Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam trong bối cảnh gia nhập TPP và AEC
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 570.31 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này ngoài phần đặt vấn đề có kết cấu như sau: Phần hai trình bày khái quát về hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt nam hiện hành (VAS), đồng thời so sánh giữa VAS với IAS/IFRS. Phần 3 là tổng quan lý thuyết; Phần 4 trình bày về phương pháp nghiên cứu. Phần 5 là các kết quả và thảo luận từ điều tra thực nghiệm. Các giải pháp và đề xuất chính sách được trình bày ở phần kết của bài viết. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam trong bối cảnh gia nhập TPP và AEC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP TPP VÀ AEC APPLICATION OF INTERNATIONAL FINANCIAL REPORTING STANDARDS IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF JOINING THE TPP AND AEC PGS, TS Phạm Đức Hiếu Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Dựa vào so sánh Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt nam hiện hành (VAS) với Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS/IAS), bài viết đã cho thấy sự cấp thiết của việc hội tụ với chuẩn mực quốc tế về kế toán khi Việt nam đã là một thành viên của TPP và AEC. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm khẳng định sự cấp thiết trên và cho thấy một sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của những người làm kế toán Việt nam thời gian qua; phản ánh mức độ sẵn sàng của họ khi chuyển sang áp dụng các chuẩn mực quốc tế như là một đòi hỏi tất yếu khi gia nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các đề xuất chính sách nhằm tận dụng và phát huy được những tín hiệu tích cực của giới hành nghề để đẩy nhanh hơn nữa quá trình hội tụ với các chuẩn mực quốc tế của kế toán Việt nam. Từ khóa: VAS, IFRS/IAS, TPP, AEC Abstract Based on comparison between VAS and IFRS/IAS, the paper shows the urgent needs of convergence with international accounting standards as Vietnam is a member of the TPP and AEC. Emprical research results confirm the necessity and indicate a positive change in the awareness and perception of professional accountants in Vietnam, reflecting their readiness to move to the application of international standards as a requirement to joining into the regional and world market. The research results are basis for policy recommendations in order to utilize and promote the positive signal from professional accountants to further accelerate the process of convergence with international standards of Vietnamese accounting. Keywords: VAS, IFRS/IAS, TPP, AEC 119 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự kiện Việt nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và trở thành một phần của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) trong năm 2015 đã đánh dấu một bước tiến mới quan trọng trong quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng vào kinh tế khu vực và thế giới. So với WTO (mà Việt nam là một thành viên từ 1/2007), TPP và AEC kỳ vọng sẽ có tác động mạnh mẽ hơn đối với kinh tế Việt nam thông qua các mục tiêu chiến lược được TPP và cả AEC tuyên bố, đó là: (i) thúc đẩy tự do hóa thương mại và đẩy nhanh quá trình gắn kết nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng của từng thành viên; (ii) tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có tay nghề; (iii) hướng tới sự phát triển đồng đều, bền vững; và (iv) hội nhập với kinh tế toàn cầu. Một trong những cơ hôi được trông đợi nhất từ TPP và AEC đó là đầu tư và hợp tác đến từ các nền kinh tế lớn, phát triển. Khơi thông dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các tập đoàn lớn sẽ tạo nên một làn sóng đầu tư mới vào Việt nam như là kết quả tích cực của TPP và AEC. Ở góc độ đó, TPP và AEC sẽ thúc đẩy Việt nam tái cấu trúc lại mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả hơn, đi kèm với xu hướng minh bạch hóa và những nỗ lực đổi mới chính sách, cải thiện thể chế kinh tế. Tuy nhiên, TPP và AEC cũng đặt Việt nam trước nhiều thách thức. Câu hỏi đặt ra là: Việt nam phải chuẩn bị những gì để có thể tận dụng được các cơ hội, lợi ích do TPP và AEC mang lại. Để đón đầu và hấp thụ được làn sóng đầu tư nước ngoài, sự bùng nổ của giao dịch hàng hóa, dịch vụ và lao động trong bối cảnh TPP và AEC, Việt nam cần đẩy nhanh quá trình hòa hợp và hội tụ với các Chuẩn mực quốc tế về đầu tư, thương mại, lao động… trong đó có vấn đề xem xét việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) – một bộ Chuẩn mực được Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ví như ngôn ngữ chung, nền tảng cho các giao dịch thương mại và đầu tư trên phạm vi toàn cầu. Cho tới nay IFRS đã được hơn 130 quốc gia trên thế giới áp dụng hoặc đang trong quá trình tiến tới áp dụng, bao gồm nhóm 20 nền kinh tế lớn trên thế giới (G20) và tại hơn 110 quốc gia khác (Phan, 2014); Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu về việc áp dụng IFRS ở các quốc gia phát triển, nhưng đến nay các nghiên cứu về việc chuyển đổi từ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia, sang áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi còn khá hạn chế, đặc biệt với bối cảnh nghiên cứu tại Việt nam (Phan, 2014; Nguyen, 2011; Nguyen, 2013). Vì thế, bài viết này tập trung vào khoảng trống nghiên cứu nêu trên bằng việc hệ thống hóa và so sánh giữa hệ thống Chuẩn mực kế toán hiện hành của Việt nam (VAS) với IFRS và thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm với quy mô nhỏ nhằm đánh giá nhận thức của những người làm kế toán Việt nam về khả năng chuyển sang áp dụng IFRS trong bối cảnh của TPP và AEC. Ngoài phần đặt vấn đề, bài viết có kết cấu như sau: Phần hai trình bày khái quát về hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt nam hiện hành (VAS), đồng thời so sánh giữa VAS với IAS/IFRS. Phần 3 là tổng quan lý thuyết; Phần 4 trình bày về phương pháp nghiên cứu. Phần 5 là các kết quả và thảo luận từ điều tra thực nghiệm. Các giải pháp và đề xuất chính sách được trình bày ở phần kết của bài viết. 120 2. HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ ĐỘ TRỄ SO VỚI IAS/IFRS 2.1. Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt nam Kể từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế và hội nhập quốc tế, ở góc độ chuẩn mực kế toán Việt nam đã thực hiện các cải cách sau: - Năm 2001, Bộ Tài chính ban hành lần đầu tiên 4 Chuẩn mực kế toán Việt nam (VAS) - Năm 2002, 6 chuẩn mực kế toán tiếp theo được ban hành - Năm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam trong bối cảnh gia nhập TPP và AEC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP TPP VÀ AEC APPLICATION OF INTERNATIONAL FINANCIAL REPORTING STANDARDS IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF JOINING THE TPP AND AEC PGS, TS Phạm Đức Hiếu Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Dựa vào so sánh Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt nam hiện hành (VAS) với Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS/IAS), bài viết đã cho thấy sự cấp thiết của việc hội tụ với chuẩn mực quốc tế về kế toán khi Việt nam đã là một thành viên của TPP và AEC. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm khẳng định sự cấp thiết trên và cho thấy một sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của những người làm kế toán Việt nam thời gian qua; phản ánh mức độ sẵn sàng của họ khi chuyển sang áp dụng các chuẩn mực quốc tế như là một đòi hỏi tất yếu khi gia nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các đề xuất chính sách nhằm tận dụng và phát huy được những tín hiệu tích cực của giới hành nghề để đẩy nhanh hơn nữa quá trình hội tụ với các chuẩn mực quốc tế của kế toán Việt nam. Từ khóa: VAS, IFRS/IAS, TPP, AEC Abstract Based on comparison between VAS and IFRS/IAS, the paper shows the urgent needs of convergence with international accounting standards as Vietnam is a member of the TPP and AEC. Emprical research results confirm the necessity and indicate a positive change in the awareness and perception of professional accountants in Vietnam, reflecting their readiness to move to the application of international standards as a requirement to joining into the regional and world market. The research results are basis for policy recommendations in order to utilize and promote the positive signal from professional accountants to further accelerate the process of convergence with international standards of Vietnamese accounting. Keywords: VAS, IFRS/IAS, TPP, AEC 119 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự kiện Việt nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và trở thành một phần của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) trong năm 2015 đã đánh dấu một bước tiến mới quan trọng trong quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng vào kinh tế khu vực và thế giới. So với WTO (mà Việt nam là một thành viên từ 1/2007), TPP và AEC kỳ vọng sẽ có tác động mạnh mẽ hơn đối với kinh tế Việt nam thông qua các mục tiêu chiến lược được TPP và cả AEC tuyên bố, đó là: (i) thúc đẩy tự do hóa thương mại và đẩy nhanh quá trình gắn kết nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng của từng thành viên; (ii) tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có tay nghề; (iii) hướng tới sự phát triển đồng đều, bền vững; và (iv) hội nhập với kinh tế toàn cầu. Một trong những cơ hôi được trông đợi nhất từ TPP và AEC đó là đầu tư và hợp tác đến từ các nền kinh tế lớn, phát triển. Khơi thông dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các tập đoàn lớn sẽ tạo nên một làn sóng đầu tư mới vào Việt nam như là kết quả tích cực của TPP và AEC. Ở góc độ đó, TPP và AEC sẽ thúc đẩy Việt nam tái cấu trúc lại mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả hơn, đi kèm với xu hướng minh bạch hóa và những nỗ lực đổi mới chính sách, cải thiện thể chế kinh tế. Tuy nhiên, TPP và AEC cũng đặt Việt nam trước nhiều thách thức. Câu hỏi đặt ra là: Việt nam phải chuẩn bị những gì để có thể tận dụng được các cơ hội, lợi ích do TPP và AEC mang lại. Để đón đầu và hấp thụ được làn sóng đầu tư nước ngoài, sự bùng nổ của giao dịch hàng hóa, dịch vụ và lao động trong bối cảnh TPP và AEC, Việt nam cần đẩy nhanh quá trình hòa hợp và hội tụ với các Chuẩn mực quốc tế về đầu tư, thương mại, lao động… trong đó có vấn đề xem xét việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) – một bộ Chuẩn mực được Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ví như ngôn ngữ chung, nền tảng cho các giao dịch thương mại và đầu tư trên phạm vi toàn cầu. Cho tới nay IFRS đã được hơn 130 quốc gia trên thế giới áp dụng hoặc đang trong quá trình tiến tới áp dụng, bao gồm nhóm 20 nền kinh tế lớn trên thế giới (G20) và tại hơn 110 quốc gia khác (Phan, 2014); Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu về việc áp dụng IFRS ở các quốc gia phát triển, nhưng đến nay các nghiên cứu về việc chuyển đổi từ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia, sang áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi còn khá hạn chế, đặc biệt với bối cảnh nghiên cứu tại Việt nam (Phan, 2014; Nguyen, 2011; Nguyen, 2013). Vì thế, bài viết này tập trung vào khoảng trống nghiên cứu nêu trên bằng việc hệ thống hóa và so sánh giữa hệ thống Chuẩn mực kế toán hiện hành của Việt nam (VAS) với IFRS và thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm với quy mô nhỏ nhằm đánh giá nhận thức của những người làm kế toán Việt nam về khả năng chuyển sang áp dụng IFRS trong bối cảnh của TPP và AEC. Ngoài phần đặt vấn đề, bài viết có kết cấu như sau: Phần hai trình bày khái quát về hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt nam hiện hành (VAS), đồng thời so sánh giữa VAS với IAS/IFRS. Phần 3 là tổng quan lý thuyết; Phần 4 trình bày về phương pháp nghiên cứu. Phần 5 là các kết quả và thảo luận từ điều tra thực nghiệm. Các giải pháp và đề xuất chính sách được trình bày ở phần kết của bài viết. 120 2. HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ ĐỘ TRỄ SO VỚI IAS/IFRS 2.1. Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt nam Kể từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế và hội nhập quốc tế, ở góc độ chuẩn mực kế toán Việt nam đã thực hiện các cải cách sau: - Năm 2001, Bộ Tài chính ban hành lần đầu tiên 4 Chuẩn mực kế toán Việt nam (VAS) - Năm 2002, 6 chuẩn mực kế toán tiếp theo được ban hành - Năm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt nam Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương Cộng đồng kinh tế ASEAN Phát triển kinh tế Việt NamTài liệu liên quan:
-
12 trang 194 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 176 0 0 -
11 trang 175 0 0
-
19 trang 158 0 0
-
Hàm ý một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời hội nhập
12 trang 96 0 0 -
26 trang 85 0 0
-
6 trang 84 0 0
-
Ứng dụng lý thuyết của Hofstede trong nghiên cứu văn hóa khách hàng dịch vụ viễn thông di động
12 trang 81 0 0 -
Phân cấp quản lý đầu tư công tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
14 trang 72 0 0 -
Đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả lộ trình chuyển đổi sang IFRS tại Việt Nam
10 trang 70 0 0