Danh mục

Áp dụng hệ thống quản lý tích hợp tại các doanh nghiệp: Những khó khăn và một số giải pháp đề xuất nhằm thúc đẩy triển khai áp dụng

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 543.85 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nghiên cứu hệ thống quản lý tích hợp với các khái niệm, các bước triển khai, nội dung tích hợp; Những khó khăn và một số giải pháp đề xuất nhằm hạn chế những khó khăn và thúc đẩy áp dụng hệ thống quản lý tích hợp đối với các doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng hệ thống quản lý tích hợp tại các doanh nghiệp: Những khó khăn và một số giải pháp đề xuất nhằm thúc đẩy triển khai áp dụng ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM THÚC ĐẨY TRIỂN KHAI ÁP DỤNG INTEGRATED MANAGEMENT SYSTEM IN ENTERPRISES: CHALLENGES AND SOME RECOMMENDATION TO PROMOTE THE APPLICATION DEPLOYMENT PROCESS ThS.Nguyễn Thị Khánh Quỳnh Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Hội nhập WTO và việc tham gia đàm phán, ký kết các hiệp định FTA, TPP...cắt giảm thuế quan, hạn ngạch mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, muốn gia nhập thị trường quốc tế cần phải vượt qua các rào cản kỹ thuật TBT, với những qui định kỹ thuật hay qui chuẩn kỹ thuật (Technical Regulation), tiêu chuẩn (Standard) và tiêu chuẩn quốc tế (International Standard) như Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, Bộ ISO 14000, Quản lý trách nhiệm xã hội OHSAS 18001, SA8000, Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ISO 22000, GMP, HACCP, An ninh năng lượng ISO 50000, An ninh thông tin ISO 27000...Tuy nhiên, việc vận hành cùng một lúc nhiều hệ thống quản lý gây ra phân tán nguồn lực, quản lý không thống nhất, phức tạp, hiệu quả và hiệu lực vận hành các hệ thống không cao, khó có thể duy trì lâu dài. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp hiện nay cần tiếp cận với hệ thống quản lý tích hợp. Bài viết này tác giả sẽ nghiên cứu hệ thống quản lý tích hợp với các khái niệm, các bước triển khai, nội dung tích hợp; những khó khăn và một số giải pháp đề xuất nhằm hạn chế những khó khăn và thúc đẩy áp dụng hệ thống quản lý tích hợp đối với các doanh nghiệp. Từ khóa:Hệ thống quản lý tích hợp, IMS, ISO 9000, ISO 14000, OHSAS 18001, những khó khăn trong quá trình áp dụng Abstract The process of joining WTO and participating in the negotiation and the signing of the FTAs, TPP, etc. leads to the reduction of tariffs and quotas, which has opened many opportunities but has posed challenges for Vietnamese businesses as well. Businesses wishing to join the international market to overcome technical barriers, with the technical regulations, Standards and international standards such as ISO 9000 families, ISO 14000 families, OHSAS 18001, SA8000, food safety Management system ISO 22000, GMP, HACCP, ISO 50000, ISO 27000 ... However, the operation of managing multiple systems at the same time caused scattered resources, lack of unified management, complex systems, efficiency and effectiveness of the operation the system is not high and cannot be sustained. Therefore, enterprises today need to access to integrated management systems. This article will study integrated management system with the concept, the implementation steps, content integration, difficulties in the application deployment process and propose some measures to promote the application IMS systems in enterprises. Keywords: WTO, Management system, Vietnamese businesses, process and propose 629 Key words: integrated management system, IMS, ISO 9000, ISO 14000, OHSAS 18001, difficulties in the application deployment process 1. Đặt vấn đề, sự cần thiết phải áp dụng hệ thống quản lý tích hợp. Xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa trở thành một tất yếu khách quan, mối quan hệ giữa các nền kinh tế ngày càng mật thiết và gắn bó, hoạt động giao lưu thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sau gần 10 năm gia nhập WTO, việc ký kết các FTA, TPP...cắt giảm thuế quan và hạn ngạch mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, muốn gia nhập thị trường quốc tế cần phải vượt qua các tào cản kỹ thuật TBT, với những qui định kỹ thuật hay qui chuẩn kỹ thuật (Technical Regulation), tiêu chuẩn (Standard) và tiêu chuẩn quốc tế (International Standard) như Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, Bộ ISO 14000, Quản lý trách nhiệm xã hội OHSAS 18001, SA8000, Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ISO 22000, GMP, HACCP, An ninh năng lượng ISO 50000, An ninh thông tin ISO 27000...(trong đó bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO được xem như là nền tảng quan trọng nhất cho việc áp dụng các hệ thống quản lý khác, vì vậy trên thế giới và ở Việt Nam số lượng các chứng chỉ ISO 9001 chiếm tỷ trọng tương đối so với các hệ thống quản lý khác). Việc tiếp cận các hệ thống quản lý này giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý chất lượng, quản lý môi trường, quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp, quản lý an ninh thông tin....theo chuẩn quốc tế (hình 1). Nguồn: TBT Handbook-STAMEQ 2008 Hình 1: Các hệ thống quản lý thực hiện các tiêu chuẩn và các qui định kỹ thuật của TBT Từ những năm đầu tiên 1997 phát triển, áp dụng các hệ thống quản lý theo chuẩn quốc tế ở Việt Nam đến nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia áp dụng các hệ thống quản lý theo chuẩn quốc tế, nhìn chung số lượng áp dụng này ngày càng tăng lên đáng kể qua các năm(bảng 1)(năm 2014 số lượng chứng chỉ ISO sụt giảm do doanh nghiệp phá sản 630 hàng loạt) cho thấy sự quan tâm, lợi ích và sự cần thiết phải áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên việc áp dụng song hành nhiều hệ thống quản lý cùng một lúc đã gây ra cho doanh nghiệp nhiều lúng túng trong việc vận hành, duy trì và cải tiến hệ thống. Chính vì vậy việc áp dụng một hệ thống quản lý tích hợp (IMS-Integrated management systems) là cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay. Bảng 1: Số lượng các tổ chức được cấp chứng chỉ các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Năm 997 998 999 000 .... 004 005 006 .. 012 013 014 Số DN ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: