Ảnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người Việt
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 275.79 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Vài nét về văn học của người Việt Văn học Việt Nam là nền văn học của nhiều dân tộc, trong đó văn học của người Việt (Kinh) đóng vai trò rất quan trọng. Văn học của người Việt có hai bộ phận: văn học dân gian và văn học cao nhã (tức văn học viết). Văn học dân gian ra đời sớm hơn, dồi dào về số lượng, đa dạng về thể loại. Văn học cao nhã chính thức được xây dựng từ thế kỷ X trở đi. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người ViệtẢnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người ViệtTin đưa ngày 23/3/2007GS. Nguyễn Xuân KínhViện trưởng Viện Nghiên cứu văn hoá 1. Vài nét về văn học của người Việt Văn học Việt Nam là nền văn học của nhiều dân tộc, trong đó văn học của người Việt (Kinh) đóngvai trò rất quan trọng. Văn học của người Việt có hai bộ phận: văn học dân gian và văn học cao nhã (tứcvăn học viết). Văn học dân gian ra đời sớm hơn, dồi dào về số lượng, đa dạng về thể loại. Văn học cao nhãchính thức được xây dựng từ thế kỷ X trở đi. Từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX, trong bộ phận văn học caonhã, xét về mặt văn tự, có hai loại tác phẩm: một loại viết bằng chữ Hán, một loại viết bằng chữ Nôm. Cáctác giả nổi tiếng như Nguyễn Trãi (1380 - 1442), Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748), Nguyễn Du (1765 - 1820),Hồ Xuân Hương (thế kỷ XVIII - XIX), Cao Bá Quát (1808 - 1855), Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) đều sửdụng cả chữ Hán và chữ Nôm khi sáng tác. Cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm của người Việt đềuchịu ảnh hưởng của văn học dân gian. Có thể dẫn ra tập truyện viết bằng chữ Hán Truyền kì mạn lục đượcsáng tác vào thế kỷ XVI của Nguyễn Dữ và bài thơ chữ Nôm Thác lời trai phường nón của Nguyễn Du làmminh chứng cho nhận xét này. Văn học chữ Hán và chữ Nôm của người Việt đều chịu ảnh hưởng đậm nét của văn học TrungQuốc: từ tư liệu, điển cố văn chương, thể thơ, thể văn đến cả lối khắc bản gỗ để in sách. Văn học dân gian của người Việt cũng chịu ảnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc, văn họcchữ Hán của người Việt và văn học chữ Nôm. Trong khuôn khổ của chủ đề hội thảo, ở báo cáo này, chúngtôi chỉ bàn về ảnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người Việt.2. Hai dạng ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp của văn học Trung Quốc đối với thơ ca dângian người Việt2.1. Ảnh hưởng trực tiếpThơ ca dân gian người Việt (còn gọi là ca dao) được sáng tác từ rất sớm, song việc ghi chép lại mới chỉđược tiến hành từ cuối thế kỷ XVIII trở lại đây. Căn cứ vào những tài liệu đã sưu tầm được, hiện có khoảng13.000 bài ca dao. Ca dao người Việt có khi chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc một cách trực tiếp.Thí dụ, đây là lời của một chàng trai ở Nam Bộ: Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền Ai hỏi đón chi đó giống in tiếng con bạn hiền Đây anh lo phản mại kiếm tiền nuôi thân.(1) Hai dòng đầu của bài ca dao là hai câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc (Đêm đỗ thuyền ở PhongKiều) của Trương Kế (đời Đường), có nghĩa là: Ngoài thành Cô Tô có ngôi chùa Hàn Sơn, nửa đêm tiếngchuông vẳng đến thuyền khách. Hai dòng này gợi lên tính chất khuya khoắt về mặt trời gian và chỉ liên hệvới hai dòng sau của bài ca dao về mặt vần (thuyền vần với hiền). Có thể nói đây là trường hợp vận dụngvăn học chữ Hán không thật nhuần nhuyễn, bởi vì xét cho kĩ nội dung giữa hai dòng đầu với hai dòng saukhông có mối liên hệ hữu cơ. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng, trong các cuộc hát đối đáp ngàytrước, nhiều câu mở đầu chỉ có tính chất bắt vần đưa đẩy để cho cuộc hát không bị gián đoạn. Một thí dụ khác, ở bài ca dao sau, tác giả dân gian đã sử dụng các điển tích Trung Hoa rất thànhcông trong việc thể hiện nội dung bài ca: Chẳng thà em chịu đói chịu rách Học theo cách bà Mạnh, bà Khương Không thèm như chị Võ Hậu đời Đường Làm cho bại hoại cang thường hư danh. (2) Bài ca dao đã nhắc đến nhiều điển tích văn học Trung Quốc: + Bà Mạnh: Mạnh mẫu, là thân mẫu Mạnh Tử (372 - 289 trước Công nguyên). Bà Mạnh là ngườihiền đức. + Bà Khương: Khương Hậu, vợ hiền của Chu Tuyên Vương. Tuyên Vương thường ngủ muộn,Khương Hậu muốn can ngăn liền bỏ trâm cài đầu, ngọc đeo tai rồi tự giam mình trong cung để chịu tội (ýnói lỗi của Tuyên Vương là do mình). Tuyên Vương cảm động, từ bỏ thói xấu, chuyên cần công việc. + Võ Hậu: Võ Tắc Thiên sinh năm 662, vợ Đường Cao Tông. Khi Cao Tông chết, bà lập và phế haivua rồi sau tự làm vua. 2.2. Ảnh hưởng gián tiếp Ca dao người Việt còn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc một cách gián tiếp. Quá trình nàydiễn ra như sau: Lúc đầu những điển tích, tên đất, tên người của tác phẩm văn học Trung Quốc đi vàonhững tác phẩm lớn của văn học viết của người Việt, sau đó các tác giả thơ ca dân gian người Việt đã tiếpthu những điển tích này. Thí dụ, Kim Vân Kiều truyện là tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân (đời Thanh,Trung Quốc). Tác phẩm này đã vào Việt Nam khoảng những năm 60, 70 của thế kỷ XVIII.(3) Dựa theo nó,Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều với 3.254 câu thơ lục bát. Ca dao người Việt đã tiếp thu văn học TrungQuốc qua Truyện Kiều. Đây là bài ca dao, là lời ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người ViệtẢnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người ViệtTin đưa ngày 23/3/2007GS. Nguyễn Xuân KínhViện trưởng Viện Nghiên cứu văn hoá 1. Vài nét về văn học của người Việt Văn học Việt Nam là nền văn học của nhiều dân tộc, trong đó văn học của người Việt (Kinh) đóngvai trò rất quan trọng. Văn học của người Việt có hai bộ phận: văn học dân gian và văn học cao nhã (tứcvăn học viết). Văn học dân gian ra đời sớm hơn, dồi dào về số lượng, đa dạng về thể loại. Văn học cao nhãchính thức được xây dựng từ thế kỷ X trở đi. Từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX, trong bộ phận văn học caonhã, xét về mặt văn tự, có hai loại tác phẩm: một loại viết bằng chữ Hán, một loại viết bằng chữ Nôm. Cáctác giả nổi tiếng như Nguyễn Trãi (1380 - 1442), Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748), Nguyễn Du (1765 - 1820),Hồ Xuân Hương (thế kỷ XVIII - XIX), Cao Bá Quát (1808 - 1855), Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) đều sửdụng cả chữ Hán và chữ Nôm khi sáng tác. Cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm của người Việt đềuchịu ảnh hưởng của văn học dân gian. Có thể dẫn ra tập truyện viết bằng chữ Hán Truyền kì mạn lục đượcsáng tác vào thế kỷ XVI của Nguyễn Dữ và bài thơ chữ Nôm Thác lời trai phường nón của Nguyễn Du làmminh chứng cho nhận xét này. Văn học chữ Hán và chữ Nôm của người Việt đều chịu ảnh hưởng đậm nét của văn học TrungQuốc: từ tư liệu, điển cố văn chương, thể thơ, thể văn đến cả lối khắc bản gỗ để in sách. Văn học dân gian của người Việt cũng chịu ảnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc, văn họcchữ Hán của người Việt và văn học chữ Nôm. Trong khuôn khổ của chủ đề hội thảo, ở báo cáo này, chúngtôi chỉ bàn về ảnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người Việt.2. Hai dạng ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp của văn học Trung Quốc đối với thơ ca dângian người Việt2.1. Ảnh hưởng trực tiếpThơ ca dân gian người Việt (còn gọi là ca dao) được sáng tác từ rất sớm, song việc ghi chép lại mới chỉđược tiến hành từ cuối thế kỷ XVIII trở lại đây. Căn cứ vào những tài liệu đã sưu tầm được, hiện có khoảng13.000 bài ca dao. Ca dao người Việt có khi chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc một cách trực tiếp.Thí dụ, đây là lời của một chàng trai ở Nam Bộ: Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền Ai hỏi đón chi đó giống in tiếng con bạn hiền Đây anh lo phản mại kiếm tiền nuôi thân.(1) Hai dòng đầu của bài ca dao là hai câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc (Đêm đỗ thuyền ở PhongKiều) của Trương Kế (đời Đường), có nghĩa là: Ngoài thành Cô Tô có ngôi chùa Hàn Sơn, nửa đêm tiếngchuông vẳng đến thuyền khách. Hai dòng này gợi lên tính chất khuya khoắt về mặt trời gian và chỉ liên hệvới hai dòng sau của bài ca dao về mặt vần (thuyền vần với hiền). Có thể nói đây là trường hợp vận dụngvăn học chữ Hán không thật nhuần nhuyễn, bởi vì xét cho kĩ nội dung giữa hai dòng đầu với hai dòng saukhông có mối liên hệ hữu cơ. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng, trong các cuộc hát đối đáp ngàytrước, nhiều câu mở đầu chỉ có tính chất bắt vần đưa đẩy để cho cuộc hát không bị gián đoạn. Một thí dụ khác, ở bài ca dao sau, tác giả dân gian đã sử dụng các điển tích Trung Hoa rất thànhcông trong việc thể hiện nội dung bài ca: Chẳng thà em chịu đói chịu rách Học theo cách bà Mạnh, bà Khương Không thèm như chị Võ Hậu đời Đường Làm cho bại hoại cang thường hư danh. (2) Bài ca dao đã nhắc đến nhiều điển tích văn học Trung Quốc: + Bà Mạnh: Mạnh mẫu, là thân mẫu Mạnh Tử (372 - 289 trước Công nguyên). Bà Mạnh là ngườihiền đức. + Bà Khương: Khương Hậu, vợ hiền của Chu Tuyên Vương. Tuyên Vương thường ngủ muộn,Khương Hậu muốn can ngăn liền bỏ trâm cài đầu, ngọc đeo tai rồi tự giam mình trong cung để chịu tội (ýnói lỗi của Tuyên Vương là do mình). Tuyên Vương cảm động, từ bỏ thói xấu, chuyên cần công việc. + Võ Hậu: Võ Tắc Thiên sinh năm 662, vợ Đường Cao Tông. Khi Cao Tông chết, bà lập và phế haivua rồi sau tự làm vua. 2.2. Ảnh hưởng gián tiếp Ca dao người Việt còn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc một cách gián tiếp. Quá trình nàydiễn ra như sau: Lúc đầu những điển tích, tên đất, tên người của tác phẩm văn học Trung Quốc đi vàonhững tác phẩm lớn của văn học viết của người Việt, sau đó các tác giả thơ ca dân gian người Việt đã tiếpthu những điển tích này. Thí dụ, Kim Vân Kiều truyện là tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân (đời Thanh,Trung Quốc). Tác phẩm này đã vào Việt Nam khoảng những năm 60, 70 của thế kỷ XVIII.(3) Dựa theo nó,Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều với 3.254 câu thơ lục bát. Ca dao người Việt đã tiếp thu văn học TrungQuốc qua Truyện Kiều. Đây là bài ca dao, là lời ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học xã hội Lịch sử văn Hóa Ảnh hưởng của văn học chử hán Trung Quốc đối với thơ ca người ViệtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 245 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 241 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 203 0 0 -
4 trang 200 0 0
-
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 120 0 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 111 0 0 -
Báo cáo Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh và những nỗ lực thâm nhập phương Đông trong thế kỷ XVII.
9 trang 103 0 0 -
4 trang 70 0 0
-
Tiểu luận: Nhóm Xã Hội Gia Đình
13 trang 62 0 0 -
Đề tài: Xây dựng dự án khả thi hệ thống quản lý thư viện ĐHQG HN
20 trang 57 0 0