Danh mục

Ảnh hưởng của nguồn vốn trí tuệ đến năng suất nhân viên và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.32 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xem xét ảnh hưởng của đầu tư vào vốn trí tuệ tới năng suất lao động được đo lường bằng năng suất của nhân viên (EP) và vòng quay tổng tài sản (ATO) của 32 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010-2019. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của nguồn vốn trí tuệ đến năng suất nhân viên và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN VỐN TRÍ TUỆ ĐẾN NĂNG SUẤT NHÂN VIÊN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM THE IMPACT OF INTELLECTUAL CAPITAL ON EMPLOYEE PRODUCTIVITY AND OPERATING PERFORMANCE OF COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM ThS. Hoàng Thị Phương Anh; ThS. Lê ThịHồng Minh Trường Đại học Kinh tếTP.HCM 1anhtcdn@ueh.edu.vn Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xem xét ảnh hưởng của đầu tư vào vốn trí tuệ tới năng suất lao động được đo lường bằng năng suất của nhân viên (EP) và vòng quay tổng tài sản (ATO) của 32 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010-2019. Bằng việc sử dụng mô hình GLS để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng việc đầu tư vào vốn trí tuệ giúp cải thiện năng suất lao động của các ngân hàng. Điều này mang lại ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc đo lường và cải thiện năng suất lao động hiệu quả hơn. Từ khóa: Vốn trí tuệ, năng suất lao động, hệ số trí tuệ giá trị gia tăng, năng suất nhân viên Abstract This study examines the impact of investment in intellectual capital on labor productivity as measured in employee productivity (EP) and asset turnover (ATO) of 32 commercial banks in Vietnam from 2010 to 2019. Using the GLS model to treat heteroskedasticity and autocorrelation, the study found that investing in intellectual capital improves bank productivity. This result has important implications for businesses to measure and improve productivity more efficiently. Keywords: Intellectual capital, labor productivity, value-added intellectual coefficient, em- ployee productivity. 1. Giới thiệu Trong những năm trở lại đây, thuật ngữ “vốn trí tuệ”, “nguồn lực trí tuệ” đã trở thành những chủ đề thời sự và được thảo luận phổ biến trên thế giới. Trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và sự phát triển của con người. Ngay từ thế kỷ thứ XVI, Bacon (nhà triết học Anh) đã đưa ra mệnh đề nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”. Và cùng với sự phát triển của lịch sử, Mác đã tiên đoán về sự thâm nhập ngày càng trực tiếp và mạnh mẽ của tri thức, trí tuệ vào lực lượng sản xuất. 1538 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Chính vì vậy, các ngân hàng trên toàn thế giới đang dần sử dụng trí tuệ như một nguồn tài sản của doanh nghiệp thay vì dựa vào tài sản vật chất hay tài sản hữu hình khác. Trí tuệ đã và đang trở thành động cơ mới thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của doanh ngiệp. Bên cạnh đó, Tổ chức Ngân hàng Thế giới tuyên bố rằng: “Trí tuệ là động cơ sản xuất mạnh mẽ nhất của con người”. Điều này thừa nhận rằng vốn trí tuệ là một khía cạnh quan trọng trong quản lý ngân hàng. Không những thế, từ lâu, toàn bộ hoạt động của các ngân hàng phụ thuộc vào tính sáng tạo, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ độc đáo nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vì vậy, Bontis và cộng sự (2005) cho rằng nhân lực ngân hàng là nguồn vốn có giá trị kinh tế và năng suất của ngân hàng cao hơn là nhờ vốn trí tuệ (IC - Intellectual Capital) của doanh nghiệp. Hiện tượng này đã làm cho khái niệm về vốn trí tuệ trở nên phổ biến trong kỷ nguyên kinh tế tri thức hiện nay, được xây dựng dựa trên lý thuyết cơ sở tri thức (lý thuyết KBV) của một doanh nghiệp. Vào năm 1991, Barney đã chỉ ra rằng các nguồn tài sản trí tuệ này có thể là vốn vật chất, vốn tổ chức và vốn nhân lực. Ngoài ra, Pulic (1998) đã chứng minh các nguồn tài sản trí tuệ này chính xác là các thành phần của vốn trí tuệ và đã tạo thành mô hình hệ số trí tuệ giá trị gia tăng (VAIC). Theo El-Bannany (2008) mô hình này rất hữu ích trong việc đánh giá IC dựa trên sự khác biệt của các doanh nghiệp. Mô hình kết hợp hiệu quả vốn vật chất, hiệu quả vốn nhân lực và hiệu quả vốn cấu trúc, cho phép các doanh nghiệp phân tích, so sánh giữa các công ty, lĩnh vực, ngành và các quốc gia khác nhau. Các nghiên cứu của Mondal và Ghosh (2012), Soriya và Narwal (2015), Onyekwelu và cộng sự (2017),cũng chứng minh vốn trí tuệ đã đóng góp vào hiệu suất của ngân hàng như một chỉ số về năng suất, lợi nhuận hay hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc đầu tư vào vốn trí tuệ trong lĩnh vực ngân hàng là bắt buộc vì lĩnh vực này được phân loại có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Bên cạnh đó, các ngân hàng phải sáng tạo và áp dụng công nghệ cao hơn để có thể cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Nhằm xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững, các ngân hàng phải đối mặt với thời điểm quan trọng trong việc quản lý tài sản trí tuệ của họ, vì họ tin rằng chỉ khi dựa vào tài sản vô hình thì họ mới có thể vượt trội hơn. Do đó, tiềm năng của các ngân hàng trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào đầu tư và quản lý hiệu quả đối với vốn trí tuệ. Hơn nữa, tại Việt Nam, nhóm ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP, trong đó có ngành ngân hàng. Điều này có nghĩa là năng suất ngân hàng là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về đo lường năng suất hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ như Ngô Hoàng Thảo Trang (2017) đã phân tích và nghiên cứu về mối quan hệ gữa hoạt động đổi mới và năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam giai đoạn 2005-2013 bằng viêc áp dụng mô hình DCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy đổi mới quy trình sản xuất thì có tác động đồng bi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: