Danh mục

Áp dụng phương pháp điều tra nhóm thích ứng cho năm loài cây quý hiếm tại Vườn quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.28 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc thiếu các thông tin hiện trường chính xác đã ảnh hưởng đến kết quả đánh giá tình trạng quần thể của các loài quý hiếm. Ở Việt Nam, việc điều tra các loài cây quý hiếm thường phải dựa vào kinh nghiệm của người bản địa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng phương pháp điều tra nhóm thích ứng cho năm loài cây quý hiếm tại Vườn quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA NHÓM THÍCH ỨNG CHO NĂM LOÀI CÂY QUÝ HIẾM TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ Ngô Thế Long Trường Đại học Hùng Vương TÓM TẮT Việc thiếu các thông tin hiện trường chính xác đã ảnh hưởng đến kết quả đánh giá tình trạng quần thể của các loài quý hiếm. Ở Việt Nam, việc điều tra các loài cây quý hiếm thường phải dựa vào kinh nghiệm của người bản địa. Trong rừng núi đá vôi tại Vườn quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, phương pháp điều tra nhóm thích ứng đã được áp dụng và so sánh với phương pháp điều tra ngẫu nhiên, để đánh giá tình trạng và lập địa yêu thích của năm loài cây danh lục đỏ. Điều tra nhóm thích ứng đã giúp tăng cơ hội tìm thấy các cá thể của năm loài nghiên cứu và đạt được hiệu quả về mặt thời gian trên đơn vị điều tra. Ba loài Nghiến, Lát hoa và Trai lý được tìm thấy với độ phong phú đáng kể. Chúng thể hiện sự thích nghi tốt đối với lập địa dốc, tầng đất mỏng và nhiều đá nổi. Loài Chò chỉ thể hiện xu hướng ngược lại. Cả Chò chỉ và Rau sắng không xuất hiện trên lập địa hầu hết là đá nổi. Phương pháp điều tra nhóm thích ứng có thể giúp hiểu tình trạng và phân bố không gian của các loài cây quý hiếm. Bởi vậy, nó nên được xem xét như một công cụ trong quản lý và bảo tồn các loài cây này. Từ khóa: Bảo tồn đa dạng sinh học, danh lục đỏ, điều tra nhóm thích ứng, loài bị đe dọa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Do hậu quả của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và khai thác rừng, một số loài cây quý hiếm đang bị đe dọa nghiêm trọng (Nghĩa, 1999). Các nhà bảo tồn cũng đã và đang nỗ lực để thu thập các thông tin về số lượng, môi trường sinh thái và phân bố không gian của các loài cây này, từ đó đề xuất được chiến lược quản lý phù hợp. Rất nhiều loài cây không những hiếm gặp mà còn phân bố cụm (Acharya và cs, 2.000). Kiểu phân bố cụm như vậy thường gặp trong rừng núi đá vôi, nơi được đặc trưng bởi sự không đồng nhất về lập địa (Zhang và cs, 2012). Bởi vậy, các phương pháp điều tra truyền thống thường có nhược điểm là có rất nhiều ô không xuất hiện loài điều tra, dẫn đến việc đánh giá không chính xác về tình trạng của loài đó. Phương pháp điều tra nhóm thích ứng (Adaptive cluster sampling) có thể khắc phục được nhược điểm này (Thompson, 1990; Thịnh và cs, 2013). Theo Thompson (1990), tại vị trí loài quý hiếm được bắt gặp, việc điều tra trên những diện tích xung quanh đó sẽ có xác suất bắt gặp cùng loài cao hơn nhiều. Hơn nữa đối với rừng núi đá, phần lớn thời gian thường được sử dụng để di chuyển từ ô khởi đầu này đến ô khởi đầu khác và định vị chúng, do địa hình đặc trưng bởi nhiều đá nổi và dốc. Do đó, phương pháp điều tra nhóm thích ứng có thể tận dụng được khoảng cách gần giữa các ô để đánh giá loài quý hiếm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét năm loài cây quý hiếm được liệt kê trong danh lục đỏ của Việt Nam (Bân, 2007) xuất hiện trong Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Ba trong 158 KHCN 1 (30) - 2014 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG số các loài đó (Nghiến, Lát hoa, Trai lý) có phân bố tự nhiên chủ yếu trên núi đá vôi và được xem như đặc trưng cho lập địa này. Hai loài còn lại (Chò chỉ, Rau sắng) có phân bố sinh thái rộng hơn. Chúng tôi đã xem xét trả lời những câu hỏi sau: (1) Phương pháp nào thích hợp để đánh giá tình trạng quần thể của loài quý hiếm? (2) Độ phong phú của các loài cây nghiên cứu như thế nào? và (3) Điều kiện lập địa ưa thích của chúng như thế nào? Năm loài cây nghiên cứu có giá trị kinh tế cao, do đó thường là đối tượng của việc khai thác trộm. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Năm loài cây quý hiếm được lựa chọn nghiên cứu trong khu rừng già nhiệt đới trên núi đá vôi, thuộc vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ. 2.2. Chiến lược điều tra Dựa trên bản đồ thảm thực vật khu vực nghiên cứu, tổng số 40 ô khởi đầu (mỗi ô 30 x 30 m) được lựa chọn ngẫu nhiên để điều tra các cây có đường kính từ 5 cm trở lên. Từ 40 ô này, phương pháp điều tra nhóm thích ứng được áp dụng cho năm loài cây một cách độc lập với nhau. Tại mỗi ô khởi đầu 900 m2, nếu xuất hiện ít nhất 1 cá thể của 1 loài mục đích, 4 ô xung quanh liền kề (mỗi ô 900 m2) theo 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc của ô khởi đầu đó sẽ được điều tra. Tiếp theo, nếu bất kỳ ô nào trong 4 ô xung quanh này xuất hiện ít nhất 1 cá thể của loài mục đích, các ô xung quanh liền kề nó (theo 4 hướng trên) lại tiếp tục được điều tra. Thủ tục này chỉ được dừng lại khi không có cá thể mục đích nào xuất hiện. Do lập địa đá vôi hiểm trở, tại những vị trí không thể tiếp cận được (vực, vách đứng,…), các phương pháp điều tra sẽ được dừng lại ở đó. Trong các ô điều tra, dữ liệu chỉ được thu thập cho 5 loài mục đích bao gồm đường kính và mật độ cây. Ngoài ra, tỷ lệ đá nổi, độ sâu tầng đất và độ dốc cũng được đo đếm. 2.3. Xử lý số liệu Ước lượng không chệch Hansen - Hurwitz (Thompson, 1990) được sử dụng để tính mật độ của các loài nghiên cứu và biến động của phương pháp điều tra nhóm thích ứng. Thời gian bình quân để hoàn thành 1 ô điều tra bằng tổng thời gian điều tra chia cho tổng số ô điều tra. Thời gian cần để phát hiện 1 cá thể bất kỳ của 5 loài nghiên cứu cũng được tính toán để so sánh giữa 2 phương pháp điều tra. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Bằng phương pháp điều tra nhóm thích ứng, số lượng cá thể của 5 loài nghiên cứu được bắt gặp cao hơn kỳ vọng (Bảng 1). Số lượng lớn các ô thích ứng đã được điều tra cho tất cả các loài nghiên cứu, đặc biệt là Trai lý (cao hơn 9,5 lần số lượng ô ngẫu nhiên khởi đầu). Trai lý có mật độ cao nhất, thấp hơn là Nghiến và Lát hoa, và thấp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: