Ba ngày sử dụng kháng sinh đủ để điều trị viêm phổi không nặng ở trẻ em
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 108.18 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
BS. Võ Đức Minh lược dịch Theo kết quả của tạp chí Cochrane Database of Systemic Reviews xuất bản tháng 4/2008, liều trình điều trị ngắn (3 ngày) kháng sinh có hiệu quả như liệu trình điều trị dài hơn (5 ngày) cho viêm phổi mắc phải trong cộng đồng, không nặng ở trẻ em.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ba ngày sử dụng kháng sinh đủ để điều trị viêm phổi không nặng ở trẻ emBa ngày sử dụng khángsinh đủ để điều trị viêmphổi không nặng ở trẻ emBS. Võ Đức Minh lược dịchTheo kết quả của tạp chí Cochrane Database of Systemic Reviews xuất bảntháng 4/2008, liều trình điều trị ngắn (3 ngày) kháng sinh có hiệu quả nhưliệu trình điều trị dài hơn (5 ngày) cho viêm phổi mắc phải trong cộng đồng,không nặng ở trẻ em.Mục đích của nghiên cứu này là để so sánh hiệu quả của liệu trình điều trịngắn so với điều trị dài ngày của cùng một loại kháng sinh để điều trị viêmphổi mắc phải trong cộng đồng, không nặng ở trẻ em từ 2 đến 59 tháng tuổi.Những nhà nghiên cứu đã tổng hợp các nghiên cứu trong các hệ thống TheCochrane Central Register of Controlled Trials (CENTRAL), The Databaseof Abstracts of Reviews of Effects (The Cochrane Library, 2007),MEDLINE (OVID; tháng 1/1966 đến 9/2007), tìm kiếm các thử nghiệm lâmsàng có đối chứng ngẫu nhiên so sánh hiệu quả của điều trị ngắn ngày so vớidài ngày của cùng một loại kháng sinh để điều trị viêm phổi mắc phải trongcộng đồng, không nặng ở trẻ em. Hai nhà nghiên cứu đã đánh giá một cáchđộc lập các nghiên cứu và các số liệu trích dẩn.Có 3 nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn đề ra; đã nghiên cứu tổng cộng 5763 trẻem bị viêm phổi không nặng. So sánh điều trị 3 ngày và 5 ngày cùng mộtloại kháng sinh đã cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa tỷ lệ đáp ứnglâm sàng khi kết thúc điều trị (nguy cơ tương đối [RR], 0,99; khoảng tin cậy95% [CI], 0,97-1,01), thất bại khi kết thúc điều trị (RR, 1,07; 95% CI, 0,92-1,25) và tái phát sau 7 ngày điều trị (RR, 1,09; 95% CI, 0,83-1,42).Không có sự khác biệt có ý nghĩa về hậu quả này của các liệu trình điều trịvới các khác sinh khác nhau, dưạ trên phân tích dưới nhóm. Các số liệu đượcphân loại dựa trên sử dụng kháng sinh, bao gồm amoxicillin vàcotrimoxazole, sự khác biệt vẫn không có y nghĩa.Những giới hạn của nghiên cứu này bao gồm số lượng nghiên cứu hiện cócòn nhỏ, thiếu số liệu về các hậu quả thứ phát (ví dụ: tỷ lệ tử vong lúc 1tháng và các can thiệp hổ trợ) và sử dụng định nghĩa đơn giản viêm phổitheo Tổ chức Y tế Thế giới.Tác giả đã kết luận: “Bằng chứng của nghiên cứu này đã cho thấy điều trịkháng sinh ngắn ngày (ba ngày) có hiệu quả như điều trị kháng sinh dài ngày(năm ngày) cho viêm phổi không nặng ở trẻ em dưới năm tuổi”. Tuy nhiên,cần phải có thêm nhiều thử nghiệm lâm sàng có đối chứng ngẫu nhiên đểủng hộ phát hiện này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ba ngày sử dụng kháng sinh đủ để điều trị viêm phổi không nặng ở trẻ emBa ngày sử dụng khángsinh đủ để điều trị viêmphổi không nặng ở trẻ emBS. Võ Đức Minh lược dịchTheo kết quả của tạp chí Cochrane Database of Systemic Reviews xuất bảntháng 4/2008, liều trình điều trị ngắn (3 ngày) kháng sinh có hiệu quả nhưliệu trình điều trị dài hơn (5 ngày) cho viêm phổi mắc phải trong cộng đồng,không nặng ở trẻ em.Mục đích của nghiên cứu này là để so sánh hiệu quả của liệu trình điều trịngắn so với điều trị dài ngày của cùng một loại kháng sinh để điều trị viêmphổi mắc phải trong cộng đồng, không nặng ở trẻ em từ 2 đến 59 tháng tuổi.Những nhà nghiên cứu đã tổng hợp các nghiên cứu trong các hệ thống TheCochrane Central Register of Controlled Trials (CENTRAL), The Databaseof Abstracts of Reviews of Effects (The Cochrane Library, 2007),MEDLINE (OVID; tháng 1/1966 đến 9/2007), tìm kiếm các thử nghiệm lâmsàng có đối chứng ngẫu nhiên so sánh hiệu quả của điều trị ngắn ngày so vớidài ngày của cùng một loại kháng sinh để điều trị viêm phổi mắc phải trongcộng đồng, không nặng ở trẻ em. Hai nhà nghiên cứu đã đánh giá một cáchđộc lập các nghiên cứu và các số liệu trích dẩn.Có 3 nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn đề ra; đã nghiên cứu tổng cộng 5763 trẻem bị viêm phổi không nặng. So sánh điều trị 3 ngày và 5 ngày cùng mộtloại kháng sinh đã cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa tỷ lệ đáp ứnglâm sàng khi kết thúc điều trị (nguy cơ tương đối [RR], 0,99; khoảng tin cậy95% [CI], 0,97-1,01), thất bại khi kết thúc điều trị (RR, 1,07; 95% CI, 0,92-1,25) và tái phát sau 7 ngày điều trị (RR, 1,09; 95% CI, 0,83-1,42).Không có sự khác biệt có ý nghĩa về hậu quả này của các liệu trình điều trịvới các khác sinh khác nhau, dưạ trên phân tích dưới nhóm. Các số liệu đượcphân loại dựa trên sử dụng kháng sinh, bao gồm amoxicillin vàcotrimoxazole, sự khác biệt vẫn không có y nghĩa.Những giới hạn của nghiên cứu này bao gồm số lượng nghiên cứu hiện cócòn nhỏ, thiếu số liệu về các hậu quả thứ phát (ví dụ: tỷ lệ tử vong lúc 1tháng và các can thiệp hổ trợ) và sử dụng định nghĩa đơn giản viêm phổitheo Tổ chức Y tế Thế giới.Tác giả đã kết luận: “Bằng chứng của nghiên cứu này đã cho thấy điều trịkháng sinh ngắn ngày (ba ngày) có hiệu quả như điều trị kháng sinh dài ngày(năm ngày) cho viêm phổi không nặng ở trẻ em dưới năm tuổi”. Tuy nhiên,cần phải có thêm nhiều thử nghiệm lâm sàng có đối chứng ngẫu nhiên đểủng hộ phát hiện này.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
điều trị viêm phổi nguyên nhân gây viêm phổi y học thường thức kiến thức y học y học cơ sở lý thuyết y họcTài liệu liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 232 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 183 0 0 -
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 182 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 113 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 109 0 0 -
4 trang 107 0 0
-
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 95 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0