Áo dài và Hanbok - Trang phục truyền thống trong cuộc sống hiện đại
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.71 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Áo Dài và Hanbok đối với từng dân tộc của mình từ lâu đã gắn bó chặt chẽ về mặt tinh thần và hiện nay đã trở thành biểu tượng của đất nước, là niềm tự hào của người dân đối với bạn bè quốc tế. Qua tìm hiểu Áo Dài và Hanbok, ta đã thấy được những nét tương đồng nơi hai bộ trang phục truyền thống của hai quốc gia có nền văn hóa rất gần gũi. Cả Áo Dài và Hanbok đều rất đa dạng về chất liệu, màu sắc cũng như họa tiết và hoa văn. Cùng là trang phục truyền thống của hai đất nước nên Áo Dài và Hanbok đều phản ánh rất rõ ràng tư tưởng của người dân cũng như những đặc trưng khí hậu của hai nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áo dài và Hanbok - Trang phục truyền thống trong cuộc sống hiện đại HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 ÁO DÀI VÀ HANBOK - TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI SVTH: Nguyễn Bảo Trâm (2H-10) GVHD: Vương Thị Năm I. Các khái niệm lí thuyết. 1. Văn hóa. Theo Giáo sư Viện sĩ Trần Ngọc Thêm định nghĩa trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”thì “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Phải nói thêm rằng văn hóa ở đây là sản phẩm do con người làm ra, nhưng đó phải là sản phẩm mang nhân tính, phục vụ đời sống của con người chứ không phải hủy hoại nó. Vì bản thân từ “văn”trong tiếng Trung Quốc đã có nghĩa là “đẹp”, bởi vậy những thứ như bom nguyên tử, các vũ khí giết người,… cũng là sản phẩm do con người làm ra, nhưng đều không được xã hội coi là văn hóa. 2. Trang phục truyền thống. Trang phục truyền thống của mỗi quốc gia là bộ quần áo đặc trưng cho văn hóa của đất nước đó, có nguồn gốc lâu đời, trải qua những thăng trầm thời gian cùng với đất nước, phản ánh những nét đẹp về văn hóa, lịch sử, địa lí cũng như con người của đất nước ấy. Một quốc gia có thể có nhiều trang phục truyền thống như Việt Nam có áo tứ thân, áo mớ ba mớ bảy, Áo Dài… Có quốc gia còn chọn một bộ trang phục truyền thống trở thành quốc phục (trang phục biểu tượng của quốc gia). 3. Hanbok. Hanbok trong tiếng Hàn Quốc là 한복, nghĩa là “Hàn phục”, chỉ bộ trang phục truyền thống của người Hàn Quốc. Theo định nghĩa trong 국어사전 (Từ điển Quốc ngữ) của Hàn Quốc thì Hanbok là “trang phục truyền thống của quốc gia chúng ta (Hàn Quốc). Ra đời trong thời đại Joseon, hiện nay Hanbok chủ yếu được mặc nhiều hơn thường phục trong các dịp lễ tết, hội hè, ngày cúng giỗ, tang lễ. Đàn ông mặc jeogori (áo ngắn) dài đến hông, bên dưới là quần rộng được buộc chặt ở gấu bằng daenim (dây lưng), phụ nữ thì mặc jeogori ngắn và nhiều loại váy khác nhau. Cả nam và nữ đều mang beoseon (tất trắng) dưới chân. Khi đi đâu đó thì mặc thêm durumagi (áo choàng dài) cho lịch sự”. Hanbok còn có một tên gọi khác là 조선옷, để chỉ thời gian Hanbok ra đời là vào thời đại Joseon (Triều Tiên). 4. Áo Dài. Áo Dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam. Tên gọi Áo Dài xuất phát từ đặc điểm của chiếc áo là dài đến quá ngang đùi của người mặc. Gọi tên sự vật bằng đặc điểm của nó cũng là một cách gọi phổ biến của người Việt. Vào khoảng thế kỉ thứ 29 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 XIX, người phương Tây biết đến áo dài với tên gọi “long dress”, nghĩa là chiếc váy dài, dựa trên đặc điểm bên ngoài của chiếc áo. Nhưng “long dress”hiện nay đã không còn được sử dụng vì từ này không thể lột tả hết cái hồn dân tộc Việt ẩn chứa trong Áo Dài mà chỉ làm cho người nghe hình dung ra một chiếc váy dài mà không có nét gì đặc biệt. Bởi vậy mà trong các văn bản dịch về sau, “Áo Dài”được giữ nguyên để đảm bảo ý nghĩa của nó, cũng như “bánh chưng”hay “nước mắm”… cũng đã không dịch sang các thứ tiếng khác để người đọc có thể phần nào cảm nhận được “hồn Việt”trong bản thân những con chữ ấy. II. Nghiên cứu Áo Dài và Hanbok trong thời hiện đại. 1. Khái quát lịch sử và nguồn gốc ra đời của Áo Dài và Hanbok. a. Vài nét về lịch sử và nguồn gốc ra đời của Áo Dài. Chưa có một tài liệu nào cho biết nguồn gốc chính thức của Áo Dài. Nhiều người cho rằng bản “ghi chép”đầu tiên về Áo Dài chính là chiếc trống đồng Đông Sơn – Ngọc Lũ, Hà Nam, trên mặt trống có khắc hình người mặc áo xẻ hai tà. Theo cuốn kể chuyện “Chín Chúa, Mười Ba Vua Triều Nguyễn”của Tôn Thất Bình, trong bài “Những Trang Ðầu của Lịch Sử Áo Dài”có đoạn như sau: “Thế là do tinh thần độc lập, muốn dân chúng trong địa phận mình cai trị mang y phục riêng để phân biệt với miền Bắc, Nguyễn Phúc Khoát hiểu dụ: “Y phục bản quốc vốn có chế độ, địa phương này từ trước cũng chỉ tuân theo quốc tục, nay kính vâng thượng đức, dẹp yên cõi biên, trong ngoài như nhau, chính trị và phong tục cũng nên thống nhất... Ðổi may y phục thì theo tục nước mà thông dụng vải, lụa, duy có quan chức thì mới cho dùng xen the, là, trừu, đoạn, còn gấm vóc và các thứ hoa rồng phượng thì nhất thiết không được quen thói cũ dùng càn. Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được. Lễ phục thì dùng áo cổ đứng tay dài, vải xanh chàm hoặc vải đen, hay vải trắng tùy nghi. Còn các bức viền cổ và kết lót thì đều theo như điều ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áo dài và Hanbok - Trang phục truyền thống trong cuộc sống hiện đại HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 ÁO DÀI VÀ HANBOK - TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI SVTH: Nguyễn Bảo Trâm (2H-10) GVHD: Vương Thị Năm I. Các khái niệm lí thuyết. 1. Văn hóa. Theo Giáo sư Viện sĩ Trần Ngọc Thêm định nghĩa trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”thì “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Phải nói thêm rằng văn hóa ở đây là sản phẩm do con người làm ra, nhưng đó phải là sản phẩm mang nhân tính, phục vụ đời sống của con người chứ không phải hủy hoại nó. Vì bản thân từ “văn”trong tiếng Trung Quốc đã có nghĩa là “đẹp”, bởi vậy những thứ như bom nguyên tử, các vũ khí giết người,… cũng là sản phẩm do con người làm ra, nhưng đều không được xã hội coi là văn hóa. 2. Trang phục truyền thống. Trang phục truyền thống của mỗi quốc gia là bộ quần áo đặc trưng cho văn hóa của đất nước đó, có nguồn gốc lâu đời, trải qua những thăng trầm thời gian cùng với đất nước, phản ánh những nét đẹp về văn hóa, lịch sử, địa lí cũng như con người của đất nước ấy. Một quốc gia có thể có nhiều trang phục truyền thống như Việt Nam có áo tứ thân, áo mớ ba mớ bảy, Áo Dài… Có quốc gia còn chọn một bộ trang phục truyền thống trở thành quốc phục (trang phục biểu tượng của quốc gia). 3. Hanbok. Hanbok trong tiếng Hàn Quốc là 한복, nghĩa là “Hàn phục”, chỉ bộ trang phục truyền thống của người Hàn Quốc. Theo định nghĩa trong 국어사전 (Từ điển Quốc ngữ) của Hàn Quốc thì Hanbok là “trang phục truyền thống của quốc gia chúng ta (Hàn Quốc). Ra đời trong thời đại Joseon, hiện nay Hanbok chủ yếu được mặc nhiều hơn thường phục trong các dịp lễ tết, hội hè, ngày cúng giỗ, tang lễ. Đàn ông mặc jeogori (áo ngắn) dài đến hông, bên dưới là quần rộng được buộc chặt ở gấu bằng daenim (dây lưng), phụ nữ thì mặc jeogori ngắn và nhiều loại váy khác nhau. Cả nam và nữ đều mang beoseon (tất trắng) dưới chân. Khi đi đâu đó thì mặc thêm durumagi (áo choàng dài) cho lịch sự”. Hanbok còn có một tên gọi khác là 조선옷, để chỉ thời gian Hanbok ra đời là vào thời đại Joseon (Triều Tiên). 4. Áo Dài. Áo Dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam. Tên gọi Áo Dài xuất phát từ đặc điểm của chiếc áo là dài đến quá ngang đùi của người mặc. Gọi tên sự vật bằng đặc điểm của nó cũng là một cách gọi phổ biến của người Việt. Vào khoảng thế kỉ thứ 29 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 XIX, người phương Tây biết đến áo dài với tên gọi “long dress”, nghĩa là chiếc váy dài, dựa trên đặc điểm bên ngoài của chiếc áo. Nhưng “long dress”hiện nay đã không còn được sử dụng vì từ này không thể lột tả hết cái hồn dân tộc Việt ẩn chứa trong Áo Dài mà chỉ làm cho người nghe hình dung ra một chiếc váy dài mà không có nét gì đặc biệt. Bởi vậy mà trong các văn bản dịch về sau, “Áo Dài”được giữ nguyên để đảm bảo ý nghĩa của nó, cũng như “bánh chưng”hay “nước mắm”… cũng đã không dịch sang các thứ tiếng khác để người đọc có thể phần nào cảm nhận được “hồn Việt”trong bản thân những con chữ ấy. II. Nghiên cứu Áo Dài và Hanbok trong thời hiện đại. 1. Khái quát lịch sử và nguồn gốc ra đời của Áo Dài và Hanbok. a. Vài nét về lịch sử và nguồn gốc ra đời của Áo Dài. Chưa có một tài liệu nào cho biết nguồn gốc chính thức của Áo Dài. Nhiều người cho rằng bản “ghi chép”đầu tiên về Áo Dài chính là chiếc trống đồng Đông Sơn – Ngọc Lũ, Hà Nam, trên mặt trống có khắc hình người mặc áo xẻ hai tà. Theo cuốn kể chuyện “Chín Chúa, Mười Ba Vua Triều Nguyễn”của Tôn Thất Bình, trong bài “Những Trang Ðầu của Lịch Sử Áo Dài”có đoạn như sau: “Thế là do tinh thần độc lập, muốn dân chúng trong địa phận mình cai trị mang y phục riêng để phân biệt với miền Bắc, Nguyễn Phúc Khoát hiểu dụ: “Y phục bản quốc vốn có chế độ, địa phương này từ trước cũng chỉ tuân theo quốc tục, nay kính vâng thượng đức, dẹp yên cõi biên, trong ngoài như nhau, chính trị và phong tục cũng nên thống nhất... Ðổi may y phục thì theo tục nước mà thông dụng vải, lụa, duy có quan chức thì mới cho dùng xen the, là, trừu, đoạn, còn gấm vóc và các thứ hoa rồng phượng thì nhất thiết không được quen thói cũ dùng càn. Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được. Lễ phục thì dùng áo cổ đứng tay dài, vải xanh chàm hoặc vải đen, hay vải trắng tùy nghi. Còn các bức viền cổ và kết lót thì đều theo như điều ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học sinh viên Khoa tiếng Hàn Kỷ yếu Khoa học sinh viên Trang phục truyền thống Áo dài Việt Nam Hanbok Hàn QuốcTài liệu liên quan:
-
Tìm hiểu về Trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam: Phần 2
117 trang 304 0 0 -
Lớp từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn Quốc
11 trang 107 0 0 -
33 trang 101 0 0
-
83 trang 90 0 0
-
Tìm hiểu về Trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam: Phần 1
123 trang 88 0 0 -
Giáo trình Trang phục các dân tộc Việt Nam: Phần 1
82 trang 69 1 0 -
Mối quan hệ mật thiết giữa triết lý âm - dương trong nghệ thuật ẩm thực Hàn Quốc
10 trang 66 1 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 58 0 0 -
Từ tượng thanh - từ tượng hình trong tiếng Việt và tiếng Hàn Quốc
27 trang 55 0 0 -
Hán ngữ trong tiếng Hàn Quốc nguồn gốc và phát triển
9 trang 55 0 0