Danh mục

Ảnh hưởng của mật độ nuôi ban đầu và pH đến sinh trưởng, mật độ cực đại và thời gian pha cân bằng của tảo Thalassiosira pseudonana (Hasle & Heimdal, 1970) nuôi sinh khối

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 954.39 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mật độ nuôi và pH là hai yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, mật độ cực đại và thời gian đạt pha cân bằng của vi tảo nói chung và tảo T. pseudonana nói riêng. Nghiên cứu được thực hiện với 4 mật độ (10, 15, 20 và 25 vạn tb/ml) và 5 mức pH (7,0; 7,5; 8,0; 8,5 và 9,0) trong nuôi sinh khối tảo T. pseudonana ở thể tích 60 lít.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của mật độ nuôi ban đầu và pH đến sinh trưởng, mật độ cực đại và thời gian pha cân bằng của tảo Thalassiosira pseudonana (Hasle & Heimdal, 1970) nuôi sinh khối Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI BAN ĐẦU VÀ pH ĐẾN SINH TRƯỞNG, MẬT ĐỘ CỰC ĐẠI VÀ THỜI GIAN PHA CÂN BẰNG CỦA TẢO Thalassiosira pseudonana (Hasle & Heimdal, 1970) NUÔI SINH KHỐI EFFECT OF DENSITYAND pH ON GROWTH, MAXIMUM DENSITY AND THE TIME OBTAINED STATIONARY PHASE OF Thalassiosira pseudonana (Hasle & Heimdal, 1970) MASS PRODUCTION Trần Thị Lê Trang1, Lục Minh Diệp1 Ngày nhận bài: 15/8/2016; Ngày phản biện thông qua: 21/12/2016, Ngày duyệt đăng: 15/6/2017 TÓM TẮT Mật độ nuôi và pH là hai yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, mật độ cực đại và thời gian đạt pha cân bằng của vi tảo nói chung và tảo T. pseudonana nói riêng. Nghiên cứu được thực hiện với 4 mật độ (10, 15, 20 và 25 vạn tb/ml) và 5 mức pH (7,0; 7,5; 8,0; 8,5 và 9,0) trong nuôi sinh khối tảo T. pseudonana ở thể tích 60 lít. Kết quả cho thấy: Tảo được nuôi ở mật độ cao hơn (15, 20 và 25 vạn tb/ml) cho sinh trưởng, mật độ cực đại cao hơn và thời gian pha cân bằng sớm hơn so với mật độ thấp 10 vạn tb/ml (81,77 – 82,27 so với 71,53 vạn tb/ml; 4 hoặc 5 so với 6 ngày) (P < 0,05). Kết quả tương tự cũng được ghi nhận đối với các mức pH trong đó pH thấp từ 7,0 – 8,0 cho sinh trưởng, mật độ cực đại và thời gian đạt pha cân bằng tốt hơn so với mức pH cao 8,5 và 9,0 (67,87 – 78,83 so với 45,53 và 56,33; ngày thứ 5 so với ngày thứ 6) (P < 0,05). Như vậy, nên nuôi tảo T. pseudonana ở mật độ 15 vạn tb/ml và pH từ 7,5 đến 8,0. Từ khóa: Mật độ cực đại, pH, sinh trưởng, pha cân bằng, Thalassiosira pseudonana ABSTRACT Density and pH are two factors having significant effects on growth, maximum density and the time obtained in the stationary phase of microalgae in general and T. pseudonana in particular. The research was carried out with 4 different density levels (10, 15, 20 and 25 x 104cells/ml) and pH levels (7.0, 7.5, 8.0, 8.5 and 9.0) in T. pseudonana mass production in volume of 60 liters. The results showed that: T. pseudonana cultured at the density of 15, 20 and 25 x 104cells/ml gave higher growth, maximum density (81.77 – 82.27 compared to 71.53 104cells/ml) and earlier time of stationary phase (4 or 5 as opposed to 6 days) in comparison with those of 10 x 104cells/ml (P < 0.05). The similar results were also found with pH, in which, lower pH (7.0 – 8.0) showed higher maximum density and earlier time of stationary phase compared with the higher pH (8.5 and 9.0) (67.87 – 78.83 as opposed to 45.53 and 56.33; day 5 compared to day 6) (P < 0.05). From this study, it can be suggested that T. pseudonana should be cultured at the density of 15 x 104cells/ml and pH between 7.5 and 8.0. Keywords: Growth, maximum density, pH, stationary phase, Thalassiosira pseudonana 1 Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 121 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vi tảo (Microalgae) là nguồn thức ăn tự nhiên, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất giống các đối tượng thủy sản bao gồm các loài cá, giáp xác và động vật thân mềm. Kỹ thuật lưu giữ, nuôi và thu sinh khối tảo là một trong những khâu then chốt, quyết định đến sự thành công trong ương nuôi ấu trùng [9, 11]. Cho đến nay, các trại sản xuất giống ở nước ta chỉ tập trung sử dụng một vài loại giống tảo bản địa: Chaetoceros, Nannochloropsis, Isochrysis với năng suất và chất lượng luôn biến động đặc biệt là vào mùa mưa, đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống, khả năng biến thái và chuyển giai đoạn của ấu trùng, từ đó gián tiếp làm giảm hiệu quả sản xuất. Đa dạng hóa số loài vi tảo ngoài các loài bản địa bằng cách di nhập từ nước ngoài về là một trong những hướng đi đang được quan tâm, nhằm cải thiện chất lượng và nâng cao tỷ lệ sống của con giống. Thalassiosira là loài tảo khuê đơn bào mới được nhập về nước ta trong những năm gần đây, có giá trị dinh dưỡng rất cao, đặc biệt là các axit béo không no đa nối đôi với hàm lượng DHA và EPA đạt 7,2 mg/ml [14, 15]. Trong điều kiện nuôi nhân tạo, Thalassiosira có tốc độ sinh trưởng nhanh, có khả năng thích ứng với những thay đổi môi trường như: pH, ánh sáng và nhiệt độ [7]. Với những ưu điểm trên cộng với kích thước tế bào nhỏ 4-6 µm, Thalassiosira là một trong những loài tảo được ưu tiên lựa chọn trong các trại sản xuất giống cá biển (làm thức ăn cho copepoda), các trại sản xuất nhuyễn thể (giai đoạn nhuyễn thể có kích thước 200 µm trở lên) và các trại sản xuất tôm giống (giai đoạn mysis đến post-larvae) [11, 12]. pH và mật độ nuôi được xem là hai yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng, mật độ cực đại, thời gian đạt pha cân bằng và thời gian duy trì của quần thể tảo nói chung và Thalassiosira nói riêng [2, 3, 4]. Việc xác định pH và mật độ nuôi thích hợp không những cho năng suất cao mà còn 122 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Số 2/2017 tiết kiệm được lượng hóa chất sử dụng và nguồn tảo giống ban đầu nhằm đem lại hiệu quả kinh tế khi nuôi ở quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu về pH và mật độ nuôi trong nuôi sinh khối tảo Thalassiosira còn hạn chế do nhiều nguyên nhân như thiếu nguồn giống, kinh phí triển khai,…. Chính vì vậy, nghiên cứu này nhằm xác định pH và mật độ nuôi tối ưu cho nuôi tảo Thalassiosira ở quy mô sinh khối, cung cấp các dữ liệu quan trọng cho việc thiết lập quy trình nuôi thu sinh khối loài tảo này phù hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là giống tảo Thalassiosira pseudonana (Hasle & Heimdal, 1970) được nhập từ Đan Mạch từ năm 2012 và đang được lưu giữ tại phòng Tảo giống thuộc Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2015. Nguồn nước biển được lấy từ khu vực Hòn Đỏ thuộc vịnh Nha Trang, cấp vào bể chứa 10m3, qua hệ ...

Tài liệu được xem nhiều: