Áp lực của các bà mẹ đơn thân
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp lực của các bà mẹ đơn thân Áp lực của các bà mẹ đơn thân Khó khăn gấp bội Chị H. M, 40 tuổi, là cô giáo dạy trẻ tại TP Biên Hòa, Đồng Nai. Chị đến Khu tham vấn tâm lý, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 với trạng thái chán chường, mệt mỏi và mất ngủ… Các triệu chứng trên xuất hiện từ nhiều tuần nay vì A.T. – con trai chị, năm nay mới 14 tuổi nhưng một mực đòi bỏ học, không còn nghe lời chị như trước. Cách đây 14 năm, chị nhận và nuôi cháu A.T. từ một trại trẻ mồ côi. Từ bé đến giờ A.T. rất ngoan, luôn gần gũi mẹ, ít chơi với bạn xấu và học giỏi. Gần đây, một số người bạn hàng xóm do mâu thuẫn nên đã trêu chọc cháu là đứa con không có bố, và nói cháu không phải là con của chị M. Điều đó làm cháu tủi thân, suy nghĩ nhiều, rồi xa lánh mọi người và bỏ học. Bên cạnh đó, do có nhiều thay đổi về tâm sinh lý ở lứa tuổi dậy thì đã làm cháu A.T. có nhiều biểu hiện khác lạ. Trong khi đó, chị lại khó chia sẻ với con trai. Điều đó càng làm mối quan hệ hai mẹ con rơi vào khủng hoảng. Chị T., 30 tuổi lại đến tham vấn với các khó khăn của một người mẹ không chồng. Sự kỳ thị của những người xung quanh, những khó khăn trong việc giáo dục cậu con trai ba tuổi đã làm chị mệt mỏi và rơi vào trạng thái cô độc. Mặc dù có sự trợ giúp của gia đình, nhưng cũng không làm cho cuộc sống của chị dễ chịu hơn. Gần đây chị phải thường xuyên lo lắng với câu hỏi của cậu con trai về ba nó. Hầu hết các bà mẹ đơn thân đều gặp những khó khăn về mặt tâm lý, đôi khi gây tác động mạnh đến sức khỏe tâm thần. Khi không có gia đình vẹn toàn, họ phải gồng mình để gánh vác, chăm lo cho con cái như một người đàn ông trụ cột, nhưng họ cũng phải mềm mỏng, dịu dàng như một người mẹ. Bên cạnh đó, họ luôn phải chịu áp lực về tài chính. Chính vì thế mà họ thường bị áp bức tâm lý. Tuy hiện nay, sự kỳ thị xã hội đối với các bà mẹ đơn thân không còn nặng nề như trước, nhưng nhìn chung, họ vẫn có cảm giác tủi thân, cô đơn. Những bà mẹ đơn thân luôn đứng trước sự lo lắng với câu hỏi của trẻ về cha của chúng. Một số người bị áp lực vì không có hướng giải quyết thỏa đáng đã làm tổn thương trầm trọng đến đời sống tâm lý của trẻ. Vô hình trung lại ảnh hưởng đến chính tâm lý của các bà mẹ. Đa phần những bà mẹ đơn thân đều gặp khó khăn trong việc nuôi dạy trẻ, đặc biệt là khi trẻ bước vào tuổi dậy thì. Tất cả những điều đó đã làm các bà mẹ đơn thân lo lắng và đôi khi stress trầm trọng. Rõ ràng, so với các bà mẹ bình thường, các bà mẹ đơn thân có nhiều vấn đề về sức khỏe hơn. Thử đơn cử, trung bình một người làm việc khoảng 40 giờ/một tuần là đủ để đảm bảo chất lượng công việc và sức khỏe. Nhưng các bà mẹ đơn thân không thể cho phép mình một định mức làm việc như vậy, do nhu cầu của con cái và chính bản thân họ. Vì vậy, họ dễ bị kiệt sức, suy giảm trí nhớ, stress thường xuyên và đôi khi dẫn đến mắc bệnh lý tâm thần. Giảm áp lực bằng cách nào? Một cuộc khảo sát năm 2007 tại Mỹ với 354 bà mẹ đơn thân và 1.689 bà mẹ bình thường, cho thấy, tỷ lệ bà mẹ đơn thân bị mắc bệnh tâm thần hoặc có biểu hiện nặng nề về tâm lý chiếm 28,7%. Trong khi tỷ lệ này ở các bà mẹ bình thường chỉ 15,7%. Mặt khác, các bà mẹ đơn thân cũng nhận được dịch vụ sức khỏe kém hơn so với các bà mẹ bình thường, có gia đình đầy đủ. Một cuộc khảo sát rộng rãi ở Canada năm 2002 cho thấy, có khoảng 11,2% bà mẹ đơn thân có triệu chứng trầm cảm và tỷ lệ này là gấp hai lần bà mẹ bình thường. Tỷ lệ các bà mẹ đơn thân đang ngày càng gia tăng bởi các yếu tố về xu hướng cuộc sống, tỷ lệ ly hôn… Việc các bà mẹ có xu hướng đơn thân nuôi con là một yếu tố khách quan. Tuy nhiên, theo chúng tôi, điều đó là không nên, bởi nó ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề xã hội như cấu trúc gia đình, yếu tố kinh tế, sự phát triển của trẻ. Các tổ chức xã hội, đặc biệt Hội Phụ nữ và các cơ quan truyền thông cần có phương án cung cấp thông tin về nuôi dạy con cái, về chia sẻ thông tin để giúp họ xử lý những tình huống phức tạp. Sự chia sẻ của xã hội, của gia đình, là điều kiện quan trọng giúp các bà mẹ đơn thân có thể vượt qua khó khăn. Trước khi quyết định về việc đơn thân có con, các bà mẹ cũng cần chuẩn bị về điều kiện kinh tế, kiến thức, tâm lý khi trẻ sống với mình mà không có cha. Việc chuẩn bị kỹ sẽ giúp các chị có thể hòa nhập tốt cuộc sống mới, và đủ sức ứng phó với những thách thức. Các chị cần chia sẻ khó khăn của mình với người thân, hoặc có thể đến với các trung tâm tham vấn tâm lý để được giúp đỡ. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tâm lý phụ nữ nghệ thuật làm vợ nghệ thuật làm chồng cách giữ gìn hạnh phúc gia đình cách sống trong hôn nhânTài liệu cùng danh mục:
-
3 trang 685 13 0
-
2 trang 388 9 0
-
7 quyết định làm nên thành công - nxb tri thức
68 trang 265 0 0 -
Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Thanh Bình
109 trang 244 3 0 -
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT
15 trang 234 0 0 -
Phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ: Phần 2
41 trang 207 0 0 -
Dạy con, có nên cầm tay chỉ việc?
3 trang 194 0 0 -
Tìm hiểu Thuật Xử Thế Của Người Xưa
15 trang 189 0 0 -
Những điều cần phải biết trên hành trang đời người
5 trang 188 0 0 -
Môi trường làm việc cho nhân viên - đôi điều cần nói!
6 trang 187 0 0
Tài liệu mới:
-
Bài giảng học phần Địa chất công trình - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
77 trang 0 0 0 -
142 trang 0 0 0
-
Bài giảng học phần Công nghệ gia công cơ 4 – Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
64 trang 0 0 0 -
Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa máy công nghiệp - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
70 trang 0 0 0 -
Bài giảng Công nghệ chế tạo phụ tùng - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
123 trang 1 0 0 -
Bài giảng học phần Hệ thống điều khiển tự động trên ô tô - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
195 trang 0 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật ô tô chuyên dùng - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
159 trang 1 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật ô tô điện và ô tô lai - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
165 trang 1 0 0 -
Bài giảng Tính toán thiết kế ô tô - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
153 trang 1 0 0 -
Bài kiểm tra chất lượng kiến thức hội nhập văn hóa dành cho cán bộ mới
4 trang 1 0 0