Thông tin tài liệu:
Tiến trình hỗ trợ bao gồm hai giai đoạn: (1) Giai đoạn thiết lập quan hệ hỗ trợ và (2) Giai đoạn áp dụng các chiến lược hỗ trợ. Trong khoảng thời gian chuyển tiếp giữa hai giai đoạn, nhà trị liệu và thân chủ sẽ xem xét các mục đích và mục tiêu của mối quan hệ hỗ trợ, sau đó cả hai sẽ tập trung vào các nhu cầu trị liệu có tính đặc hiệu để cuối cùng có thể đạt đến sự nhất trí với nhau về mục đích trị liệu. Thân chủ và nhà trị liệu cần phải định rõ vấn đề nào cần phải giải quyết và loại hình can thiệp hỗ trợ nào sẽ được áp dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng các chiến lược hỗ trợÁP DỤNG CÁC CHIẾN LƯỢC HỖ TRỢ BS NGUYỄN MINH TIẾNTiến trình hỗ trợ bao gồm hai giai đoạn: (1) Giai đoạn thiết lập quan hệ hỗ trợ và (2) Giai đoạn áp dụng cácchiến lược hỗ trợ. Trong khoảng thời gian chuyển tiếp giữa hai giai đoạn, nhà trị liệu và thân chủ sẽ xem xét cácmục đích và mục tiêu của mối quan hệ hỗ trợ, sau đó cả hai sẽ tập trung vào các nhu cầu trị liệu có tính đặc hiệuđể cuối cùng có thể đạt đến sự nhất trí với nhau về mục đích trị liệu. Thân chủ và nhà trị liệu cần phải định rõvấn đề nào cần phải giải quyết và loại hình can thiệp hỗ trợ nào sẽ được áp dụng.Sau khi xác định rõ vấn đề là gì, nhà trị liệu có thể chọn lựa một chiến lược thích hợp hoặc phối hợp nhiều chiếnlược khác nhau để áp dụng vào việc giải quyết vấn đề. Các tham số như thời gian trị liệu, thời lượng mỗi phiên trịliệu, thiết kế khuôn khổ trị liệu và bản chất của vấn đề hiện tại sẽ ảnh hưởng đến cách thức chuyển tiếp giữa haigiai đoạn lẫn các chiến lược được chọn để giải quyết vấn đề.CÁC CHIẾN LƯỢC HỖ TRỢ VÀ BA BÌNH DIỆN CHÍNH TRONG SỰ THỂ HIỆN CÁC VẤN ĐỀCác chiến lược hỗ trợ có thể được phân loại tùy theo chúng nhắm giải quyết các vấn đề thuộc bình diện nào: cảmxúc (affective), nhận thức (cognitive) hoặc hành vi (behavioral domains). Trong thời gian gần đây (Bruce, 1984),đã có nhiều cố gắng phân loại các chiến lược và triết lý của nhiều học thuyết hỗ trợ khác nhau, để có thể hìnhthành nên một kiểu “phác đồ” có thể áp dụng được. Các cố gắng phân loại này phần lớn đều có tính chất “phihọc thuyết” (atheoretical), nghĩa là không phải phụ thuộc vào một học thuyết duy nhất, mà có thể vận dụngnhiều loại chiến lược khác nhau tùy từng thân chủ và tùy theo vấn đề của thân chủ được thể hiện trên bình diệnnào. Mục đích của những cố gắng này cũng là để nhằm lấp dần khoảng cách giữa ba yếu tố sau: (1) Hiệu năngcủa phương pháp trị liệu; (2) Nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của thân chủ và (3) Nhu cầu và định hướng của nhàtrị liệu.Các vấn đề về cảm xúc (affective problems) là những vấn đề liên quan đến lĩnh vực tình cảm, lĩnh vực tự nhậnbiết bản thân cũng như nhận biết những cảm xúc của người khác. Ví dụ: cảm thấy mình yếu kém, không hiệuquả, hoặc không thể nhận biết được cảm xúc của chính mình, không hiểu được cảm xúc của người khác… Đối vớiloại vấn đề này, những chiến lược theo kiểu “kinh nghiệm” (experiential strategies) tỏ ra có hiệu quả. Đây lànhững chiến lược tập trung can thiệp trên những tư duy hình ảnh, sự nhận biết bằng các giác quan, cùng nhữngcách thức biểu lộ cảm xúc bằng lời và không lời.Các vấn đề thuộc bình diện nhận thức (cognitive problems) có liên quan đến quá trình suy nghĩ, ví dụ những vấnđề liên quan đến khả năng quyết định và giải quyết vấn đề. Những thân chủ thường hay có những quyết định sailầm, lo sợ khi phải quyết định, hoặc những người từ chối nhận lãnh trách nhiệm về những việc làm của mình… lànhững người đang có vấn đề trên bình diện nhận thức. Sự hỗ trợ có hiệu quả nhất đối với những thân chủ này làcác chiến lược có tính chất huấn luyện (didactic) hoặc có hướng dẫn (instructional). Các chiến lược này tập trungvào việc thực hiện từng bước quá trình trao đổi, chỉ dẫn bằng lời nói, hướng đến việc giúp thân chủ có thể quyếtđịnh, phân tích và giải quyết vấn đề.Các vấn đề trên bình diện hành vi (behavioral problems), ví dụ như làm thế nào để bỏ thuốc lá, thay đổi một thóiquen, học cách trở nên quyết đoán hơn, hoặc thay đổi từ một hành vi có hại sang một hành vi có lợi… Các chiếnlược can thiệp về hành vi bao gồm những hướng dẫn bằng lời và định hướng hành động (action-oriented) đượcbố trí thực hiện sao cho thân chủ có thể được kích thích thay đổi hành vi và nhận được những tưởng thưởng từmôi trường khi thực hiện những thay đổi này.Các vấn đề của thân chủ cũng có khi cùng xảy ra trên cả ba bình diện cảm xúc-nhận thức-hành vi, với sự thểhiện đa dạng nhiều loại triệu chứng: những trường hợp thuộc loại này có thể gặp như trầm cảm, rối loạn ănuống, tính khí bốc đồng, hoặc những rối loạn hành vi có tính chuyên biệt. Các chiến lược hỗ trợ theo kiểu “nhậnthức-hành vi” có thể hiệu quả, bao gồm những kỹ thuật “tái cấu trúc nhận thức” (cognitive restructuring), giúpthân chủ có khả năng nhận định, đánh giá về khả năng của bản thân, của người khác và đánh giá các sự kiệntrong đời sống, huấn luyện những kỹ năng ứng phó và những hành vi mới.Các cách thức phân loại vấn đề và phân loại chiến lược hỗ trợ không luôn luôn tách bạch rõ ràng, mà chúng cóthể xảy ra đồng thời hoặc chồng chéo với nhau. Bản chất vấn đề mà thân chủ đang gặp phải, bản chất của mốiquan hệ hỗ trợ và kỹ năng thành thạo của nhà trị liệu, tất cả đều có ảnh hưởng trên sự lựa chọn các chiến lượchỗ trợ.Khi nói về chiến lược can thiệp trong bối cảnh mối quan hệ hỗ trợ, tức là chúng ta đang nói về những phươngthức tổng quát được thực hiện nhằm đạt đến những mục đích c ...