Danh mục

Ảnh hưởng của phương pháp và điều kiện trích ly đến quá trình thu nhận dịch trích giàu hợp chất kháng Oxy của lá vối (Cleistocalyx Operculatus)

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 935.86 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu cho thấy hiệu suất trích ly và khả năng kháng oxy hóa của lá vối bằng phương pháp trích ly có hỗ trợ vi sóng hiệu quả hơn phương pháp trích ly bằng ngâm dầm. Tại công suất 560W trong 50 giây hiệu suất trích ly đạt 78,36%, khả năng bắt gốc tự do DPPH đạt 89,33% tương đương với nồng độ 139,35mgVit C/l.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của phương pháp và điều kiện trích ly đến quá trình thu nhận dịch trích giàu hợp chất kháng Oxy của lá vối (Cleistocalyx Operculatus)Kỷ yếu hội thảo khoa học – Phân ban Công nghệ thực phẩm ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆN TRÍCH LY ĐẾN QUÁ TRÌNH THU NHẬN DỊCH TRÍCH GIÀU HỢP CHẤT KHÁNG OXY HÓA CỦA LÁ VỐI (CLEISTOCALYX OPERCULATUS) Mai Thị Ánh Nhi1,*, Nguyễn Thị Thu Huyền1 1 Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh * Email: nhimai.cntp@gmail.com. Ngày nhận bài: 15/06/2017; Chấp nhận đăng: 02/07/2017 TÓM TẮT Lá vối có chứa nhiều các hợp chất có khả năng kháng oxy hóa [1]. Nghiên cứu này tiếnhành khảo sát ảnh hưởng của phương pháp trích ly ngâm dầm và trích ly có hỗ trợ vi sóng đếnhiệu suất trích ly chất hòa tan và khả năng kháng oxi hóa (khả năng bắt gốc tự do DPPH) của lávối tại Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu suất trích ly và khả năng kháng oxyhóa của lá vối bằng phương pháp trích ly có hỗ trợ vi sóng hiệu quả hơn phương pháp trích lybằng ngâm dầm. Tại công suất 560W trong 50 giây hiệu suất trích ly đạt 78,36%, khả năng bắtgốc tự do DPPH đạt 89,33% tương đương với nồng độ 139,35mgVit C/l. Với kết quả thu được,thì lá vối là nguyên liệu có triển vọng để sản xuất ra những loại nước giải khát dạng thực phẩmchức năng.Từ khóa: Lá vối, hiệu suất trích ly, kháng oxy hóa, vi sóng. 1. MỞ ĐẦU Cây vối (Cleistocalyx operculatus) một loại cây khá phổ biến ở miền Bắc và miền Trungnước ta. Người dân ta thường sử dụng lá và nụ vối để nấu trà uống. Trong lá vối có chứaflavonoid, coumarin, tanin, acid hữu cơ, đường tự do và sterol, hàm lượng flavonoid tính theochất chuẩn catechin đạt 20,728 – 30,331 mg/g [2]. Hàm lượng polyphenol trong lá vối đạt 146,6mg/g [1]. Về tính dược lí nước sắc lá vối có tác dụng lợi mật, tác dụng độc tính tế bào của mẫuchiết lá vối bước đầu cho thấy cả tinh dầu và cao thô toàn phần đều có khả năng ức chế sự pháttriển của tế bào ung thư. Tính kháng khuẩn của lá vối, đặc biệt lá vối ủ có tác dụng rất tốt trên vikhuẩn E.coli, là loại vi khuẩn thường gây ra bệnh đường ruột, và hai vi khuẩn Gr (+) và Gr (-)thường gặp ở bệnh viêm da [3]. Flavonoid trong lá vối còn có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch,giảm nguy cơ tử vong do các bệnh lý tim mạch như thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, nhồi máucơ tim, xơ vữa động mạch,…nhờ khả năng chống oxy hóa không hoàn toàn cholesterol[ 2]. Năm2012, Hà Thị Bích Ngọc nghiên cứu và chỉ ra rằng dịch chiết lá vối có tác dụng hỗ trợ và điềuhòa lượng đường trong máu của bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 [4]. Hiện nay có nhiều 86 Mai Thị Ánh Nhi, Nguyễn Thị Thu Huyềnnghiên cứu cho thấy, khả năng kháng oxy hóa và tổng hàm lượng polyphenol trong các cây thảodược phụ thuộc rất lớn vào phương pháp và điều kiện trích ly. Nghiên cứu của Dương ThịPhương Liên và cộng sự năm 2014 cho thấy khả năng kháng oxy hóa của đậu nành thay đổi theothời gian, nhiệt độ trích ly [5]. Đồng thời theo nghiên cứu của Phạm Thành Quân và cộng sựnăm 2006 thì phương pháp trích ly ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly polyphenol từ búp trà tươi[6]. Trong nghiên cứu này, phương pháp và điều kiện trích ly được khảo sát để đánh giá ảnhhưởng của phương pháp và điều kiện trích ly đến quá trình thu nhận dịch trích giàu hợp chấtkháng oxy hóa của lá vối đó xác định phương pháp và điều kiện thích hợp để tiến hành trích lynhằm giữ lại các thành phần có hoạt tính sinh học cao nhất trong lá. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu Lá vối được mua ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế được tiến hành rửa sạch để ráo vàđem sấy ở thức 700C để đạt độ ẩm 8,5% [7]. Lá vối sau khi sấy được xay đến kích thước 1-2mmbảo quản trong bao PE hút chân không và sử dụng ngay hoặc bảo quản ở 4-60C. Hóa chất sử dụng cho nghiên cứu DPPH (1,1-diphenyl-2-picryl hydrazyl) (Sigma Aldrich -USA), Methanol (công ty TNHH Bình Trí )2.2. Phương pháp nghiên cứu2.1.1. Phương pháp trích ly Phương pháp trích ly ngâm dầm Tiến hành chuẩn mẫu gồm nguyên liệu: dung môi theo tỉ lệ 1:50 (g:ml) trong bình tam giácđược bao gói tránh ánh sáng. Dung môi sử dụng là nước. Sau đó đem mẫu đi trích ly ở bể ổnnhiệt ở 800C trong vòng 60 phút. Dịch sau khi trích ly đem đi lọc và thu được dịch lọc. Dịchtrích ly này dùng để xác định khả năng bắt gốc tự do DPPH và hiệu suất trích ly chất khô hòatan. Phương pháp trích ly có hỗ trợ vi sóng Chuẩn bị mẫu gồm nguyên liệu: dung môi theo tỉ lệ 1:50 (g:ml) trong bình tam giác đượcbao gói tránh ánh sáng. Dung môi sử dụng là nước. Sa ...

Tài liệu được xem nhiều: