Danh mục

Ảnh hưởng của rượu trên thai nhi - Phần 1

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.78 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rượu là một dược phẩm cổ xưa nhất mà nhân loại đã từng biết tới. Và rượu cũng là một trong nhiều chất độc hại mà con người tự nguyện tiêu thụ. Tại vài quốc gia Âu Mỹ, rượu là nguyên nhân hàng đầu gây ra chậm phát triển trí tuệ cho đứa con khi mẹ mang thai nghiện rượu. Hậu quả này đứng trên cả Hội chứng Down, truờng hợp đứa con chậm trí do mẹ luống tuổi sanh con lần đầu. Từ thế kỷ thứ 18, các nhà nghiên cứu và các thầy thuốc bên Anh, bên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của rượu trên thai nhi - Phần 1 Ảnh hưởng của rượu trên thai nhi Phần 1 Rượu là một dược phẩm cổ xưa nhất mà nhân loại đã từng biết tới. Vàrượu cũng là một trong nhiều chất độc hại mà con người tự nguyện tiêu thụ. Tại vài quốc gia Âu Mỹ, rượu là nguyên nhân hàng đầu gây ra chậmphát triển trí tuệ cho đứa con khi mẹ mang thai nghiện rượu. Hậu quả nàyđứng trên cả Hội chứng Down, truờng hợp đứa con chậm trí do mẹ luốngtuổi sanh con lần đầu. Từ thế kỷ thứ 18, các nhà nghiên cứu và các thầy thuốc bên Anh, bênPháp đã quan sát thấy hậu quả không tốt của rượu đối với thai nhi khi ngườimẹ uống trong khi có thai. Nhưng thực ra ảnh hưởng tai hại này đã được ghi trong Thánh Kinh:“Người nữ có thai đều được nghiêm túc khuyến cáo là không uống rượu nhohoặc đồ uống mạnh và không được ăn thực phẩm không tinh khiết để tránhtổn thương cho thai nhi”. Triết gia Aristote thì nói những người mẹ say sưa,điên khùng, thường sanh ra con lù đù, chậm chạp. Ảnh hưởng của rượu trên thai nhi được các giới chức y tế Pháp nghiêncứu và công bố vào năm 1968. Năm 1973, trên tạp chí Y học Lancet, Kenneth Lyons Jones và DavidW. Smith đặt tên cho ảnh hưởng này là Fetal Alcohol Syndrome. Họ đãnghiên cứu hình dáng bất bình thường của 5 đứa trẻ do các bà mẹ nghiệnrượu kinh niên sanh ra. Rồi đến ngày 31 tháng Năm 1977, trong chương trình phát hình buổichiều, đài NBC đã mang trình diện hình ảnh em bé Melissa bị ảnh hưởngcủa rượu mà người mẹ uống khi mang thai em. Đầu em nhỏ, thân hình mảnhkhảnh, mí mắt hẹp. Dung mạo bất bình thường của em bé đã gây một xúcđộng lớn trong công chúng. Ngay ngày hôm sau hai cơ quan uy tín về Bệnh Nghiện Rượu ở Mỹvội vàng lên tiếng rằng: đàn bà có thai mà uống trên 30ml rượu nguyên chấtmỗi ngày thì đều có nguy cơ sinh con dị dạng, chậm trí. Họ cũng công bốkết quả các nghiên cứu dịch tễ rằng rượu là chất gây ra quái thai, tâm trí bấtthường khi còn là bào thai hoặc khi tăng trưởng. Các hệ thống truyền thônglớn cũng vội vàng phổ biến rộng rãi tin tức quan trọng này. Từ đó, côngchúng bắt đầu lưu tâm nhiều hơn với vấn nạn Mẹ-Nghiện-Rượu-Con -Khuyết- Tật (Fetal Alcoholic Syndrome). Giới y khoa mở rộng phạm vinghiên cứu, điều trị. Y tế công cộng đưa ra các chương trình phòng ngừa,giáo dục hướng dẫn phụ nữ có thai đừng uống rượu. Đến năm 1989, trên mỗi chai rượu đều bắt buộc phải ghi lời cảnh cáovề FAS. như sau: “Phụ nữ không nên uống rượu khi có thai vì có nguy cơkhuyết tật cho thai nhi”. Việc ghi lời cảnh cáo này trên nhãn hiệu rượu là sự thành công củanhiều vận động kể từ năm 1977, vì các hãng sản xuất rượu luôn phản đối đểbảo vệ quyền lợi kinh tế của họ. Cũng năm 1989, trên giấy khai sinh có dành một ô trống để ghi nếungười mẹ có thai mà ghiền rượu trong thời gian mang thai đứa trẻ. Cũng giống như với trường hợp thuốc lá, nhiều người đã đứng ra kiệncác nhà sản xuất rượu vì tác dụng tai hại của rượu trên thai nhi. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cho đến nay người ta vẫn còn ghi nhậnmột tỷ lệ từ 1 đến 3 phần ngàn trẻ em trên toàn thế giới chịu ảnh hưởng củatình trạng đáng buồn này. Ảnh hưởng rượu trên thai nhi Khi uống rượu thì mẹ uống bao nhiêu con cũng uống bấy nhiêu, vìrượu theo máu lưu chuyển sang con với cùng nồng độ. Nếu trong máu mẹ có mức rượu là 0.3% thì ở thai nhi cũng là 0.3%.Nhưng nhờ cơ thể to lớn hơn với các chức năng hoàn hảo của lá gan nênngười mẹ phân hủy rượu nhanh chóng hơn so với thai nhi. Vì thế, nếu ngườimẹ say rượu chỉ trong vài giờ thì thăi nhi vẫn còn tiếp tục “li bì” đến vàingày. Uống say khướt (binge) trong thời gian ngắn lại càng nguy hại hơn làuống lai rai kéo dài trong nhiều năm. 1-Tác hại của rượu. Sau khi uống, chất rượu ethanol được chuyển thành acetaldehyde, gâyđộc hại lên tế bào thai nhi. Các nhà chuyên môn đã đưa ra một số giải thíchảnh hưởng này như sau: a-Rượu tương tác với chất prostaglandin, một chất có liên hệ rất nhiềutới sự tăng trưởng và các chức năng của thai nhi. b-Rượu làm giảm sự lưu thông máu từ mẹ qua con, do đó chất dinhdưỡng, dưỡng khí giảm và tế bào thai nhi bị suy yếu, kém tăng trưởng. c-Rượu cũng có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ khoáng chất kẽm vàmagnesium hoặc làm thay đổi các diếu tố (enzymes), lượng kích thích tốnhư corticosteroid, kích thích tố tăng trưởng. Mỗi người, mỗi chủng tộc cónhững enzyme khác nhau để phân hủy rượu, nên ảnh hưởng rượu thay đổitùy người, tùy giống nòi. d-Rượu làm thay đổi cấu trúc của màng tế bào, đưa đến thay đổi hìnhdạng, kích thước, làm chậm tăng trưởng và chậm phân bào. Mọi tế bào đềubị ảnh hưởng, nhất là tế bào thần kinh vào giai đoạn đầu của thời kỳ có thai. e-Rượu cũng giảm khả năng tổng hợp các chất dẫn truyền tín hiệuthần kinh cho nên các hoạt động trí não bị ảnh hưởng rất nặ ...

Tài liệu được xem nhiều: