Danh mục

Ba hệ thống đánh lửa

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 359.87 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ba yếu tố quan trọng của động cơ xăng là: hỗn hợp không khí-nhiên liệu tốt, nén ép tốt, và đánh lửa tốt. Hệ thống đánh lửa tạo ra một tia lửa mạnh, vào thời điểm chính xác để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu.Mô tả1. Tia lửa mạnh Trong hệ thống đánh lửa, tia lửa được phát ra giữa các điện cực của các bugi để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu. Vì ngay cả khi bị nén ép với áp suất cao, không khí vẫn có điện trở, nên cần phải tạo ra điện thế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ba hệ thống đánh lửa Hệ thống đánh lửaBa yếu tố quan trọng của động cơ xăng là: hỗn hợp không khí-nhiên liệu tốt, nénép tốt, và đánh lửa tốt. Hệ thống đánh lửa tạo ra một tia lửa mạnh, vào thời điểmchính xác để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu.M ô tả1. Tia lửa mạnhTrong hệ thống đánh lửa, tia lửa được phát ra giữa các điện cực của các bugi đểđốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu. Vì ngay cả khi bị nén ép với áp suất cao,không khí vẫn có điện trở, nên cần phải tạo ra điện thế hàng chục ngàn vôn để đảmbảo phát ra tia lửa mạnh, có thể đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu.2. Thời điểm đánh lửa chính xácHệ thống đánh lửa phải luôn luôn có thời điểm đánh lửa chính xác để phù hợp vớisự thay đổi tốc độ và tải trọng của động cơ.3. Có đủ độ bềnHệ thống đánh lửa phải có đủ độ tin cậy để chịu đựng được tác động của rungđộng và nhiệt của động cơ. Hệ thống đánh lửa sử dụng điện cao áp do cuộn đánhlửa tạo ra nhằm phát ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu đãđược nén ép. Hỗn hợp không khí nhiệt liệu được nén ép và đốt cháy trong xi lanh.Sự bốc cháy này tạo ra động lực của động cơ. Nhờ có hiện tượng tự cảm và cảmứng tương hỗ, cuôn dây tạo ra điện áp cao cần thiết cho đánh lửa. Cuộn sơ cấp tạora điện thế hàng trăm vôn còn cuộn thứ cấp thì tạo ra điện thế hàng chục ngàn vôn.Thay đổi trong hệ thống đánh lửaCó các kiểu hệ thống đánh lửa như sau:1. Kiểu ngắt tiếp điểmKiểu hệ thống đánh lửa này có cấu tạo cơ bản nhất. Trong kiểu hệ thống đánh lửanày, dòng sơ cấp và thời điểm đánh lửa được điều khiển bằng cơ học. Dòng sơ cấpcủa cuôn đánh lửa được điều khiển cho chạy ngắt quãng qua tiếp điểm của bộ ngắtdòng. Bộ điều chỉnh đánh lửa sớm li tâm tốc và chân không điều khiển thời điểmđánh lửa. Bộ chia điện sẽ phân phối điện cao áp từ cuôn thứ cấp đến các bugi.2. Kiểu tranzitoTrong kiểu hệ thống đánh lửa này tranzito điều khiển dòng sơ cấp, để nó chạy mộtcách gián đoạn theo đúng các tín hiệu điện được phát ra từ bộ phát tín hiệu. Thờiđiểm đánh lửa sớm được điều khiển bằng phương pháp cơ học như trong kiểu hệthống đánh lửa ngắt tiếp điểm.3. Kiểu tranzito có ESA (Đánh lửa Sớm bằng điện tử)Trong kiểu hệ thống đánh lửa này không sử dụng bộ đánh lửa sớm chân không vàli tâm. Thay vào đó, chức năng ESA của Bộ điều khiển điện tử (ECU) sẽ điềukhiển thời điểm đánh lửa.4. Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS)Thay vì sử dụng bộ chia điện, hệ thống này sử dụng cuộn đánh lửa đa bội để cungcấp điện cao áp trực tiếp cho bugi. Thời điểm đánh lửa được điều khiển bởi ESAcủa ECU động cơ. Trong các động cơ gần đây, hệ thống đánh lửa này chiếm ưuthế.Sự cần thiết phải điều khiển thời điểm đánh lửaTrong động cơ xăng, hỗn hợp không khí-nhiên liệu được đánh lửa để đốt cháy (nổ),và áp lực sinh ra từ sự bốc cháy sẽ đẩy píttông xuống. Năng lượng nhiệt được biếnthành động lực có hiệu quả cao nhất khi áp lực nổ cực đại được phát sinh vào thờiđiểm trục khuỷu ở vị trí 10o sau Điểm Chết Trên (ATDC). Động cơ không tạo raáp lực nổ cực đại vào thời điểm đánh lửa; nó phát ra áp lực nổ cực đại chậm mộtchút, sau khi đánh lửa. Vì vậy, phải đánh lửa sớm, sao cho áp lực nổ cực đại đượctạo ra vào thời điểm 10o ATDC. Thời điểm đánh lửa để động cơ có thể sản ra áplực nổ cực đại vào 10o trước điểm chết trên (BTDC) lại thường xuyên thay đổi,tuỳ thuộc vào điều kiện làm việc của động cơ. Vì thế, hệ thống đánh lửa phải cókhả năng đánh lửa vào thời điểm để động cơ tạo ra áp lực nổ một cách có hiệu quảnhất, phù hợp với điều kiện làm việc của động cơ.1. Giai đoạn cháy trễSự bốc cháy (nổ) của hỗn hợp không khí-nhiên liệu không phải xuất hiện ngay saukhi đánh lửa. Thoạt đầu, một khu vực nhỏ (hạt nhân) ở sát ngay tia lửa bắt đầucháy, và quá trình bắt cháy này lan ra khu vực chung quanh. Quãng thời gian từkhi hỗn hợp không khí-nhiên liệu được đánh lửa cho đến khi nó bốc cháy được gọilà giai đoạn cháy trễ (khoảng A đến B trong sơ đồ). Giai đoạn cháy trễ đo gần nhưkhông thay đổi, và nó không bị ảnh hưởng của điều kiện làm việc của động cơ.2. Giai đoạn lan truyền ngọn lửaSau khi hạt nhân ngọn lửa hình thành, ngọn lửa nhanh chóng lan truyền ra chungquanh. Tốc độ lan truyền này được gọi là tốc độ lan truyền ngọn lửa, và thời kỳnày được gọi là thời kỳ lan truyền ngọn lửa (B~C~D trong sơ đồ). Khi có mộtlượng lớn không khí được nạp vào, hỗn hợp không khí-nhiên liệu trở nên có mậtđộ cao hơn. Vì thế, khoảng cách giữa các hạt trong hỗn hợp không khí-nhiên liệugiảm xuống, nhờ thế, tốc độ lan truyền ngọn lửa tăng lên. Ngoài ra, luồng hỗn hợpkhông khí-nhiên liệu xoáy lốc càng mạnh thì tốc độ lan truyền ngọn lửa càng cao.Khi tốc độ lan truyền ngọn lửa cao, cần phải định thời đánh lửa sớm. Do đó cầnphải điều khiển thời điểm đánh lửa theo điều kiện làm việc của động cơ.Điều khiển thời điểm đánh lửaHệ thống đánh lửa điều khiển thời điểm đánh lửa theo tốc độ và tải trọng của độngcơ sao cho áp lực nổ cực đại xuất hiện ở 10o ATDC. Trước đây, các ...

Tài liệu được xem nhiều: