Danh mục

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới trẻ em khuyết tật: Nghiên cứu tổng quan diễn ngôn

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 513.99 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này mô tả những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới trẻ khuyết tật được tổng hợp bằng phương pháp tổng quan diễn ngôn và phân tích nội dung từ 39 bài viết xuất bản từ 2010 đến nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới trẻ em khuyết tật: Nghiên cứu tổng quan diễn ngôn HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0069 Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4AB, pp. 145-159 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN DIỄN NGÔN Phạm Thị Bền1, Phạm Thị Vân2, và Bùi Thị Anh Phương1 Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 2 Công ty Thiết bị, Dịch vụ Giáo dục và Hợp tác Quốc tế VietSpeech Tóm tắt. Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề toàn cầu có ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội, tới các nhóm cộng đồng dân cư khác nhau và tới hệ sinh thái của động vật và thực vật. Những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới cộng đồng yếu thế trong xã hội như trẻ khuyết tật cũng được xem xét. Bài viết này mô tả những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới trẻ khuyết tật được tổng hợp bằng phương pháp tổng quan diễn ngôn và phân tích nội dung từ 39 bài báo xuất bản từ 2010 đến nay. Phân tích nội dung cho thấy các nghiên cứu được thực hiện chủ yếu ở các nước phát triển, cỡ mẫu khảo sát lớn theo các độ tuổi từ lúc mang thai tới 19 tuổi theo thiết kế nghiên cứu trường diễn, lát cắt ngang và hồi cứu hồ sơ. Ô nhiễm không khí được xác định dựa vào các chỉ số của Ni-tơ đi-ô-xít, các bon đen, dạng vật chất dạng hạt mịn như PM1, PM2.5, PM10, lưu huỳnh đi-ô-xít, hi-đờ-rô các-bon thơm dạng vòng, ben zen, và ô dôn tầng bình lưu. Kết quả của các nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí có ảnh hưởng tới nguy cơ cao mắc rối loạn phổ tự kỉ, tăng động giảm tập trung chú ý, khuyết tật trí tuệ, rối loạn hành vi và cảm xúc bao gồm cả hội chứng trầm cảm và loạn thần ở trẻ em. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra ô nhiễm không khí còn có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển trí não và sức khoẻ thể chất của trẻ em như suy yếu sự phát triển thần kinh của thai nhi, mất cân bằng não sớm, viêm nhiễm, thay đổi cấu trúc não bộ của thai nhi. Việc chỉ ra mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí với tình trạng khuyết tật của trẻ em cho thấy ô nhiễm môi trường được xem xét như một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới nguyên nhân gây khuyết tật cũng như tác động tới mức độ nghiêm trọng của khuyết tật ở trẻ em. Việc chỉ ra mối quan hệ này góp phần thúc đẩy việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm bao gồm cả ô nhiễm không khí ở phạm vi quốc gia và toàn cầu. Từ khoá: ảnh hưởng, ô nhiễm không khí, trẻ khuyết tật, nghiên cứu tổng quan diễn ngôn. 1. Mở đầu Ô nhiễm không khí là một vấn đề môi trường của toàn cầu hiện nay. Ô nhiễm không khí được xác định do sự biến đổi lớn của môi trường không khí theo hướng có hại cho con người, động vật, thực vật, môi trường tự nhiên và công trình xây dựng. Các thành phần của không khí có sự biến đổi là do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ [1]. Ô nhiễm không khí có thể xuất phát từ nguồn ô nhiễm tự nhiên như hoạt động của núi lửa, bão bụi, cháy rừng, bụi nước biển, metan, tác nhân sinh học, mùi sinh ra do sự phân huỷ tự nhiên của các chất hữu cơ,… và nguồn ô nhiễm Ngày nhận bài: 22/7/2021. Ngày sửa bài: 20/8/2021. Ngày nhận đăng: 2/9/2021. Tác giả liên hệ: Phạm Thị Bền. Địa chỉ e-mail: ben.phamthi@hnue.edu.vn 145 Phạm Thị Bền, Phạm Thị Vân, và Bùi Thị Anh Phương nhân tạo từ các hoạt động của con người như quá trình sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải, chất thải và các nguồn khác,… [2]. Các chất gây ô nhiễm không khí bao gồm: nitơ đi-ô-xít (nitrogen oxides, NO2), lưu huỳnh đi-ô-xít (sulfur oxides, SO2), các-bon mô-nô-xít (carbon monoxide, CO), chì (lead), ô-zôn tầng bình lưu (ground-level ozone) và vật chất dạng hạt hay bụi mịn (particle matter, PM) bao gồm PM1, PM2.5 và PM10 [3]. Ô nhiễm không khí gây nên những thiệt hại về kinh tế, năng suất cây trồng, giảm đa dạng sinh học và hệ sinh thái nước ngọt [2]. Trên cơ sở tổng quan, Ghorani và cộng sự [1] đã liệt kê các ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới con người, bao gồm: nguy hại sức khoẻ, các rối loạn hô hấp, mất chức năng tim mạch, các bệnh mạn tính. Do tiếp xúc với độc khí, các nguy hại sức khoẻ xảy ra ở hệ hô hấp, tim mạch, nhãn khoa, da liễu, tâm thần kinh, huyết học, miễn dịch, sinh sản và ung thư. Ô nhiễm không khí cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tử vong sớm ở người do các bệnh lí như: viêm phổi, đột quỵ, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, và ung thư phổi [4]. Ô nhiễm không khí cũng được cho là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc và tăng mức độ tiến triển của các bệnh lí khác ở ngườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: