Danh mục

Arsenic - Một Hóa Chất Độc Hại Âm Thầm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.24 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viễn ảnh ô nhiễm arsenic trong nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đang là một thực tế cần phải đối phó. Vấn đề hiện nay là phải cố tìm một phương cách giải quyết để cứu nguy những người nông dân chất phác trước khi vấn nạn nầy biến thành nguy cơ trầm trọng ảnh hưởng đến hàng triệu người dân như trường hợp ở Bangladesh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Arsenic - Một Hóa Chất Độc Hại Âm Thầm ở Đồng Bằng Sông Cửu LongArsenic : Một Hóa Chất Độc Hại ÂmThầm ở Đồng Bằng Sông Cửu LongViễn ảnh ô nhiễm arsenic trong nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam, đặc biệtlà vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đang là một thực tế cần phải đối phó.Vấn đề hiện nay là phải cố tìm một phương cách giải quyết để cứu nguynhững người nông dân chất phác trước khi vấn nạn nầy biến thành nguy cơtrầm trọng ảnh hưởng đến hàng triệu người dân như trường hợp ởBangladesh. Là một chuyên viên trong việc quản lý và xử lý môi trường tạiHoa kỳ trên 20 năm, chúng tôi đã hằng lưu tâm đến những vấn đề môi sinhliên quan đến ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí. Nhưng từ khi Hộinghị Thượng đỉnh về Toàn cầu hóa tại Rio de Janeiro năm 1992 tại Ba Tây,vấn đề Việt Nam trở thành ưu tiên hàng đầu của chúng tôi trong nghiêncứu.Năm 1997, chúng tôi đã đọc bài tham luận về tình trạng ô nhiễm nguồnnước ở thành phố Hồ chí Minh trong ngày Đại hội của Hội Khoa học & Kỹthuật Việt Nam (VAST) tại khách sạn Hyatt, Garden Grove. Tiếp theo đó,trong năm 1998, chúng tôi đã cảnh báo vấn nạn DDT và nitrate hiện diệntrong nguồn nước ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Và sau cùng, ô nhiễmarsenic trong nguồn nước trở thành trọng tâm của chúng tôi sau khi vấn đềarsenic ở Bangladesh và Tây Ấn Độ đã được thế giới xem như là một thảmnạn của thế kỷ. Thảm nạn nầy ảnh hưởng lên hơn 50 triệu người sống trongvùng sau hơn 25 năm được UNICEF tài trợ, khoan đào hơn 4 triệu giếngvới mục đích để cho người dân có nguồn nước sạch.Qua kinh nghiệm ở Bangladesh, arsenic đã nằm yên trong trầm tích cho đếnkhoảng 1960. Vì muốn tránh cho người dân bị nhiễm do vi trùng dịch tả,thương hàn, kiết lỵ, các cơ quan viện trợ quốc tế qua UNICEF đã khích lệviệc dùng nước giếng để giải quyết vấn nạn do các bệnh tật gây ra. Nhưngtừ đó, hệ lụy trước mắt là thảm nạn arsenic bộc phát vào những năm 90 tạinơi nầy.Nguyên nhân ô nhiễm arsenicSông Hằng hà (Ganges) bắt nguồn từ rặng Hy Mã Lạp sơn mang phù saxuống đồng bằng hạ lưu là Bangladesh; hiện tượng nầy cũng tương tự nhưsông Cửu Long, phát nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, và Đồng Bằng SôngCửu Long là hạ lưu sau cùng của dòng sông trước khi chảy vào biển TháiBình. Cấu trúc của hai cao nguyên ở vào niên đại đệ tứ. Phù sa có màu rỉsắt quen thuộc ở miền Nam Việt Nam, đó chính là arseno-pyrite với côngthức hóa học là As-FeS2. Chất nầy mang nguồn arsenic trong thiên nhiênvà không hòa tan trong nước. Chính vì lý do tương tự sau khi so sánh haidòng sông khiến cho chúng tôi lưu tâm đến vấn đề nhiễm độc arsenic tạiViêt Nam. Từ xa xưa, người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long có thói quenđánh phèn bằng hàn the (borax) hay phèn chua trước khi dùng. Theo nămtháng phù sa tích tụ ở trong lòng đất sâu. Trong khi đào giếng, arseno-pyrite tiếp xúc với oxy trong không khí và qua phản ứng oxyd hóa và khử,arsenic được phóng thích, hòa tan trong nước dưới dạng arsenite vàarseniate, chính chất sau cùng là nguyên nhân làm nhiễm độc nguồn nước.Với mục đích truy tìm thêm thông tin, chúng tôi, qua email, đã hội ý vớigiáo sư Chappel, thuộc viện đại học Colorado ở Denver, và là Điều tra viênchính ( Chief Investigator ) của Hoa kỳ về điều tra và xử lý ô nhiễm tạiBangladesh. Chúng tôi cũng nhiều lần trao đổi với giáo sư qua Hội nghịQuốc tế về Arsenic tổ chức hàng năm tại San Diego. Mãi đến đầu năm1999, chúng tôi mới có điều kiện trực tiếp đặt vấn đề với cơ quan UNICEFcó trụ sở đặt tại Hà Nội qua một tài liệu nghiên cứu ban đầu do chúng tôisoạn thảo. Nhưng UNICEF vẫn giữ thái độ im lặng. Trong lúc đó, UNICEFtiếp tục khuyến khích và thúc đẩy công cuộc đào giếng, đặc biệt là vùngĐồng Bằng Sông Cửu Long. Tính đến nay, có thể ước lượng được trên300.000 giếng khoan hoặc đào cho vùng nầy, nơi mà người dân có thóiquen xử dụng nguồn nước mặt và đánh phèn trước khi dùng.Thu thập dữ kiện và phân tích các mẫu nướcVới những trao đổi trực tiếp và qua các tài liệu tham khảo về nguy cơ ônhiễm arsenic trên thế giới, chúng tôi bắt đầu thu thập dữ kiện. Qua bạn bèvà thân nhân có dịp về thăm quê hương, chúng tôi chuẩn bị sẳn các chai lọđặc biệt để chứa mẫu nưốc và nhờ họ đi lấy mẫu ở tất cả những nơi đã thămviếng. Các mẫu nước được thu thập từ Hà Nội đến tận vùng Đồng BằngSông Cửu Long và được phân tích tại Hoa kỳ.Kết quả đã được công bố trong ngày Hội thảo do Hội Khoa Học Kỹ ThuậtViệt Nam tổ chức tại đại học Santa Ana vào tháng 11, 2000. Tuy là kết quảban đầu và cần phải phân tích thêm nhiều mẫu nữa, nhưng chúng tôi có thểkết luận rằng nguồn nước ở nhiều vùng tại Đồng Bằng Sông Cửu Long đãbắt đầu bị nhiễm độc arsenic. Các mẫu nước thu thập đã được phân tích tạiphòng thí nghiệm ở California do chính chúng tôi phụ trách về an toàn sảnphẩm và kiểm soát chất lượng. Có tất cả 22 kim loại, 70 hợp chất hữu cơ,và 7 anions đã được phân tích cho mỗi mẫu. Mục đích của các cuộc phântích nầy là để truy tìm sự hiện diện của arsenic, cùng các hợp chất hữu cơtrong nước. Chúng tôi đã phâ ...

Tài liệu được xem nhiều: