Danh mục

Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến đổi mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 306.55 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm định tác động của toàn cầu hóa đến đổi mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Cụ thể nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Probit với bộ dữ liệu từ cuộc điều tra các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giai đoạn 2005-2015 nhằm xem xét ảnh hưởng của toàn cầu hóa ở cấp độ vi mô và vĩ mô đến khả năng đổi mới tại các doanh nghiệp này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến đổi mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ẢNH HƯỞNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM NCS.ThS.Nguyễn Bá Hoàng & NCS.ThS.Nguyễn Quốc Phong Khoa Quản trị, Trường Đại học Luật TP.HCM TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm định tác động của toàn cầu hóa đến đổi mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Cụ thể nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Probit với bộ dữ liệu từ cuộc điều tra các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giai đoạn 2005-2015 nhằm xem xét ảnh hưởng của toàn cầu hóa ở cấp độ vi mô và vĩ mô đến khả năng đổi mới tại các doanh nghiệp này. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở cấp độ vĩ mô, toàn cầu hóa có mối quan hệ nghịch biến với khả năng đổi mới của doanh nghiệp. Ở cấp độ vi mô, toàn cầu hóa có tương quan dương với khả năng đổi mới của doanh nghiệp. 1. Giới thiệu Toàn cầu hóa là quá trình trong đó các quốc gia ngày càng trở nên hội nhập thông qua các dòng lưu chuyển hàng hóa, vốn và ý tưởng (Bloom, 2002). Một lượng lớn các nghiên cứu đã tập trung phân tích nguyên nhân và tác động của toàn cầu hóa. Mặc dù vẫn còn một số tranh cãi, các nghiên cứu này cung cấp bằng chứng ủng hộ tác động tích cực của toàn cầu hoá đến tăng trưởng kinh tế nói chung và năng suất của doanh nghiệp nói riêng (Hahn và Narjoko, 2011). Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng dễ dàng luân chuyển giữa các quốc gia với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông. Trong môi trường này, các ý tưởng có nhiều khả năng được hiện thực hóa, công nghệ mới được phát triển và thay thế ngày càng nhanh. Ngày nay, tri thức đã trở thành một yếu tố chủ chốt quyết định mức độ giàu có của các quốc gia (Kuncoro, 2012). Theo lý thuyết tăng trưởng nội sinh, đổi mới công nghệ là yếu tố thiết yếu cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế (Romer, 1986). Vai trò của đổi mới đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp tại các nước đang phát triển, đồng thời trở ngại cho đổi mới cũng chính là trở ngại cho tăng trưởng kinh tế (Hahn và Narjoko, 2011). Vấn đề khiến các nhà thiết kế chính sách trăn trở là làm thế nào để các doanh nghiệp bản địa có thể tiếp cận các công nghệ mới và sản xuất các sản phẩm mới mà trước đây các doanh nghiệp chưa có khả năng thực hiện. Chính vì vậy việc xem xét các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến đổi mới của doanh nghiệp là một vấn đề nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò qua trọng trong nền kinh tế, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tuy có đổi mới nhưng với mức độ không đáng kể so với các doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp này thường ít tham gia các dự án hợp tác thúc đẩy đổi mới (OECD, 2010). Để đổi mới các doanh nghiệp nhỏ và 238 vừa gặp không ít thách thức. Các trở ngại chính yếu mà các doanh nghiệp này phải đối mặt là hạn chế trong khả năng tiếp cận tài chính và thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao (OECD, 2010). Một quan điểm phổ biến cho rằng quá trình toàn cầu hóa chỉ mang đến lợi ích cho các doanh nghiệp lớn và bất lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do các doanh nghiệp này hạn chế về nguồn lực. Vậy đối với hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, toàn cầu hóa sẽ mang đến tác động tích cực hay tiêu cực? Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm định mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và đổi mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam giai đoạn 2005-2015. Việc lựa chọn xem xét chủ đề này tại Việt Nam xuất phát từ sự thiếu hụt các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và đổi mới. Theo nhận thức đến thời điểm hiện tại của tác giả, Nguyen và cộng sự (2011) là một trong số ít những nghiên cứu phân tích vấn đề tương tự cho Việt Nam. Tuy nhiên thay vì phân tích tác động đa chiều của toàn cầu hóa, Nguyen và cộng sự (2011) chỉ tập trung phân tích tác động của tự do hóa thương mại tại một thời điểm cụ thể (năm 2005 và 2007). Nghiên cứu này mở rộng nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2011) ở hai điểm. Thứ nhất, bên cạnh việc xem xét các kênh truyền dẫn vi mô của toàn cầu hóa, tác giả còn mở rộng xem xét tác động của toàn cầu hóa ở cấp vĩ mô. Tác giả cho rằng việc tập trung vào khía cạnh thương mại và đầu tư như Nguyen và cộng sự (2011) chưa giúp mang đến cái nhìn đa chiều về tác động của toàn cầu hóa. Thứ hai, tác giả tận dụng bộ dữ liệu về toàn cầu hóa của KOF để có thể đánh giá ảnh hưởng của toàn cầu hóa qua các năm. Với thời gian nghiên cứu mở rộng, tác giả hy vọng nghiên cứu có thể nắm bắt một cách đầy đủ tác động của toàn cầu hóa. 2. Khung phân tích 2.1. Đổi mới Khái niệm về đổi mới Ở cấp độ quốc gia, đổi mới (innovation) là sự tiến bộ trong năng lực công nghệ nói chung (Howitt, 2000). Lý thuyết tăng trưởng nội sinh và mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới giới thiệu bởi Romer (1990) và Grossman và Helpman (1991) xem tiến bộ kỹ thuật và đổi mới là động lực chính cho phát triển kinh tế và nâng cao năng suất trong dài hạn. Các lý thuyết và mô hình tăng trưởng này nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động nghiên cứu – phát triển (R&D) và đổi mới đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế (Aghion và Howitt, 1998). Về mặt thực nghiệm, vai trò của đổi mới đối với tăng trưởng kinh tế đã được chứng minh rộng rãi, đặc biệt tại các quốc gia phát triển (El Elj và Abassi, 2014). Schumpeter (1943) là một trong những nghiên cứu đầu tiên xem xét vai trò của đổi mới trong nền kinh tế. Nghiên cứu của Schumpeter (1943) cùng với các nghiên cứu của Nelson và Winter (1982), Dosi (1984) và Pavitt (1984) đã mở đầu cho dòng nghiên cứu về đổi mới hiện đang tiếp tục phát triển với sự chuyển dịch theo hướng tri thức của các nền kinh tế trên thế giới (Chen và cộng sự, 2014; Choi và cộng sự, 2012; Rodil và cộng sự, 2015). Đổi mới không chỉ được nghiên cứu ở góc độ vĩ mô mà còn được xem xé ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: