Ảnh hưởng định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh: Nghiên cứu thực nghiệm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long
Số trang: 24
Loại file: pdf
Dung lượng: 885.00 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mức độ ảnh hưởng của định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 120 doanh nghiệp đến từ các tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cao, trung bình và thấp thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh: Nghiên cứu thực nghiệm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 513 ẢNH HƯỞNG ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Nguyễn Thị Mỹ Phượng - Đường Thị Liên Hà Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mức độ ảnh hưởng của định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 120 doanh nghiệp đến từ các tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cao, trung bình và thấp thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 20.0 và kết quả chính của nghiên cứu cho thấy định hướng thị trường tác động trực tiếp và tích cực đến kết quả kinh doanh của các DNNVV hiện nay. Đặc biệt, trong số các thành tố của Định hướng thị trường thì thành tố Định hướng lợi nhuận, Định hướng khách hàng có ảnh hưởng mạnh nhất đến Kết quả kinh doanh, sau đó là thành tố Định hướng cạnh tranh, và Ứng phó nhanh nhạy trong tổ chức, riêng phối hợp chức năng có ảnh hưởng ít nhất đến Kết quả kinh doanh. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, từ kết quả đạt được, nghiên cứu có những đề xuất cơ bản giúp cho các DNNVV của Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng xác định tốt hơn quy mô và khả năng phát triển kinh doanh trong tương lai, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, từng bước đáp ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong kỷ nguyên số. Từ khóa: Định hướng thị trường, kết quả kinh doanh, phối hợp chức năng, doanh nghiệp nhỏ và vừa. IMPACT OF MARKET ORIENTATION ON BUSINESS PERFORMANCE: EMPIRICAL EVIDENCE FROM SME’s MEKONG DELTA Abstract The objective of this study is to determine the influence of market orientation on the business performance of small and medium enterprises in Vietnam. Research data is collected from 120 enterprises from provinces with high, medium and low competitiveness index in the Mekong Delta. The study uses data analysis software SPSS 20.0 and the main results of the study show that market orientation directly and positively affects the business results of SME’s today. In particular, among the components of Market Orientation, profit orientation and customer orientation have the strongest influence on business performance, followed by competitor orientation and responsiveness, organizational sensitivity, functional coordination alone has the least impact on business results. In the context of the Covid-19 pandemic, from the results obtained, the study has basic recommendations to help SME’s in Vietnam in general 514 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán and the Mekong Delta in particular better determine the size and ability of business development in the future, thereby improving the competitiveness and business results of enterprises, gradually responding to the change of the business environment in the digital era. Keywords: Market orientation, business performance, functional coordination, small and medium enterprises (SMEs). 1. Đặt vấn đề Khái niệm định hướng thị trường (ĐHTT) đã được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm nghiên cứu từ những năm đầu của thập kỷ 90. Rất nhiều các nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của ĐHTT đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như ĐHTT ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh (Narver & Slater, 1990), tạo ra lợi thế cạnh tranh (Han & Srivastava, 1998), tạo cơ hội tăng trưởng thị trường của doanh nghiệp (Kirca, Jayachandran và Bearden, 2005). Tiếp cận từ quan điểm hành vi, Kohli và Jaworski (1990) định nghĩa: “ĐHTT như là một quá trình tạo lập và thu thập thông tin về các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, về thị trường đồng thời phổ biến các thông tin đó trong toàn bộ tổ chức để có kế hoạch phối hợp các đơn vị chức năng nhằm ứng phó với các cơ hội của thị trường”. Han và cộng sự (1998) định nghĩa: “ĐHTT là một hành vi tổ chức chỉ tập trung vào khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các chức năng nội bộ”. Lambin và cộng sự (2007) cho rằng: “ĐHTT là một nền văn hóa chung kinh doanh, được phổ biến trong tổ chức thông qua sự phối hợp chức năng, có mục tiêu thiết kế và thúc đẩy lợi nhuận cho doanh nghiệp, các giải pháp giá trị vượt trội cho khách hàng trực tiếp và gián tiếp của doanh nghiệp và các cổ đông thị trường liên quan khác”. Ledwith và O'Dwyer (2009) bổ sung khái niệm trên, họ cho rằng ĐHTT, bao gồm định hướng khách hàng, định hướng đối thủ cạnh tranh và điều phối giao thoa có ý nghĩa thành công trong các doanh nghiệp nhỏ và bao gồm tất cả các chức năng trong việc phát triển lợi thế của doanh nghiệp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh: Nghiên cứu thực nghiệm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 513 ẢNH HƯỞNG ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Nguyễn Thị Mỹ Phượng - Đường Thị Liên Hà Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mức độ ảnh hưởng của định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 120 doanh nghiệp đến từ các tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cao, trung bình và thấp thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 20.0 và kết quả chính của nghiên cứu cho thấy định hướng thị trường tác động trực tiếp và tích cực đến kết quả kinh doanh của các DNNVV hiện nay. Đặc biệt, trong số các thành tố của Định hướng thị trường thì thành tố Định hướng lợi nhuận, Định hướng khách hàng có ảnh hưởng mạnh nhất đến Kết quả kinh doanh, sau đó là thành tố Định hướng cạnh tranh, và Ứng phó nhanh nhạy trong tổ chức, riêng phối hợp chức năng có ảnh hưởng ít nhất đến Kết quả kinh doanh. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, từ kết quả đạt được, nghiên cứu có những đề xuất cơ bản giúp cho các DNNVV của Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng xác định tốt hơn quy mô và khả năng phát triển kinh doanh trong tương lai, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, từng bước đáp ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong kỷ nguyên số. Từ khóa: Định hướng thị trường, kết quả kinh doanh, phối hợp chức năng, doanh nghiệp nhỏ và vừa. IMPACT OF MARKET ORIENTATION ON BUSINESS PERFORMANCE: EMPIRICAL EVIDENCE FROM SME’s MEKONG DELTA Abstract The objective of this study is to determine the influence of market orientation on the business performance of small and medium enterprises in Vietnam. Research data is collected from 120 enterprises from provinces with high, medium and low competitiveness index in the Mekong Delta. The study uses data analysis software SPSS 20.0 and the main results of the study show that market orientation directly and positively affects the business results of SME’s today. In particular, among the components of Market Orientation, profit orientation and customer orientation have the strongest influence on business performance, followed by competitor orientation and responsiveness, organizational sensitivity, functional coordination alone has the least impact on business results. In the context of the Covid-19 pandemic, from the results obtained, the study has basic recommendations to help SME’s in Vietnam in general 514 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán and the Mekong Delta in particular better determine the size and ability of business development in the future, thereby improving the competitiveness and business results of enterprises, gradually responding to the change of the business environment in the digital era. Keywords: Market orientation, business performance, functional coordination, small and medium enterprises (SMEs). 1. Đặt vấn đề Khái niệm định hướng thị trường (ĐHTT) đã được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm nghiên cứu từ những năm đầu của thập kỷ 90. Rất nhiều các nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của ĐHTT đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như ĐHTT ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh (Narver & Slater, 1990), tạo ra lợi thế cạnh tranh (Han & Srivastava, 1998), tạo cơ hội tăng trưởng thị trường của doanh nghiệp (Kirca, Jayachandran và Bearden, 2005). Tiếp cận từ quan điểm hành vi, Kohli và Jaworski (1990) định nghĩa: “ĐHTT như là một quá trình tạo lập và thu thập thông tin về các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, về thị trường đồng thời phổ biến các thông tin đó trong toàn bộ tổ chức để có kế hoạch phối hợp các đơn vị chức năng nhằm ứng phó với các cơ hội của thị trường”. Han và cộng sự (1998) định nghĩa: “ĐHTT là một hành vi tổ chức chỉ tập trung vào khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các chức năng nội bộ”. Lambin và cộng sự (2007) cho rằng: “ĐHTT là một nền văn hóa chung kinh doanh, được phổ biến trong tổ chức thông qua sự phối hợp chức năng, có mục tiêu thiết kế và thúc đẩy lợi nhuận cho doanh nghiệp, các giải pháp giá trị vượt trội cho khách hàng trực tiếp và gián tiếp của doanh nghiệp và các cổ đông thị trường liên quan khác”. Ledwith và O'Dwyer (2009) bổ sung khái niệm trên, họ cho rằng ĐHTT, bao gồm định hướng khách hàng, định hướng đối thủ cạnh tranh và điều phối giao thoa có ý nghĩa thành công trong các doanh nghiệp nhỏ và bao gồm tất cả các chức năng trong việc phát triển lợi thế của doanh nghiệp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Định hướng thị trường Doanh nghiệp nhỏ và vừa Chỉ số năng lực cạnh tranh Quản lý theo định hướng thị trường Doanh nghiệp thương mại dịch vụGợi ý tài liệu liên quan:
-
12 trang 288 0 0
-
11 trang 204 1 0
-
Tác động của quy định bảo vệ người tiêu dùng tài chính đến tài chính toàn diện
12 trang 132 0 0 -
11 trang 120 0 0
-
15 trang 119 4 0
-
15 trang 118 0 0
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng
36 trang 106 0 0 -
12 trang 78 1 0
-
11 trang 76 0 0
-
110 trang 61 1 0