Danh mục

ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO (Kỳ 4)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.08 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Pha thực hiệnPha thực hiện là pha làm tan tế bào đích bởi các tế bào lympho T gây độc thực hiện. Một loạt sự kiện được tổ chức một cách chặt chẽ đưa đến phá vỡ tế bào đích bởi tế bào lympho T gây độc gồm: tạo thành liên hợp tế bào, tấn công màng, tách tế bào lympho T gây độc ra khỏi liên hợp, và phá huỷ tế bào đích. Tan tế bào lympho bởi tế bào: Sự phát triển thử nghiệm tan tế bào lympho bởi tế bào là một bước tiến quan trọng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO (Kỳ 4) ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO (Kỳ 4) Pha thực hiện Pha thực hiện là pha làm tan tế bào đích bởi các tế bào lympho T gây độcthực hiện. Một loạt sự kiện được tổ chức một cách chặt chẽ đưa đến phá vỡ tế bàođích bởi tế bào lympho T gây độc gồm: tạo thành liên hợp tế bào, tấn công màng,tách tế bào lympho T gây độc ra khỏi liên hợp, và phá huỷ tế bào đích. Tan tế bào lympho bởi tế bào: Sự phát triển thử nghiệm tan tế bào lymphobởi tế bào là một bước tiến quan trọng trên thực nghiệm góp phần vào việc hiểubiết cơ chế các tế bào lympho T gây độc giết chết các tế bào đích. Trong thửnghiệm này các tế bào đích thích hợp được đánh dấu bằng chất đồng vị phóng xạ[51Cr] ở trong nội bào. Việc đánh dấu này được thực hiện bằng cách ủ các tế bàođích trong dung dịch Na2[51Cr]O4. Chất đồng vị phóng xạ [51Cr] sẽ khuyếch tánvào bên trong tế bào. Khi đã vào bên trong tế bào thì [51Cr] gắn vào các proteincủa bào tương và điều này làm giảm khả năng khuyếch tán thụ động của nó trở rangoài tế bào đích đã đánh dấu. Khi ủ các tế bào lympho T gây độc hoạt hoá đặchiệu với các tế bào đích này 1 đến 4 giờ thì các tế bào đích bị tan và [51Cr] đượcgiải phóng ra. Lượng [51Cr] tăng lên có liên quan trực tiếp với số lượng tế bàođích bị phá vỡ bởi các tế bào lympho T gây độc. Sử dụng thử nghiệm này người tađã chứng minh được tính đặc hiệu của các tế bào lympho T gây độc đối với các tếbào khác gien cùng loài, các tế bào ung thư, các tế bào nhiễm virut và các tế bàođã bị thay đổi về phương diện hoá học. Các clôn tế bào T gây độc: Các tiến bộ trong khoa học công nghệ gần đâycho phép chúng ta có thể nuôi trường diễn các clôn tế bào lympho T gây độc. Cáclympho bào của chuột nhắt đã được gây miễn dịch trước đó được nuôi cấy cùngvới các tế bào đích dùng gây miễn dịch ban đầu và các tế bào lympho T gây độcđã biệt hoá được clôn hoá trong các giếng nuôi cấy nhỏ bằng phương pháp phaloãng giới hạn với sự có mặt của các nồng độ cao IL-2. Các dòng tế bào lympho Tgây độc đã được clôn hoá này cung cấp cho các nhà miễn dịch học một số lượnglớn các tế bào giống nhau về phương diện di truyền có tính đặc hiệu của các thụthể giống hệt nhau dành cho một tế bào đích nhất định. Với các clôn tế bàolympho T gây độc như vậy người ta đã làm sáng tỏ được rất nhiều hiện tượng hoásinh và các phân tử màng có liên quan đến quá trình phá vỡ tế bào đích bởi các tếbào lympho T gây độc. Cơ chế gây độc tế bào bởi lympho T gây độc: Hàng loạt sự kiện được diễnra theo trình tự chặt chẽ để dẫn tới phá vỡ các tế bào đích bởi các lympho T gâyđộc (hình 23-5). Khi các tế bào lympho T gây độc đặc hiệu kháng nguyên được ủvới các tế bào đích tương ứng thì hai loại tế bào này sẽ tương tác với nhau và xẩyra quá trình hình thành sự liên hợp giữa hai tế bào. Sau sự tạo thành liên hợp tếbào giữa tế bào đích và tế bào lympho T gây độc vài phút là bước tế bào lympho Tgây độc gây tổn thương cho tế bào đích, bước này cần tiêu tốn năng lượng và phụthuộc vào ion Ca2+. Tiếp sau đó tế bào lympho T gây độc tách ra khỏi tế bào đíchvà tiếp tục đi gắn vào các tế bào đích khác. Sau một khoảng thời gian có thể daođộng từ 15 phút đến 3 giờ kể từ khi tế bào lympho T gây độc tách ra thì tế bàođích bị tan đi. Mỗi bước của quá trình này đều đã được nghiên cứu chi tiết hơn vớicác clôn tế bào lympho T gây độc. Sự hình thành của liên hợp tế bào đích-tế bào lympho T gây độc có liênquan đến sự nhận diện phức hợp kháng nguyên-phân tử hoà hợp mô chủ yếu bởicác thụ thể dành cho kháng nguyên của các tế bào lympho T gây độc (thụ thể củatế bào T/CD3) cùng với CD8. Sau khi nhận diện một cách đặc hiệu kháng nguyên, quá trình kết dính tếbào với tế bào diễn ra giữa tế bào lympho T gây độc và tế bào đích (hình 13-6).Thụ thể dành cho intergrin LFA-1 trên màng tế bào lympho T gây độc gắn vào cácphân tử kết dính liên tế bào (ICAM) có trên màng của tế bào đích. Quá trình kết dính này hình như cần phải có sự hoạt hoá trước đó củalympho T gây độc nhờ tương tác của phức hợp CD3-thụ thể của tế bào T vớikháng nguyên + phân tử hoà hợp mô chủ yếu trên tế bào đích. Một bằng chứnggần đây cho thấy quá trình hoạt hoá lympho T gây độc bởi kháng nguyên có tácdụng chuyển đổi LFA-1 từ trạng thái hoạt động thấp sang trạng thái hoạt động cao(hình 13-7). Nhờ hiện tượng này mà các tế bào lympho T gây độc chỉ kết dính vàtạo liên hợp tế bào với các tế bào đích nào bộc lộ các peptide kháng nguyên kếthợp với các phân tử hoà hợp mô chủ yếu lớp I. Trạng thái hoạt động cao của LFA-1 chỉ tồn tại trong vòng từ 5 đến 10 phút sau khi tế bào được hoạt hoá bởi khángnguyên rồi sau đó lại trở về trạng thái hoạt động thấp. Người ta cho rằng việc giảmmức độ hoạt động của LFA-1 thúc đẩy sự phân tách tế bào lympho T gây độc rakhỏi liên hợp với tế ...

Tài liệu được xem nhiều: