Danh mục

Ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến một số chỉ tiêu sinh lý ở lợn yorkshire và con lai F1 (MC X Y) nuôi thịt

Số trang: 8      Loại file: doc      Dung lượng: 289.00 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thí nghiệm được tiến hành trên giống thuần Yorkshire và con lai với lợn Móng Cái nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến một số chỉ tiêu sinh lý của chúng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến một số chỉ tiêu sinh lý ở lợn yorkshire và con lai F1 (MC X Y) nuôi thịt TAP CHI KHOA HOC, Đai hoc Huê, Sô 46, 2008 ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ́ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU  SINH LÝ Ở LỢN YORKSHIRE VÀ CON LAI F1 (MC X Y) NUÔI THỊT Lê Văn Phước , Lê Đức Ngoan Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế  Nguyễn  Kim Đường  Đại học Vinh  TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành trên giống thuần Yorkshire và con lai với lợn Móng Cái nhằm   đánh giá  ảnh hưởng của nhiệt độ  chuồng nuôi đến một số  chỉ  tiêu sinh lý của chúng. Kết quả   nghiên cứu cho thấy có sự  tương quan chặt chẽ giữa nhiệt độ không khí và tần số hô hấp ở cả 2   loại lợn (R2>0,8). Tuy nhiên, sự tăng tần số hô hấp của lợn thuần nhanh hơn lợn lai F 1 (MC x Y);   tần số hô hấp tăng mạnh khi nhiệt độ không khí >300C (đối với lợn F1 (MC x Y), trong khi đối với   lợn Yorkshire >270C. Khi tăng nhiệt độ không khí thì làm giảm nhịp tim (R2 = 0,61­0,78). Nhịp tim   giảm khi nhiệt độ không khí >300C (đối với lợn F1  (MC x Y), và > 270C (đối với lợn Yorkshire).   Thân nhiệt của 2 nhóm lợn ở 2 giai đoạn sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ chuồng nuôi thay   đổi từ 18­380C khá ổn định 0,079 (lợn F1 (MC x Y) và 0,0880C (lợn Yorkshire) khi nhiệt độ không   khí tăng 10C. Từ khóa: Nhiệt độ, Móng Cái, Yorkshire, hô hấp, nhịp tim, thân nhiệt  I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thực tế chăn nuôi, kiểu hình của cá thể, của giống và mối quan hệ P = G +  E (P: kiểu hình; G: kiểu gene; E: môi trường) là vấn đề  luôn được đặt ra. Mỗi kiểu  gene trong những điều kiện ngoại cảnh sẽ  cho ra một kiểu hình nhất định. Nói cách   khác, kiểu hình là kết quả của mối tương tác giữa kiểu gene và điều kiện ngoại cảnh.  Trong các điều kiện ngoại cảnh thì các yếu tố môi trường, đặc biệt là nhiệt độ  và độ ẩm không khí là hai yếu tố thường xuyên tác động lên con vật. Đã có nhiều công  trình nghiên cứu về mối quan hệ này như Straub và cs (1976), Colin và cs (2002), Trần  Thị Dân và cs (2004), Huynh và cs (2005). Nhiều nghiên cứu cho rằng lợn nhập nội, trong đó có Yorskhire, mẫn cảm hơn   với sự  thay đổi môi trường (Straub và cs, 1976). Tuy lợn Yorkshire được nhập vào  Việt Nam rất lâu và đã sử dụng để lai tạo với lợn nội, trong đó có Móng Cái, cho con   lai F1 làm sản phẩm thịt, nhưng các nghiên cứu về lĩnh vực này còn quá ít. Chỉ có một  số  công bố  gần đây của Trần Thị  Dân và Huỳnh Thị  Thanh Thủy (2004), Lê Văn  Phước và cs (2004, 2005)...   Để góp phần tư liệu hóa và giúp người chăn nuôi hoàn thiện hơn quy trình nuôi  các nhóm lợn nói trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ảnh hưởng của nhiệt độ  chuồng nuôi đến một số  chỉ  tiêu sinh lý  ở  lợn Yorkshire và con lai F1 (MC x Y) nuôi  thịt”.  II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên 9 lợn thuần Yorkshire và 9 lợn lai F 1 (MC x Y)  nuôi thịt 75 ngày tuổi với khối lượng tương  ứng là 20kg/con và 30 kg/con. Lợn đực   được thiến và lợn cái không bị hoạn.  Thí nghiệm kéo dài 90 ngày, tương ứng với 2 giai đoạn sinh trưởng (sau cai sữa và  vỗ  béo). Trước khi đưa vào thí nghiệm tất cả  lợn đã được tiêm phòng các bệnh phổ  biến như phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng và được tẩy giun sán. 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Nhịp thở và nhịp tim của lợn thí nghiệm được xác định bằng ống nghe vào buổi  sáng, và thân nhiệt được đo ở hậu môn bằng nhiệt kế cùng lúc với xác định nhịp tim. Nghiên cứu được triển khai  ở  trại Trung tâm Nghiên cứu Vật nuôi Thủy An  thuộc khoa Chăn nuôi Thú y ­Trường Đại học Nông Lâm Huế từ năm 2003­2005. Tất cả số liệu được xử lý trên phần mềm MINITAB version 13.2 (2000). Số liệu  trình bày là giá trị bình quân gia quyền.  III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1.  Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến tần số hô hấp của lợn  * Lợn F1 (MC x Y) sau cai sữa (20­40kg) : Số  liệu (đồ  thị  3.1) cho thấy, t ương quan  giữa nhiệt độ không khí và tần số hô hấp là chặt chẽ (R2 = 0,82). Mức độ tăng tần số hô  hấp của lợn khi nhiệt độ  không khí tăng 10C trong khoảng 18­200C là 1 nhịp/phút; 20­ 250C là 2 nhịp/phút; 25­300C  là 3,5 nhịp/phút; 30­350C là 5 nhịp/phút và 36­380C là 6  nhịp/phút. Trong khoảng nhiệt độ  300C) thì tần số hô hấp của lợn thực sự tăng nhanh (đồ thị 3.3). Khi nhiệt độ  không khí tăng thêm 10C: trong khoảng 18­200C thì tần số  hô hấp  tăng 1 nhịp/phút; 20­250C tăng 2 nhịp/phút; 25­300C tăng 4 nhịp/phút; 30­350C tăng 6  nhịp/phút và 35­380C tăng 7 nhịp/phút.  Như vậy, khi nhiệt độ không khí tăng từ 18 lên đến 38 0C, tần số hô hấp của lợn   Yorkshire tăng khoảng 4,6 lần, tương tự lợn F 1 (MC x Y) 40­90kg. Có tương quan rất  chặt chẽ  giữa biến thiên của nhiệt độ  không khí và tần số  hô hấp của lợn Yorkshire   30­50kg (R2 = 0,8841). * Lợn Yorkshire giai đoạn vỗ béo (50­100kg): Khi nhiệt độ không khí từ 180C lên  đến 380C tần số hô hấp của loại lợn này tăng khoảng 4,5 lần (đồ thị 3.4). Tương quan   giữa tần số hô hấp của lợn và nhiệt độ  không khí rất chặt chẽ  (R2  = 0,911). Kết quả  này cũng phù hợp với đặc điểm sinh lý của động vật có khối lượng lớn yêu cầu nhiệt   độ thích hợp thấp hơn so với động vật có khối lượng nhỏ.  Cứ  tăng 10C trong khoảng 18­200C tần số  hô hấp chỉ  tăng 0,3 nhịp/phút; 20­ 250C tăng 2 nhịp/phút, 25­300C tăng đến 5 nhịp/phút; 30­350C  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: