá nhanh và giá trị kinh tế cao được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Cá có kích cỡ thương mại 0,6 - 1,0 kg/con, TS. Châu Văn Thanh, 2 ThS. Ngô Văn Mạnh: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang 56 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản giá trị kinh tế cao với giá bán thị trường trong nước 80.000 - 140.000 đồng/kg, thị trường xuất khẩu: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Singapore với giá 5 - 7 USD/kg. Cá chim vây vàng được sản xuất giống đầu tiên tại Đài Loan vào năm 1989, sau đó công nghệ sản xuất giống lan rộng ra nhiều nước như Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam. Thời gian gần đây, cá chim vây vàng được chú trọng phát triển nuôi thương phẩm ở Việt Nam (nuôi lồng và nuôi trong ao) phục vụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Để tăng năng suất cá nuôi thì một trong những yếu tố quyết định là xác định chế độ cho cá ăn. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về chế độ cho ăn ở giai đoạn nuôi lên giống lớn cá chim vây vàng. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng, mức độ phân đàn, hệ số thức ăn, tỉ lệ sống và năng suất của cá chim vây vàng ở giai đoạn nuôi lên giống lớn. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm thí nghiệm: Trạm thực nghiệm nuôi biển, Vũng Ngán, Nha Trang. Thời gian nghiên cứu: tháng 2 năm 2013. Đối tượng nghiên cứu: cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801). Số 2/2015 Cá được đo chiều dài toàn thân bằng giấy kẻ ôly, độ chính xác 1mm; cân khối lượng bằng cân Roberval, độ chính xác 0,2 gam. Số lượng cá được đếm khi bắt đầu và kết thúc thí nghiệm. - Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng của cá (SGRW ) được tính theo công thức: SGRW (%/ngày) = (LnW2 – LnW1)x 100/(t2 – t1). Trong đó : W1, W2 là khối lượng cá tại thời điểm t1 và t2. - Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá (AGR): AGR (g/ngày) = W2 – W1/(t2 – t1). Trong đó W1, W2 là khối lượng cá tại thời điểm t1 và t2. - Hệ số phân đàn (CVL ) được tính theo công thức: CVL (%) = S x 100/X. Trong đó: S là độ lệch chuẩn của chiều dài toàn thân cá, X là giá trị trung bình của chiều dài toàn thân cá. - Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) = khối lượng thức ăn cho cá ăn/khối lượng cá gia tăng. - Tỉ lệ sống của cá (%) = số lượng cá khi kết thúc thí nghiệm x 100/số lượng cá ban đầu. - Năng suất cá (kg/m3) = tổng khối lượng cá/ tổng thể tích lồng nuôi. Số liệu thu được ở các thí nghiệm xử lý trên phần mềm SPSS 12.01 for window. Hàm phân tích phương sai một yếu tố (oneway - ANOVA) và Duncan test được sử dụng để kiểm định sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) của các thông số giữa các nghiệm thức. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Hình 1. Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepè ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: